Phiếu Tốm Tắt Sỏi đường Mật. - Bệnh Viện Đại Học Y Dược

Loading ... Loading ...

Phiếu tóm tắt thông tin điều trị Sỏi đường mật

02/07/2022 21:53:00

1. Phân loại. + Theo vị trí - Sỏi đường mật trong gan (sỏi gan): sỏi tại ống gan phải, ống gan trái, sỏi tại các ống gan nhỏ hơn - Sỏi đường mật ngoài gan: sỏi ống mật chủ + Theo loại sỏi - Sỏi cholesterol - Sỏi sắc tố: đen hoặc nâu - Sỏi sắc tố đen - Sỏi sắc tố nâu - Sỏi hỗn hợp (cholesterol và sắc tố) 2. Triệu chứng: - Đau bụng: vùng dưới sườn phải hoặc trên rốn, có thể lan sau lưng hoặc vai phải - Sốt: 38-39 độ, thường có những cơn rét run kèm theo - Vàng da - Ngứa - Tiểu sậm màu. 3. Cận lâm sàng chẩn đoán + Siêu âm + Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) + Cộng hường từ (MRI) - Sỏi mật ( mũi tên) 4. Biến chứng: - Viêm đường mật - Sốc nhiễm trùng - Áp xe gan đường mật - Viêm phúc mạc mật - Viêm tuỵ cấp - Suy thận cấp - Rối loạn đông máu - Chảy máu đường mật - Ung thư đường mật. 5. Điều trị. 5.1.Sỏi đường mật chưa biến chứng: lấy sỏi (phẫu thuật) - Phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi có đặt ống dẫn lưu Kehr hoặc khâu kín ống mật chủ: mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi Hình mở ống mật chủ dẫn lưu Kehr và ống dẫn lưu Kehr Khâu kín ống mật chủ, không đặt dẫn lưu - ERCP: nội soi mật tuỵ ngược dòng lấy sỏi - Lấy sỏi ống mật chủ qua ống túi mật: kết hợp cùng phẫu thuật cắt túi mật + Lấy sỏi qua da + Đặt dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da tạo đường hầm (PTBD) + Nong đường hầm + Lấy sỏi bằng máy soi đường mật. - Dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da (PTBD); Ống dẫn lưu đường mật (mũi tên đen), sỏi đường mật ( mũi tên trắng) - Cắt gan do sỏi: teo nhu mô gan, nhiều sỏi, hẹp đường mật - Phẫu thuật nối mật da: bằng túi mật hoặc bằng ruột trong điều trị sỏi tái phát nhiều lần hoặc sỏi có nguy cơ tái phát cao Nối mật da bằng túi mật Nối mật ruột da 5.2: Sỏi đường mật có biến chứng: - Là 1 cấp cứu điều trị kết hợp nội khoa và ngoại khoa - Nội khoa: bù nước điện giải, kháng sinh, điều chỉnh rối loạn nội khoa - Ngoại khoa: dẫn lưu giải áp đường mật - Có thể kết hợp lấy sỏi cùng lúc can thiệp ngoại khoa hoặc lấy sỏi sau. 5.3: Điều trị sót sỏi sau mổ: - Sót sỏi chủ động trong lần mổ trước để lấy sỏi sau mổ (do nhiều sỏi hoặc lần trước chỉ dẫn lưu giải áp đường mật) - Phương pháp: lấy sỏi qua đường hầm Kehr, qua miệng nối mật da hoặc lấy sỏi qua da - Thời gian: thường 3 tuần sau lần mổ trước Hình chụp XQ đường mật qua ống dẫn lưu Kehr 6. Quy trình tiếp nhận và điều trị: - Trước mổ (ngày nhập viện): + BS điều trị hỏi bệnh sử, thăm khám, làm xét nghiệm và cận lâm sàng liên quan + Xét nghiệm máu: Creatinine, GOT, GPT, Bilirubin TP, Bilirubin LH, Lipase hoặc Amylase, Albumin, ion đồ, TPTTBM, đông máu (TQ, TCK, Fibrinogen), nhóm máu, viêm gan B, C, HIV + Chụp XQ ngực + Siêu âm bụng - CT scan bụng hoặc MRI gan mật nếu cần - Khám tiền mê, chu phẫu, các chuyên khoa liên quan (tim mạch, nội tiết, hô hấp…) - BS tiền mê sẽ giải thích các vấn đề liên quan đến gây mê - Lên lịch mổ - BS điều trị giải thích bệnh, phương pháp điều trị, nguy cơ tai biến, biến chứng phẫu thuật à kí cam kết phẫu thuật - Điều dưỡng dặn dò chế độ ăn uống, 1 vài loại thuốc cần ngưng nếu có. - BS đánh dấu vùng mổ.Ngày phẫu thuật: - Thường là ngày thứ 2 nhập viện nếu không có các vấn đề nội khoa cần điều chỉnh - Chuyển khu phòng mổ (lầu 2) khi có phòng mổ - Thay đồ phẫu thuật - Vào phòng mổ - Gây mê - Phẫu thuật - Chuyển phòng hồi tỉnh - Chăm sóc tại phòng hồi tỉnh: khoảng 2 – 6 tiếng - Chuyển khoa ngoại khi tình trạng ổn Sau phẫu thuật: - NB thường được xuất viện sau phẫu thuật từ 1 đến 7 ngày tuỳ phương pháp mổ và tình trạng bệnh. - Những vấn đề thường gặp sau phẫu thuật + Buồn nôn, nôn, chóng mặt do tác dụng phụ của thuốc gây mê + Đau vết mổ + Sốt … - Khuyến khích vận động, đi lại sớm - Có thể uống nước yến, ăn cháo sau mổ 6 giờ - NB có thể trở lại sinh hoạt bình thường sau 1 tuần: đi xe, chạy bộ, nâng vật nặng … - Cắt chỉ sau 1 tuần – 10 ngày - Tái khám và gặp lại BS phẫu thuật sau 3 tuần. 7. Theo dõi và biến chứng sau mổ: - Chảy máu - Nhiễm khuẩn vết mổ - Tụ dịch, áp xe tồn lưu - Viêm đường mật nặng hơn - Tắc nghẽn ống dẫn lưu mật - Viêm tuỵ cấp nếu làm ERCP - Thủng tạng rỗng - Tràn dịch màng phổi. 8. Khi nào cần gọi cho bác sĩ của bạn: - Sốt cao liên tục trên 39 độ - Đau bụng nhiều - Buồn nôn, nôn - Chướng bụng - Chảy máu - Lạnh run - Ho kéo dài, khó thở - Lạnh run - Sưng đỏ, chảy mủ vết mổ - Không thể ăn uống - Khi bạn có bất kì câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến việc hồi phục của bạn.

Các tin đã đăng

  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị ung thư gan bằng phương pháp hủy u bằng vi sóng (MWA) (10/10/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị Áp xe gan(02/07/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị Polyp túi mật(02/07/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị viêm đường mật(02/07/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị thoát vị bẹn(04/03/2021)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị sỏi túi mật(04/03/2021)

E-Brochure Bệnh viện

Video quá trình phát triển bệnh viện

Videos chuyên đề

Fanpage Facebook Bệnh viện Đại học Y Dược

Bệnh viện Đại học Y Dược
  • Tin đọc nhiều nhất

  • Các Web liên kết

Loading ...
  • Website Đại học Y Dược TP.HCM
  • Website TTHL Phẫu thuật nội soi
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 3
  • Website Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
  • Lịch mổ
  • Lịch khám bệnh
  • Hội bệnh Parkinson
  • Khoa da liễu - Thẩm mỹ da
  • Khoa Tạo hình thẩm mỹ

Thông tin từ báo chí

Loading ...

Góc tri ân

Loading ...

Thư viện ảnh

×

Modal Header

Some text in the modal.

Đóng

Từ khóa » Mri Sỏi Túi Mật