Phiên Bản Mới Của ISO 14001

Phiên bản mới của ISO 14001

Sự thay đổi quan trọng đầu tiên liên quan đến cấu trúc của tiêu chuẩn ISO. Tiêu chuẩn đã được viết dọc theo dòng của cái gọi là " cấu trúc bậc cao ", dần dần sẽ được giới thiệu như là cấu trúc chính cho tất cả các tiêu chuẩn ISO. Khi nói đến sự tích hợp của nhiều tiêu chuẩn, cơ cấu thống nhất này sẽ tạo thuận lợi đáng kể quá trình thực hiện.

Cấu trúc bậc cao bao gồm:

1. Phạm vi

2. Tài liệu tham khảo

3. Thuật ngữ

4. Bối cảnh của Tổ chức

5. Lãnh đạo

6. Hoạch định

7. Hỗ trợ

8. Hoạt động

9. Đánh giá thực hiện

10. Cải Tiến

Phiên bản mới yêu cầu phải nắm bắt được thực trạng của tổ chức hay doanh nghiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn. Bên cạnh đó, phiên bản sắp tới của ISO 14001 cũng chú trọng hơn tới vai trò của các lãnh đạo của tổ chức hay doanh nghiệp trong công tác quản lý môi trường. Ngoài ra, sẽ có sự thay đổi theo hướng nâng cao hiệu quả môi trường bên cạnh việc cải tiến hệ thống quản lý.

ISO 14001 giúp đáp ứng các yêu cầu pháp lý và cải thiện môi trường, nhưng phiên bản mới của ISO 14001 (ISO 14001:2015) còn đem lại triển vọng lớn hơn

Cuộc khảo sát gần đây về độ hài lòng của người áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 và những lợi ích mà hệ thống này đem lại đã nhận được hơn 5.000 phản hồi khác nhau. Các phản hồi đều đánh giá ISO 14001 là tiêu chuẩn đặc biệt hữu ích vì giúp các tổ chức và doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu pháp lý và cải thiện năng lực thực hiện các tiêu chuẩn môi trường. Các phản hồi cũng đề xuất: trong phiên bản sửa đổi sắp tới, ISO 14001 cần tập trung nhiều vào các vấn đề như ngăn ngừa ô nhiễm, hiệu quả sinh thái và vòng đời của sản phẩm và dịch vụ.

Các phản hồi nói trên được tiếp nhận từ các công ty và tổ chức có quy mô khác nhau tại 110 quốc gia. Đa số các tổ chức này đã xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14001 và 46% trong số này là các công ty vừa và nhỏ. Khảo sát nói trên do Ủy ban ISO phụ trách về Tiêu chuẩn (ISO/ TC 207/SC 1) tiến hành bằng 11 ngôn ngữ khác nhau.

Anne-Marie Warris - Chủ tịch Ban ISO/TC 207/SC 1 cho biết Kết quả phản hồi là ngoài sức tưởng tượng. Các chi tiết của phản hồi đã giúp các chuyên gia phụ trách về tiêu chuẩn liên quan đến môi trường có được một nguồn tài liệu tham khảo quý giá và sự hiểu biết thực sự. Khảo sát được thiết kế một phần là để thu thập ý kiến về những lợi ích chính mà ISO 14001 đem lại và các đề xuất cải tiến vì tiêu chuẩn này hiện đang trong quá trình sửa đổi.Theo Lisa Greenwood - tác giả chính của báo cáo khảo sát, hiện công tác tại Viện Công nghệ Rochester khoảng 70-80% số người được hỏi cho rằng ISO 14001 mang lại lợi ích rất lớn vì giúp đáp ứng yêu cầu pháp lý và cải thiện công tác môi trường của công ty hay tổ chức. Đây cũng là kết quả quan trọng mà một hệ thống quản lý môi trường mong muốn đem lại cho doanh nghiệp hay tổ chức áp dụng. Bên cạnh đó, triển khai hệ thống quản lý môi trường còn giúp cải thiện hình ảnh của công ty hay tổ chức đó trong mắt cộng đồng. Mặt khác, các kết quả cũng cho thấy cơ hội cải tiến tiềm năng cho các bên liên quan và nhà cung cấp.

Kết quả khảo sát chỉ ra một số vấn đề quan trọng cần được chú trọng hơn nữa như giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm, chiến lược để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, giảm thiểu chất thải và ô nhiễm, xác định và đánh giá các khía cạnh môi trường có liên quan đến vòng đời của sản phẩm và dịch vụ.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy tiêu chuẩn ISO 14004, tiêu chuẩn được thiết kế giúp các công ty, tổ chức hiểu và thực hiện một hệ thống quản lý môi trường (EMS) đã không được sử dụng rộng rãi như các Ủy ban ISO mong đợi.

Dự thảo Tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đang được hoàn thiện và được bán tại các chi nhánh và văn phòng đại diện ISO hoặc thành viên của tổ chức ISO tại các quốc gia. Vừa qua, nhóm chuyên gia sửa đổi tiêu chuẩn ISO 14001 đã nhóm họp tại thành phố Panama để xem xét các ý kiến phản hồi ​​và chuẩn bị bản thảo để tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ công chúng vào cuối năm nay.

Các mục tiêu cốt lỗi của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 mới:

- Cải thiện kết nối giữa các ưu tiên về môi trường và kinh doanh

- Tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý môi trường

- Nêu bật những đóng góp tích cực của tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường

- Làm rõ các yêu cầu về cải thiện môi trường

- Tăng cường mối quan hệ giữa quản lý môi trường và kinh doanh côt lõi ở cấp chiến lược

- Thành lập ISO 14001 đặc biệt là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Làm nổi bật các khái niệm về đánh giá vòng đời (LCL) và xem xét các chuỗi giá trị với quan điểm hướng tới việc xác định và đánh giá tác động môi trưởng của sản phẩm.

- Chứa một yêu cầu để tạo ra một chiến lược truyền thông bên ngoài

Sau khi ISO 14001:2015 được công bố, các tổ chức hay doanh nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 sẽ có ba năm để điều chỉnh hệ thống quản lý môi trường của mình cho phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới.Sau khi chuyển đổi, các tổ chức hay doanh nghiệp sẽ phải tìm kiếm chứng nhận theo phiên bản ISO 14001:2015 do chứng nhận ISO 14001:2004 trở nên lỗi thời.

Các bài viết khác

  • Tiêu chuẩn ISO 21625: Từ vựng liên quan đến tre và các sản phẩm từ tre (Tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về tre)
  • Tiêu chuẩn ISO 26262: Giải pháp cho ngành công nghiệp ô tô phát triển
  • Tiêu chuẩn 44001 tăng cường mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh
  • Tieu chuan 15836-2-Tiêu chuẩn quốc tế siêu dữ liệu mô tả vừa được cập nhật
  • Tọa đàm tại các trường học của huyện Gia Lâm
  • ISO 22301:2012 - Giải pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh liên tục cho doanh nghiệp
  • Tiêu chuẩn ISO 37001 về Hệ thống chống hối lộ
  • Tiêu chuẩn quốc tế ISO 15392 về các rủi ro trong xây dựng
  • ISO 19869-Khắc phục tình trạng gây hại sức khỏe người tiêu dùng từ việc sử dụng bếp lò
  • ISO/TS 26030: Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững-Hướng dẫn sử dụng ISO 26000:2010 trong chuỗi thực phẩm
  • ISO 56000: Quản lý đổi mới - Nguyên tắc cơ bản và từ vựng
  • ISO 16106: Vận chuyển bao gói hàng hóa nguy hiểm - Đóng gói hàng hóa nguy hiểm, thùng chứa trung gian (IBC) và Bao bì lớn
  • ISO 22059:Đảm bảo lợi ích người tiêu dùng trong giao dịch hàng hóa
  • ISO 20887: Xóa bỏ dấu chân khí thải CO2 của các tòa nhà
  • ISO 14971: Giảm rủi ro, thúc đẩy sự an toàn cho các thiết bị Y tế
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • ››

Từ khóa » Các Phiên Bản Iso 14001