Phiếu An Toàn Hóa Chất MSDS Là Gì? Mẫu MSDS Mới Nhất 2022

MSDS cực kỳ quan trọng đối với những mặt hàng hóa chất, đặc biệt là những hóa chất dễ gây cháy nổ, ăn mòn, hóa chất độc hại, có mùi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc không biết MSDS là gì? material safety data sheet là gì? Mẫu MSDS hóa chất mới nhất hiện nay như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc hiểu thêm về MSDS một cách rõ ràng nhất nhé!

Mục lục
  • Phiếu an toàn hóa chất MSDS là gì?
  • Vai trò của MSDS hóa chất
  • MSDS hóa chất gồm những thông tin gì?
  • Làm MSDS ở đâu?
    • 1. Các nhà sản xuất và nhập khẩu hóa chất cần phải có trách nhiệm:
    • 2. Đơn vị sử dụng:
    • 3. Người lao động:
  • Hướng dẫn làm MSDS
  • Cách tìm MSDS của hóa chất
  • Mẫu MSDS hóa chất mới nhất hiện nay

Phiếu an toàn hóa chất MSDS là gì?

MSDS tiếng việt là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất, MSDS là viết tắt của từ Material Safety Data Sheet. Hiểu một cách đơn giản, đây là bảng chỉ dẫn thể hiện thông tin chi tiết liên quan đến thuộc tính của một sản phẩm hóa học thông qua các vấn đề về sức khỏe, hỏa hạn, phản ứng, môi trường và cách thực làm việc an toàn khi tiếp súc với loại hóa chất này.

Trong ngành hóa chất công nghiệp, MSDS đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nó chứa đựng các thông tin sử dụng, lưu trữ, xử lý và các quy trình khẩn cấp khi sử dụng sản phẩm. Vì vậy, hầu hết các loại hóa chất đều có phiếu an toàn hóa chất MSDS.

Material safety data sheet là gì?

Material safety data sheet là gì?

Vai trò của MSDS hóa chất

Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong ngành hóa chất, cụ thể như sau:

  • Phiếu an toàn hóa chất MSDS sẽ giúp nhà cung cấp đưa ra giải pháp, phương thức vận chuyển từng hóa chất phù hợp, giúp đảm bảo an toàn trong quá trình bốc xếp hàng hóa.
  • Cung cấp những cảnh báo về mối nguy hiểm bất ngờ trong quá trình sử dụng vật liệu/ hóa chất từ đó đưa ra phương pháp xử lý nhanh chóng, dễ dàng hơn.
  • Cung cấp cho người sử dụng hóa chất những thông tin về tính chất hóa học, tính chất vật lý của sản phẩm để sử dụng vật liệu một cách an toàn.
  • Giúp các đơn vị tổ chức việc sử dụng, bảo quản hóa chất một cách an toàn.
  • Cung cấp thông tin cho người ứng cứu cho các trường hợp sự cố xảy ra, nhận biết dễ dàng các triệu chứng của phơi nhiễm quá mức và các đề xuất xử lý trong từng trường hợp cụ thể.

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất hiển thị các nhãn hóa chất cảnh báo

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất hiển thị các nhãn hóa chất cảnh báo

 CO CQ là gì? Cách kiểm tra CO CQ từ cơ quan có thẩm quyền

MSDS hóa chất gồm những thông tin gì?

Chắc hẳn đến đây quý vị đã hiểu rõ MSDS là gì và quan tâm xem một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS cơ bản sẽ có đầy đủ những thông tin gì?

  • Thông tin sản phẩm và doanh nghiệp: Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học, các tên khác (nếu có). Công thức hóa học. Liệt kê các mã định danh sản phẩm, tên nhà sản xuất và nhà cung cấp, địa chỉ và thông tin liên lạc khẩn cấp.
  • Thông tin về thành phần hóa chất: Tên thành phần, số CAS, công thức hóa học, hàm lượng.
  • Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất: Mức xếp loại nguy hiểm, các yếu tố nhãn, các đường tiếp xúc và triệu chứng.
  • Biện pháp sơ cứu khi gặp nạn: Tiếp xúc theo đường mắt, tiếp xúc trên da, tiếp xúc qua đường hô hấp, tiếp xúc qua đường tiêu hóa.
  • Biện pháp xử lý khi có hỏa hoạn: Xếp loại về tính cháy, các mối nguy hại, sản phẩm tạo ra khi bị cháy, các tác nhân cháy nổ, các chất dập cháy thích hợp, phương tiện trang phục bảo hộ cần thiết khi chữa cháy.
  • Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố: Khi tràn đổ ở mức nhỏ đến mức lớn và trên diện rộng. 
  • Sử dụng và bảo quản: Hướng dẫn điều kiện và bảo quản thích hợp
  • Kiểm soát tiếp xúc và phương tiện bảo hộ cá nhân: Giới hạn tiếp xúc, các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc, phương tiện bảo hộ trong trường hợp xảy ra sự cố, biện pháp vệ sinh
  • Đặc tính lý, hóa của hóa chất bao gồm: Trạng thái vật lý, điểm sôi, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, mùi vị, điểm bùng cháy độ pH, tỷ lệ hóa hơi, khối lượng riêng,...
  • Tính ổn định của sản phẩm và khả năng phản ứng
  • Thông tin về độc tính: Ảnh hưởng mãn tính và nhiễm độc khác.
  • Thông tin về độc tính với sinh vật và môi trường
  • Biện pháp và quy định về tiêu hủy hóa chất
  • Quy định về vận chuyển hóa chất
  • Quy định về pháp luật
  • Thông tin khác

Phiếu an toàn hóa chất MSDS

Phiếu an toàn hóa chất MSDS

Ngoài ra, đối với những hóa chất đặc biệt sẽ có thêm nhiều thông tin giúp người sử dụng nắm rõ hơn đặc điểm, tính chất của sản phẩm.

Làm MSDS ở đâu?

Theo quy định, phiếu an toàn hóa chất MSDS sẽ do người gửi hàng là công ty sản xuất hoặc công ty phân phối (thương mại, cá nhân) được gọi chung là shipper khai báo cho người sử dụng biết rõ thông tin. Một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu cần phải đảm bảo chính xác thông tin từ sản phẩm đến các phần thông tin có trong bảng MSDS. 

1. Các nhà sản xuất và nhập khẩu hóa chất cần phải có trách nhiệm:

  • Chuẩn bị MSDS cho từng sản phẩm mà mình cung cấp.
  • Cung cấp MSDS hóa chất hiện tại cho người mua, sử dụng và lưu trữ hóa chất.
  • Thường xuyên xem xét, sửa đổi MSDS thường xuyên ít nhất 5 năm một lần để đảm bảo thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác.
  • Trong bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất cần đề cập chi tiết đến trách nhiệm của các bên liên quan bao gồm nhà nhập khẩu, xuất khẩu, người lao động.

2. Đơn vị sử dụng:

  • Đảm bảo MSDS được lấy từ chính nhà sản xuất hàng hóa đó
  • Xác định ngày sản xuất hàng hóa trên MSDS
  • Đảm bảo MSDS được cập nhật không quá thời hạn 3 năm tính từ thời điểm hiện tại
  • Cập nhật MSDS không quá 90 ngày với những cảnh báo nguy hiểm mới về hàng hóa
  • Đảm bảo MSDS đều có 01 bản sao
  • Nhân viên làm việc, thao tác với hàng hóa phải có kiến thức, hiểu được nội dung trên MSDS
  • Hướng dẫn đầy đủ, chính xác cho nhân viên về quy trình sử dụng, bảo quản an toàn, xử lý sự cố ngoài ý muốn

3. Người lao động:

  • Phải nắm được những thông tin cơ bản trên phiếu an toàn hóa chất MSDS
  • Thực hiện công việc an toàn, đảm bảo các biện pháp phòng ngừa theo chỉ dẫn của đơn vị sử dụng lao động
  • Biết vị trí của bảng MSDS và những thông tin về an toàn sử dụng và biện pháp sơ cứu

>>> THAM KHẢO NGAYCOA (Certificate Of Analysis) là gì? Mẫu COA mới nhất 2020

Hướng dẫn làm MSDS

Nhà sản xuất hoặc nhập khẩu hóa chất phải chuẩn bị phiếu an toàn hóa chất MSDS bằng tiếng Anh và ít nhất phải có các phần sau theo thứ tự:

1. Nhận dạng vật liệu

2. Nhận diện các mối nguy hiểm

3. Thông tin/ thành phần sản phẩm

4. Các biện pháp sơ cứu khi gặp sự cố

5. Các biện pháp chữa cháy 

6. Các biện pháp giải phóng tình cờ

7. Xử lý và lưu trữ sản phẩm

8. Bảo vệ cá nhân/ kiểm soát phơi nhiễm

9. Tính chất vật lý và hóa học

10. Tính độ phản ứng và tính ổn định

11. Thông tin về độc tính

12. Thông tin sinh thái

13. Cân nhắc xử lý

14. Thông tin vận tải

15. Thông tin quy định

16. Thông tin khác: ngày sửa đổi lần cuối, ngày chuẩn bị

Cách tìm MSDS của hóa chất

  • Bước 1: Truy cập link https://www.merckmillipore.com/INTL/en

hoặc https://www.fishersci.com/us/en/catalog/search/sdshome.html

  • Bước 2: Gõ tên hóa chất trên thanh tìm kiếm
  • Bước 3: Tải MSDS hóa chất về
  • Bước 4: Dịch ra tiếng việt nếu muốn

==> Lưu ý: Trong cách làm MSDS này, sau khi tải về, bạn cần xem lại bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất xem có đúng không và chỉnh sửa cho đúng.

Mẫu MSDS hóa chất mới nhất hiện nay

... Còn tiếp

===>>> Truy cập hoachat.com.vn để xem full mẫu MSDS mới nhất

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết MSDS là gì? Mẫu MSDS hóa chất mới nhất hiện nay? Nếu quý vị đang có nhu cầu mua hóa chất công nghiệp hãy liên hệ ngay cho VietChem - đơn vị cung ứng hóa chất hàng đầu tại Việt nam, chúng tôi cung cấp đầy đủ MSDS hóa chất cho từng loại sản phẩm, với hệ thống xe tải, xe tec chuyên dụng đảm bảo sẽ làm hài lòng quý khách hàng trên toàn quốc.

Từ khóa » Msds Tiếng Việt