Phễu Marketing Là Gì? Cách Xây Dựng Phễu Marketing Cho Doanh ...
Có thể bạn quan tâm
Digital Marketing
24 Tháng Tư, 2023
Marketing Funnel là gì? Cách xây dựng phễu Marketing cho doanh nghiệpMONA.Media
ADMIN
1,4k 360 50 Nội dung Nội dung- 1 Marketing Funnel là gì?
- 2 Các loại Marketing Funnel (phễu marketing)
- 3 Các giai đoạn chính của Marketing Funnel hiện nay
- 4 Tại sao cần một mô hình Marketing Funnel?
- 5 Chiến lược tiếp thị cho từng giai đoạn của Marketing Funnel
- 6 6 bước xây dựng chiến lược Marketing Funnel hiệu quả nhất
- 7 Mẹo cải thiện hiệu quả cho Marketing Funnel
- 8 Giải pháp xây dựng Marketing Funnel cho doanh nghiệp
- 9 Câu hỏi thường gặp
Marketing Funnel là gì?
Marketing Funnel (phễu marketing) là một chiến lược tiếp thị được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau với mỗi bước sẽ có một cách tiếp cận khác nhau nhằm tăng hiệu quả tiếp thị và tỷ lệ chuyển đổi. Ý tưởng của phễu marketing chính là: người tiêu dùng đến với thương hiệu sẽ “rơi” vào đầu to của cái phễu và trôi dần xuống dưới đáy. Các nhà tiếp thị đã nghiên cứu và nhận ra tâm lý mua hàng của những người tiêu dùng sẽ khác nhau theo từng giai đoạn của phễu marketing, và cần có những cách tiếp cận riêng biệt cho từng bước. Có như vậy, trải nghiệm người dùng (user experience) mới được cải thiện và tỷ lệ chuyện đổi cũng tăng cao hơn. Việc đi theo một marketing funnel giúp bạn định hướng hành trình khách hàng (customer journey) – toàn bộ quá trình từ lúc họ biết tới doanh nghiệp cho tới khi mua hàng và thậm là sau khi mua hàng.Tham khảo thêm: Tìm hiểu nhu cầu khách hàng với MaslowHành trình mua hàng của người tiêu dùng, cũng với phễu marketing, là những công cụ cải thiện trải nghiệm mua sắm một cách mạnh mẽ nhất, điều mang ý nghĩa quyết định đối với thành công của thương hiệu.
Các loại Marketing Funnel (phễu marketing)
Trong suốt lịch sử ngành Marketing, các chuyên gia nhận thấy có 3 mô hình marketing funnel hiệu quả là: phễu marketing 3 bước TOFU-MOFU-BOFU, phễu marketing 4 bước AIDA và phễu marketing 5 bước “Mô hình trải nghiệm khách hàng”.TOFU – MOFU – BOFU
Đây là mô hình cơ bản nhất, chia cái phễu marketing của chúng ta ra làm 3 phần:- TOFU – Top of the funnel (đầu phễu): Awareness (nhận thức)
- MOFU – Middle of the funnel (giữa phễu): Consideration (suy xét)
- BOFU – Bottom of the funnel (cuối phễu): Conversion (chuyển đổi)
AIDA
AIDA là hình mẫu marketing funnel với 4 giai đoạn khác nhau:- Awareness: nhận thức
- Interest: quan tâm
- Desire: mong muốn
- Action: hành động
Mô hình trải nghiệm khách hàng Marketing Funnel
Chưa dừng lại ở đó, một số nhà tiếp thị còn sáng tạo ra “mô hình trải nghiệm khách hàng” marketing funnel với 5 bước:- Awareness: nhận thức
- Consideration: suy xét
- Conversion: chuyển đổi
- Loyalty: sự trung thành
- Advocacy: sự vận động
Các giai đoạn chính của Marketing Funnel hiện nay
Nhiều người nghĩ rằng người mua sẽ tuân theo quy trình tuyến tính thông qua phễu marketing. Trên thực tế thì các bước thường hơi lộn xộn một chút. Nhưng điều quan trọng là vẫn phải có đủ nội dung và thông điệp ở mỗi bước để thương hiệu của bạn có thể gặp người mua hàng tiềm năng ở bất cứ đâu, bất kể họ tìm bạn ở bước nào của quy trình. Có thể mỗi nhà tiếp thị sẽ gắn nhãn cho mỗi giai đoạn tiếp thị khác nhau. Nhưng tất cả đều có chung một hành trình với 3 phần:- Đầu vào
- Tuyến giữa
- Tuyến cuối.
Tại sao cần một mô hình Marketing Funnel?
Hiển nhiên, marketing funnel đem lại rất nhiều lợi ích cho marketing. Nó là một trong những thứ đầu tiên cần có trong mỗi chiến dịch tiếp thị đối với bất kỳ một doanh nghiệp lớn nhỏ nào.1. Hoạch định chiến lược tiếp thị cho từng giai đoạn
Việc chia quá trình marketing thành nhiều bước của một chiếc phễu marketing giúp bạn biết nên làm gì trong những thời điểm khác nhau. Nếu như người tiêu dùng đang ở đầu phễu, việc cần thiết là tiếp cận và lan truyền nhận thức về thương hiệu cho họ. Còn nếu họ đã biết đến bạn, tức đang ở tầng giữa, việc thu hút, đánh vào trí tò mò để quảng bá là không quá cần thiết. Có được những chiến lược phù hợp theo từng đoạn đường trên “hành trình khách hàng” giúp gia tăng hiệu quả tiếp thị, kèm theo đó cũng là hiệu quả chuyển đổi và doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, trải nghiệm tiêu dùng – yếu tố cốt lõi dẫn đến các quyết định mua hàng, quay lại mua hàng và lan tỏa thương hiệu – cũng sẽ được cải thiện.2. Tạo sự nhất quán trong quá trình marketing
Hãy tưởng tượng một khách hàng biết đến thương hiệu của bạn thông qua một đoạn quảng cáo trên Facebook. Sau đó người ấy truy cập vào website của bạn và thấy trang landing page. Điều tiếp theo người ấy muốn biết có thể là một video hướng dẫn sử dụng hay thậm chí các voucher giảm giá… Bạn cần đảm bảo nội dung cung cấp cho người dung không bị trùng lặp, nếu không sẽ trở nên nhàm chán và kém hiệu quả. Người tiêu dùng bước sang giai đoạn khác của phễu marketing sẽ không muốn thấy lại những nội dung vốn dành cho các bước trước đó (hoặc sau đó). Mô hình marketing funnel sẽ mang lại sự hoạch định rõ ràng, không bị trùng lặp các chiến lược marketing của bạn.3. Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Hệ quả tất yếu của các yếu tố trên là tỷ lệ chuyển đổi sẽ tăng cao. Khi chiến lược tiếp cận phù hợp với các bước của hành trình khách hàng, nội dung luôn đổi mới và thú vị, người dùng sẽ có được cảm xúc hài lòng và thích thú. Trải nghiệm trong toàn bộ hành trình của họ sẽ được cải thiện, từ lúc mới tò mò về thương hiệu cho đến lúc được tư vấn rồi ra quyết định mua hàng. Từ đó, khả năng đưa ra các quyết định mua hàng, cam kết hay lan tỏa thương hiệu cũng rõ rệt hơn.4. Các kết quả có thể được đo lường, thẩm định
Việc chia nhỏ quá trình tiếp thị làm nhiều bước giúp bạn đo lường hiệu quả của chiến dịch một cách chính xác hơn. Mỗi một bước trong phễu marketing đều có một mục đích khác nhau, như giai đoạn một hay đầu phễu lúc nào cũng chỉ là nhắm đến xây dựng nhận thức về thương hiệu. Giai đoạn cuối thường yêu cầu kết quả là sự chuyển đổi hoặc lòng trung thành. Một chiến dịch marketing hay một chiến lược tiếp thị có thể kéo dài nhiều tháng. Nhưng bạn không cần đợi đến khi kết thúc, đến khi người dùng mua hàng hoặc bỏ đi thì mới nhận ra hiệu quả của chiến dịch marketing của mình.5. Giúp đỡ quá trình nghiên cứu Customer Insights
Thực tế là quá trình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng – customer insights – và phễu marketing bổ trợ qua lại cho nhau. Bạn cần tìm hiểu tâm lý và động cơ mua hàng của đối tượng tiềm năng rồi mới hình thành marketing funnel phù hợp. Ngược lại, tiếp cận người dùng theo từng bước cho phép bạn phân tích chính xác hơn hành vi của họ. Từ đó, marketing funnel hỗ trợ ngược lại cho công tác customer insights.6. Giữ chân khách hàng
Một ưu điểm của mọi mô hình phễu marketing là đều giúp cải thiện trải nghiệm người dùng. Nhất là với mô hình 5 bước đặt nặng vấn đề “tiếp thị lại” những khách hàng cũ. Vì vậy, ứng dụng marketing funnel giúp bạn thành công hơn trong việc giữ chân khách hàng và xây dựng cộng đồng người dùng trung thành lớn mạnh. Xem thêm: Chiến lược Marketing theo từng giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩmChiến lược tiếp thị cho từng giai đoạn của Marketing Funnel
Các chiến lược tiếp cận được chia làm 3 loại tương ứng với các giai đoạn đầu, giữa và cuối của phễu marketing.1. Tiếp cận
Ở tầng đầu của marketing funnel (TOFU hoặc Awareness), bạn cần xây dựng nhận thức về thương hiệu/sản phẩm cho những người chưa bao giờ nghe đến nó. Cùng với đó cũng là mục đích thu hút càng nhiều người quan tâm nhiều nhất có thể. Những chiến lược tiếp cận người tiêu dùng có đặc điểm chung là kích thích sự tò mò của họ, gây ấn tượng với họ bằng những hình ảnh, thông tin cực kỳ lôi cuốn.- Landing page (trang đích)
- Thuê influencer
- Quảng cáo trả phí
- Social media marketing
- Organic SEO
2. Nuôi dưỡng
Phù hợp với tầng giữa (MOFU hoặc Consideration) của phễu marketing là các chiến lược giúp nuôi dưỡng khách hàng. Những phương pháp này không còn tập trung gây ấn tượng nữa, mà thay vào đó là cung cấp những nội dung thực sự hữu ích. Bởi vì ở tầng này, các đối tượng tiềm năng đã biết đến bạn, đã đăng ký theo dõi email hoặc follow bạn trên mạng xã hội rồi. Điều họ cần bây giờ là những nội dung thực sự chất lượng và hữu ích, hứa hẹn sẽ giải quyết được vấn đề và điểm đau (pain point) của họ.- Bài blog hoặc newsletter chứa nội dung hướng dẫn, giải quyết vấn đề
- Ebook
- Webinar / khóa học online
- Case study
- Video và podcast
- Sự kiện offline
- Sách trắng, sách hướng dẫn
- Đánh giá, review sản phẩm
- Khảo sát trên trang
3. Chuyển đổi
Ở các tầng cuối của marketing funnel (BOFU hoặc các tầng tương ứng), hiển nhiên bạn muốn thúc đẩy người dùng đưa ra hành động. Đó không nhất thiết phải là mua hàng mà có thể là đăng ký theo dõi email, theo dõi tài khoản mạng xã hội, tải phần mềm dùng thử… Do đó, hầu hết phương pháp ở bước này sẽ tạo cảm giác cấp bách nhằm hối thúc người mua mau chóng thực hiện quyết định của mình. Bên cạnh đó, vẫn còn có một số chiến lược “tiếp thị lại” có mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng và khiến họ trở nên trung thành hơn.- Bản dùng thử (demo, trial) miễn phí
- Mã giảm giá, khuyến mãi (đặc biệt là có thời gian, giới hạn thời gian)
- Bài viết hướng dẫn, loại bỏ các băn khoăn cản trở người dùng đưa ra hành động
- Các bảng so sánh tính năng và giá cả
- Chứng nhận từ cộng đồng như review, chia sẻ của người dùng, influencer.
- Khảo sát trải nghiệm mua sắm (sau khi mua hàng, bỏ dở giỏ hàng, không gia hạn dịch vụ, gỡ bỏ ứng dụng…)
6 bước xây dựng chiến lược Marketing Funnel hiệu quả nhất
Bạn có thể làm điều này bằng cách vạch ra từng bước cụ thể khác nhau, chỉ định nội dung và tạo thông điệp cho nó. Chúng tôi sẽ phân chia phễu marketing thành 6 giai đoạn cụ thể như sau:Giai đoạn 1 – Khám phá
Đây là giai đoạn mà người mua chưa biết gì về thương hiệu của bạn. Điều bạn cần làm là để mọi người biết và tìm hiểu thêm về công ty của bạn. Nội dung của bạn nên từ từ hướng người mua đến kết luận rằng mặc dù họ có thể giải quyết vấn đề nhưng nếu chọn bạn thì vấn đề sẽ được giải quyết ngay lập tức. Các nội dung dành cho bước này bạn có thể áp dụng như:- Các bài đăng blog
- Postcast
- Mạng xã hội
- Đồ họa thông tin
- Video
- Các thông tin hướng dẫn,…
Giai đoạn 2 – Thu hút và bắt đầu mối quan hệ
Khi bạn đã tạo ra các nội dung ở bước một để họ biết đến bạn, nhưng không ai quan tâm click vào hay mua hàng. Khi đó, hãy đảm bảo bạn có gì đó thu hút họ dừng lại và cho thấy rằng họ có thể tin tưởng ở bạn. Ở bước này, họ thực ra chưa nhận thức được nỗi đau của họ cấp thiết cần giải quyết. Hãy xác định thông điệp bạn muốn nội dung của mình gửi trong phần này. Hãy xây dựng nên một “nhân vật thu hút” để thuyết phục họ bằng chính câu chuyện bạn trải nghiệm để tạo nên sự đồng cảm.Giai đoạn 3 – Nhận thức nỗi đau
Đây là giai đoạn nhận biết nỗi đau của khách hàng. Nơi mà người mua của bạn nhận ra rằng vấn đề của họ cần được khắc phục. Khách hàng tiềm năng thấy cơn đau của họ nhưng không biết cách giải quyết. Họ đã xác định vấn đề, thách thức của quy trình hiện có của họ và đang tích cực tìm kiếm thông tin để giúp họ khắc phục được. Thông điệp bạn cần đưa ra trong bước này là xác định được vấn đề và bạn dạy họ cách khắc phục. Sự khác biệt giữa bước nhận biết nỗi đau và thu hút (không nhận biết) là vấn đề bạn đang tìm cách giải quyết cho người đọc liên quan trực tiếp đến sản phẩm của bạn. Đề xác định được nội dung cho giai đoạn này, bạn cần làm rõ các vấn đề sau:- Bạn có đang giải quyết vấn đề cụ thể mà sản phẩm bạn giải quyết được không?
- Bạn có chỉ họ – người đọc cách để giải quyết vấn đề này?
Giai đoạn 4 – Cung cấp giải pháp
Đây là bước khi người mua hàng tiềm năng của bạn nhận ra rằng có những sản phẩm có thể xử lý vấn đề của họ. Khi người mua hàng đi tìm và sa vào phễu marketing của bạn tức là người mua đã đạt tới điểm thất vọng vì không tự giải quyết được vấn đề. Họ chủ động tìm kiếm giải pháp để giúp đỡ. Họ biết các công cụ được thiết kế để giải quyết vấn đề đó. Nếu bạn đưa ra thông điệp nhắm mục tiêu để khách hàng nhận thấy các giải pháp để giải quyết vấn đề cho họ, bao gồm cả sản phẩm của bạn. Họ có thể tự giải quyết bằng cách thực hiện lời khuyên của bạn. Nhưng nếu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn thì nó sẽ nhanh và hiệu quả hơn.Giai đoạn 5 – Xem xét & thuyết phục
Khi người mua ra khỏi giai đoạn khám phá phễu của bạn, họ sẽ đến với bước cân nhắc. Ở bước này, họ đã biết về tổ chức của bạn, về sản phẩm của bạn nhưng họ vẫn đang băn khoăn. Bây giờ bạn cần phải thuyết phục họ rằng sản phẩm của bạn là tốt nhất hiện có. Những nội dung có thể giúp bạn ở bước này như:- Các câu chuyện thành công
- Những thử nghiệm
- Bản demo thực hiện
- Video về sản phẩm/dịch vụ
Giai đoạn 6 – Quyết định mua
Giai đoạn cuối cùng của Marketing Funnel chính là bước chuyển đổi – quyết định mua hàng, đăng ký. Tại thời điểm này, người mua hàng của bạn đã tin và sẵn sàng chuyển đổi. Họ chỉ cần bạn thúc đẩy để đạt được điều đó. Bạn hãy tạo ra những CTA mang tính kích thích để tạo cho họ lý do. Với bước này, chúng tôi đề xuất bạn một số nội dung nên sử dụng”- Dẫn tới trang bán sản phẩm
- Hội thảo
- Câu chuyện của khách hàng
- Những lời chứng thực
- Các trang định giá
- Nhận xét của khách mua trước,…
Giai đoạn 7 – Duy trì mối quan hệ với khách hàng
Đến bước này đối tượng tiềm năng đã là khách hàng của bạn và bạn đã kết thúc phễu Marketing. Nhưng bạn vẫn nên tiến hành duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người mua hàng của bạn. Bởi biết đâu, họ sẽ là khách hàng thân thiết của bạn trong tương lai. Đọc thêm: Affiliate là gì? Cách kiếm tiền online bằng affiliate marketingMẹo cải thiện hiệu quả cho Marketing Funnel
Có một số mẹo vặt/công cụ mà bạn có thể áp dụng để tăng cường hiệu quả cho phễu marketing của mình:1. Heatmap
Heatmap, hay còn gọi là bản đồ nhiệt, là một công cụ theo dõi mật độ chuyển động, ở đây là tần suất người dùng nhìn vào cái gì trên website của bạn. Bản đồ nhiệt thường được áp dụng ở bước đầu của phễu, giúp đánh giá hiệu quả thu hút người dùng của website bạn. Bạn sẽ biết được liệu các hình ảnh, video hay nội dung trên landing page có đủ hấp dẫn hoặc các nút call-to-action có đủ nổi bật để làm người xem chú ý hay không.2. Theo dõi phiên làm việc (session recording)
Đối với giai đoạn giữa phễu hay MOFU, công cụ theo dõi phiên làm việc (session recording) sẽ rất hữu ích. Session recording sẽ theo dõi và ghi lại hành vi lướt web (rê chuột, nhấp chuột hay cuộn trang,…) của người dùng. Theo dõi phiên làm việc chỉ ra các thành phần website cản trở quá trình sử dụng và ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm mua sắm. Ngoài ra, nó cũng có thể chỉ ra lý do thoát trang của độc giả.3. Khảo sát tại tầng cuối (tầng ra quyết định)
Ở những tầng cuối, BOFU, thì trải nghiệm người mua hàng lại càng được quan tâm sâu sắc hơn. Do đó, nên triển khai những khảo sát trên trang (on-page survey) để biết được ý kiến của họ. Chẳng hạn như sau khi khách mua hàng xong, một trang web có thể hiện ra với cảm ơn và xin họ để lại ý kiến về chất lượng phục vụ. Hoặc nếu khách hàng thoát trang, bỏ lại hàng trong giỏ đồ, bạn có thể hỏi lý do thông qua một khảo sát thoát trang (exit survey). Điều này cho người mua hàng thấy được sự chân thành, cầu thị của doanh nghiệp, có khả năng thay đổi ý kiến của họ, xoay chuyển tình thế và biến ghét thành thương.4. Livechat
Một công cụ khác cũng rất hữu ích trong việc gia tăng trải nghiệm người dùng chính là live chat. Live chat là một cửa sổ pop-up ngay trên website giúp bạn và khách hàng trao đổi trực tiếp với nhau theo thời gian thực. Với live chat, người dùng nhận được sự chăm sóc ngay lập tức, không cần chờ đợi hay phải di chuyển đi đâu hết. Mọi thắc mắc có thể được giải đáp ngay trong quá trình xem xét mua hàng. Nhờ vậy, trải nghiệm mua sắm của người dùng không bị gián đoạn, thậm chí còn được thúc đẩy nhanh chóng dẫn tới hành động cụ thể.Giải pháp xây dựng Marketing Funnel cho doanh nghiệp
Những kết quả mà chúng tôi đạt được đã chứng minh cho sự thành công về xây dựng Marketing Funnel của chúng tôi. Bạn có thể xem Case Study của Mona Media ngay bên dưới đây để biết chi tiết hơn. Chúng tôi đã xây dựng một phễu marketing xuyên suốt, hiệu quả và không chỉ tới bước 6, chúng tôi đã và đang làm cực kỳ tốt ở bước 7. Thậm chí có những Mona Buddy (người bạn cực kỳ thân thiết). Họ là khách quen, không chỉ sử dụng một mà tin tưởng vào rất nhiều giải pháp mà chúng tôi cung cấp sau đó. Một số cái tên Mona Buddy điển hình đang sử dụng dịch vụ trọn gói của chúng tôi có thể nhắc đến như:- Top Local Brand thời trang cho giới trẻ tại Đông Nam Á – Levents
- Hệ thống phân phối phụ tùng lớn nhất Hồ Chí Minh – Kim Thành
- Trung tâm dạy học tiếng Anh 1 kèm 1 vượt hơn 10.000 đối thủ chỉ sau vài tháng cùng Mona.
- Thương hiệu nhập hàng Trung Quốc hàng đầu thị trường Việt – Giang Huy Logistics.
- Hệ thống kinh doanh vape/pod nổi tiếng như SaiGon Retro Vape Shop và Lầy Vape,…
- Địa chỉ: 1073/23 Cách Mạng Tháng 8, Phường 7, Quận Tân Bình
- Website: https://mona.media/
- Hotline: 1900 636 648
Câu hỏi thường gặp
Phễu Marketing ở các ngành kinh doanh và các doanh nghiệp có giống nhau?
Mỗi ngành hàng, doanh nghiệp sẽ tiếp cận nhóm đối tượng khách hàng riêng. Dù các bước phễu như nhau nhưng nội dung ở từng giai đoạn phễu là khác nhau. Bởi vậy, với từng dự án, chúng tôi luôn xây dựng một phễu Marketing riêng cho khách hàng.Marketing Funnel phù hợp với ngành hàng nào?
Phễu Marketing phù hợp với mọi ngành hàng kinh doanh. Dù bạn kinh doanh online hay offline đều cần phải thiết kế phễu để tạo được chuyển đổi hiệu quả và tối ưu chi phí nhất.Cách đo lường hiệu quả trong từng giai đoạn phễu bán hàng?
Để đánh giá hiệu quả phễu marketing, bạn cần nắm rõ được các chỉ số có khả năng đánh giá tính hiệu quả cho từng kênh. Ví dụ:- Quảng cáo: có điểm chất lượng, reach, CTR, tần suất, click, CPC, tỷ lệ chuyển đổi, giá 1 chuyển đổi,…
- Website: Thời gian trên trang, lượt xem, tỷ lệ thoát, trang thoát,…
- Email: Tỉ lệ hiển thị, tỷ lệ mở email marketing, tỷ lệ hủy theo dõi,…
- Cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp
- Storytelling Marketing: Chiến dịch quảng bá qua những câu chuyện
MONA.Media
ADMIN
360 50Bài viết liên quan
Bởi MONA.Media 10 phút đọc Customer Journey là gì? 8 bước vẽ hành trình khách hàng Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc Tháp nhu cầu Maslow ứng dụng trong Marketing như thế nào? Xem thêm Bởi MONA Creator 10 phút đọc Marketing Là Gì? Tổng Quan Những Kiến Thức Cốt Lõi Về Ngành Marketing Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc AIDA là gì? Cách viết content theo công thức AIDA chinh phục khách hàng Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc Marketing Automation là gì? 4 bước tạo chiến lược Marketing Automation Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc Tỷ lệ chuyển đổi website là gì? Cách cải thiện chuyển đổi cho website Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc Customer Insights là gì? Cách xây dựng Insight khách hàng chính xác nhất chỉ với 6 bước Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc 10 Cách giữ chân khách hàng ở lại website lâu hơn bạn nên biết Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc Chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Chiến lược cho từng giai đoạn Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc 9 quy luật “bất thành văn” trong Social Media Marketing Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc SEO là gì? Giới thiệu công việc và cơ hội việc làm nhân viên SEO Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc Webinar là gì? Công cụ tối ưu tuyệt vời cho hội thảo trực tuyến Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc Remarketing Là Gì? Các Phương Pháp Remarketing Hiệu Quả Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc Performance Marketing Là Gì? Các hình thức Performance Marketing phổ biến Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc Affiliate là gì? Cách kiếm tiền online bằng affiliate marketing Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc Call to Action là gì? Bí quyết viết CTA thu hút khách hàng Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc Live chat là gì? Nên sử dụng Live chat của bên thứ 3 hay tự code? Xem thêm Bởi Mona Creator 10 phút đọc Popup là gì? Cách tạo pop-up để kinh doanh khóa học online Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc Email Marketing là gì? Cách làm Email Marketing hiệu quả tốt nhất Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc Chiến Lược Marketing Là Gì? Cách Xây Chiến Lược Marketing Cho Doanh Nghiệp Xem thêm Bởi MONA.Media 10 phút đọc Storytelling Marketing: Chiến dịch quảng bá qua những câu chuyện Xem thêmDịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!
Liên hệ Mona Bạn cần một Chuyên gia Account đồng hành và cùng bạn phát triển Kinh doanh Liên hệ ngay tới MONA và chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách kết nối tới các Chuyên gia Account am hiểu lĩnh vực của bạn nhất nhé! 🔥 Nhắn tin qua Zalo Official Gọi ngay Hotline 1900 636 648 Livechat trực tuyến với TawktoTừ khóa » Các Mô Hình Phễu Marketing
-
7 Mô Hình Phễu Marketing Thường Gặp - ATP Media
-
Mô Hình Phễu Marketing
-
Phễu Marketing Là Gì? Các Mô Hình Phễu Marketing Phổ Biến ... - Bizfly
-
Phễu Marketing Là Gì? 5 Bước Tạo Phễu Marketing Hiệu Quả - GTV SEO
-
Phễu Marketing Và Tất Tần Tật Về Nó - Brand Ninja
-
Phễu Marketing Là Gì? Các Bước Xây Dựng Phễu ... - MarketingAI
-
Mô Hình Phễu Marketing Hiện đại | Bởi Tất Bằng Tường
-
Phễu Marketing Cho Người Chưa Biết | Bởi Trần Trúc Lâm
-
CÁCH XÂY DỰNG PHỄU MARKETING
-
Phễu Marketing (Marketing Funnels) Kinh Doanh Không Khó - Martool
-
Marketing Funnel Là Gì? Vai Trò Của Phễu Marketing - Vietnix
-
Phễu Marketing Là Gì? So Sánh Marketing Funnel B2B & B2C
-
Phễu Marketing Là Gì? 3 Loại Phễu điển Hình Trong Kinh Doanh