Phép đối Xứng Tâm - Giải Bài Tập SGK Toán 11

5/5 - (6 bình chọn)

Phép đối xứng tâm toán 11

Ở bài học trước, các em đã được học về phép biến hình rồi phải không nào? Bài học này, chúng ta sẽ được tìm hiểu về phép đối xứng tâm. Để hiểu hơn về phép đối xứng tâm, các em phải nắm chắc kiến thức về phép biến hình. Nếu các em quên kiến thức nào hãy xem lại để cùng Toppy khám phá bài học này hiệu quả nhất nhé! Bài giảng: Phép biến hình được Toppy biên soạn đầy đủ và chi tiết kiến thức giúp các em nắm được bài học hiệu quả nhất. Hãy đến với bài học ngay nào!

Table of Contents

Toggle
  • Mục tiêu bài học : Phép đối xứng tâm
  • Kiến thức cơ bản của bài học : Phép đối xứng tâm
    • Hai điểm đối xứng qua một điểm
    • Hai hình đối xứng qua một điểm
    • Hình có tâm đối xứng
  • Hướng dẫn giải bài tập SKG Toán lớp 11 bài học : Phép đối xứng tâm
    • Bài 3 (trang 15 SGK Hình học 11):
  • Lời kết :

Mục tiêu bài học : Phép đối xứng tâm

Sau bài học này , các bạn sẽ đạt được những yêu cầu sau:

  • Nắm bắt định nghĩa cũng như các tính chất đặc trưng của phép đối xứng tâm
  • Hoàn thiện các bài tập ví dụ cũng như củng cố lại kiến thức sau khi học xong bài học .

Kiến thức cơ bản của bài học : Phép đối xứng tâm

Sau đây sẽ là phần tóm tắt những kiến thức các bạn cần nắm bắt để hiểu cũng như hoàn thiện các bài tập cuối bài

Định nghĩa phép đối xứng tâm

Trong lý thuyết về đối xứng tâm lớp 8, các em đã được làm quen với phép biến đổi này nhưng khi học nên cao hơn chúng ta sẽ được tìm hiểu sâu hơn. Cụ thể là lớp 11, các em sẽ học về phép biến hình trong đó có đối xứng tâm. Các định nghĩa ở đây sẽ rõ ràng hơn và còn có các ký hiệu cũng như biểu thức tọa độ.

Vì thế, các em nên hiểu đơn giản nếu phép biến hình biến M thành M’ . I là trung điểm của đoạn thẳng MM’ thì được gọi là phép đối xứng tâm I.

Vì là một phép dời hình, nên tất cả tính chất của phép dời hình cũng có ở trong phép này. Cụ thể đó là nếu I là tâm của hình H chính là đối xứng qua tâm của H cũng chính là H. Hay như M’ là ảnh qua phép đối xứng tâm I của M chứng tỏ M là ảnh của M’ của phép biến hình đối xứng tâm I và ngược lại.

Hai điểm đối xứng qua một điểm

Trước tiên, lý thuyết các em cần phải hiểu đó chính là hai điểm đối xứng qua một điểm. Nó được gọi là đối xứng nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

Quy ước: Điểm đối xứng với O qua điểm O cũng là O.

Hình ảnh hai điểm đối xứng qua một tâm

Hình ảnh hai điểm đối xứng qua một tâm

Hai điểm A và A’ đối xứng nhau qua điểm O. Như vậy. A, O và A’ thẳng hàng và OA’=OA.

Hai hình đối xứng qua một điểm

Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi điểm của hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại. Như vậy, nếu xét các điểm A, B, C đối xứng qua O thì sẽ có A’, B’, C’ là các đỉnh của hình tam giác.

Hai hình đối xứng qua một điểm

Hai hình đối xứng qua một điểm

Từ định nghĩa trên, chúng ta sẽ thấy được nếu hai hình đối xứng qua một điểm thì các điểm (ví dụ A, B) sẽ có đầy đủ tính chất như:

  • AB = A’B’
  • AB và A’B’ đối xứng với nhau qua O.

Hình đối xứng của đường tròn là đường tròn bằng nó. Một đường thẳng là đường thẳng song song với nó. Một góc là một góc bằng nó và một tam giác cũng là một tam giác bằng nó.

Hình có tâm đối xứng

Ví dụ như đường tròn (tâm đối xứng chính là tâm của nó); hình bình hành (tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo). Như vậy, giao điểm của hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.

Tóm lại, điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng của mỗi điểm thuộc hình H qua điểm O cũng thuộc hình H.

Như vậy, phép đối xứng tâm qua mỗi hình, mỗi điểm sẽ được định nghĩa khác nhau.

Hướng dẫn giải bài tập SKG Toán lớp 11 bài học : Phép đối xứng tâm

Nhằm giúp cho các bạn ghi nhớ kiến thức cũng như thực hành kiểm tra sự nắm bắt bài học của các bạn , chúng ta cùng làm một số bài tập cơ bản sau :

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm A(-1; 3) và đường thẳng d có phương trình x – 2y + 3 = 0. Tìm ảnh của A và d qua phép đối xứng tâm O.

Hướng dẫn. Sử dụng biểu thức tọa độ của phép đối xứng tâm.

Lời giải:

Phép đối xứng tâm - Giải bài tập SGK Toán 11

• Ảnh của d qua phép đối xứng tâm Đo là đường thẳng d’ song song với d và đi qua điểm B’(3; 0).

*d’ // d nên phương trình của d’ có dạng x – 2y + C = 0 (C ≠ 3)

*d’ qua B’(3; 0) nên 3 – 3.(0) + C = 0 C = -3

Vậy phương trình của d’ là x – 2y – 3 = 0

Bài 2 (trang 15 SGK Hình học 11): Trong các hình tam giác đều, hình bình hành, ngũ giác đều, lục giác đều, hình nào có tâm, đối xứng?

Lời giải:

• Tam giác đều và ngũ giác đều không có tâm đối xứng.

* Hình bình hành có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo.

* Hình lục giác đều có tâm đối xứng, đó là tâm đường tròn ngoại tiếp hình lục giác đều.

Bài 3 (trang 15 SGK Hình học 11):

Tìm một hình có vô số tâm đối xứng.

Lời giải:

– Đường thẳng là một hình có vô số tâm đối xứng bởi bất kì điểm nào thuộc đường thẳng cũng đều là tâm đối xứng biến đường thẳng thành chính nó.

Phép đối xứng tâm - Giải bài tập SGK Toán 11

– Hình gồm hai đường thẳng song song d // d’ cũng có vô số tâm đối xứng là các điểm thuộc đường thẳng Δ song song cách đều d, d’.

Phép đối xứng tâm - Giải bài tập SGK Toán 11

Lời kết :

Kiến thức về phép đối xứng tâm đến đây là kết thúc rồi. Các em có vướng mắc gì về kiến thức cũng như bài tập không? Nếu có, hãy bình luận phía bên dưới để Toppy giải đáp ngay nhé! Cùng với các bài tập phía trên, các em có thể tham khảo thêm nội dung nâng cao hơn qua: https://www.toppy.vn/

Toppy là công ty Edtech về giáo dục trực tuyến, cung cấp trải nghiệm học tập cá nhân cho hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên và nhà trường để giải đáp những yêu cầu trong việc học tập thông qua mạng lưới các chuyên gia và giáo viên khắp toàn cầu mà Toppy gọi là các gia sư học thuật quốc tế. Với kho tàng kiến thức khổng lồ theo từng chủ đề, bám sát chương trình sách giáo khoa, các thầy cô Toppy luôn nỗ lực mang đến cho các em những bài giảng hay, dễ hiểu nhất, giúp các em tiến bộ hơn từng ngày. 

Chúc các bạn học tập thật tốt !

Từ khóa » Các Bài Toán Về đối Xứng Tâm Lớp 11