Phép đối Là Gì ? Cho Ví Dụ ? Tác Dụng, đặc điểm, Phân Loại Phép đối ?

Home » Toán Học » Phép đối là gì ? Cho ví dụ ? Tác dụng, đặc điểm, phân loại phép đối ? Toán Học Phép đối là gì ? Cho ví dụ ? Tác dụng, đặc điểm, phân loại phép đối ? admin.ta 29 Tháng Ba, 2022 2099 Views 0 SaveSavedRemoved 0
phep doi la gi

Phép đối là gì ? Những đặc điểm, tác dụng phân loại trong phép đối là gì ? Cùng chúng tôi giải đáp từng nội đung trong bài viết dưới đây nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Phép chêm xen là gì ? Các ví dụ và bài tập về biện pháp tu từ Chêm xen ?
  • Phép điệp âm là gì ? Điệp vần, Điệp thanh có đặc điểm gì ? Ví dụ minh họa ?

      Phép đối là gì ?

Tóm tắt nội dung

  • 1       Phép đối là gì ?
  • 2         Phép đối có tác dụng, đặc điểm gì ?
    • 2.1      1. Tác dụng của phép đối
    • 2.2      2. Đặc điểm của phép đối

– Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó

– Ví dụ minh họa: 

” Vân xem trang trọng khác vời.

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang.

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”

( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )

==>  Ta thấy trong đoạn thơ trên có các từ đối gồm: Khuôn trăng >< nét ngài, đầy đặn >< nở nang, hoa <> ngọc, cười <> thốt, mây <> tuyết, thua >< nhường, nước tóc >< màu da.

– Có hai loại đối:

+) Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.

+) Trường đối (bình đối): dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối nhau

phep doi la gi

        Phép đối có tác dụng, đặc điểm gì ?

     1. Tác dụng của phép đối

Nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong diễn đạt để trình bày, nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó.

Tham khảo thêm Tuổi Mão nên mua xe màu gì ? Màu xe thu hút tài lộc, may mắn

Tạo ra sự cân đối hài hòa về mặt âm thanh, đối về nghĩa với nhau.

Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.

     2. Đặc điểm của phép đối

Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.

Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ).

Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.

Với những nội dung trên, hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những nội dung hữu ích nhất !

Người xem: 1.161

Từ khóa » Ví Dụ Phép đối