Phép Giảng Tám Ngày – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tên gốc
  • 2 Lịch sử
  • 3 Tại Việt Nam
  • 4 Chú thích
  • 5 Xem thêm
  • 6 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Wikisource
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trang bìa Phép giảng tám ngày in năm 1651 của linh mục A-lịch-sơn Đắc-lộ với tiếng Latinh (Cathechismvs pro ijs, qui volunt ſuſcipere baptismvm in octo dies diuiſus) và tiếng Việt trung đại (Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn chiụ phép rứa tọi, ma ꞗĕào đạo thánh đức Chúa blời)
Trang đầu Phép giảng tám ngày in năm 1651 của linh mục A-lịch-sơn Đắc-lộ. Bên trái là chữ Latinh, bên phải là chữ Quốc ngữ

Phép giảng tám ngày là một quyển sách giáo lý Giáo hội Công giáo Rôma do linh mục thừa sai Alexandre de Rhodes (tức Đắc Lộ) biên soạn bằng chữ Quốc ngữ, được in tại Roma, Ý vào năm 1651 cùng với Từ điển Việt-Bồ-La. Đây được xem là quyển sách văn xuôi tiếng Việt đầu tiên được in bằng chữ Quốc ngữ.

Tên gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách có tên gốc Latinh là Cathechismvs in octo dies diuiſus, tên đầy đủ: Cathechismvs pro ijs, qui volunt ſuſcipere baptismvm in octo dies diuiſus (tiếng Việt trung đại: "Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn chiụ phép rứa tọi, ma ꞗĕào đạo thánh đức Chúa blời", tiếng Việt hiện đại: "Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội, mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời").

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1650, Đắc Lộ xin Thánh bộ Truyền bá Đức tin của Tòa Thánh (ngày nay là Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc, còn gọi là Bộ Truyền giáo) cho in quyển Lịch sử Đàng Ngoài bằng tiếng Ý. Đến năm 1651, ông lại xin in ba quyển khác là Khái luận Việt ngữ, Từ điển Việt-Bồ-LaPhép giảng tám ngày. Quyển Phép giảng tám ngày song ngữ, gồm 319 trang, từng trang được in hai cột song song: tiếng Latinh cột bên trái, tiếng Việt cột bên phải. Sách do Thánh Bộ Truyền bá Đức tin tài trợ và chủ trì việc in ấn tại xưởng in riêng của họ. Năm 1652, được Thánh bộ viện trợ cho một số tiền, Đắc Lộ sai một phụ tá người Trung Hoa đem sách từ Macao về Ý để in ấn.

Tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Việt Nam, nơi hiện lưu giữ cuốn sách này là Nhà thờ Mằng Lăng, thôn Hội Phú, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên[1].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ TIẾN THÀNH (2 tháng 4 năm 2012). “Thăm nhà thờ cổ Mằng Lăng”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thiên Chúa thánh giáo khải mông

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: Phép giảng tám ngày
  • Phép giảng tám ngày: Bản điện tử, lưu trữ tại Thư viện Bang Bayern, Đức
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến sách này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phép_giảng_tám_ngày&oldid=70362919” Thể loại:
  • Sơ khai sách
  • Giáo hội Công giáo tại Việt Nam
  • Giáo lý Công giáo Rôma
  • Chữ Quốc ngữ
Thể loại ẩn:
  • Tất cả bài viết sơ khai

Từ khóa » đắc Lộ Thanh Vân Là Gì