Phiếu VGM Là Gì? 5 Phút Tìm Hiểu Về Tầm Quan Trọng Của Nó Trong ...

TÌM HIỂU VỀ VGM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NÓ TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

VGM là gì? Với những member trong ngành Logistics chắc hẳn bạn đã nghe qua phiếu VGM, nhưng có khi nào nghĩ tại sao chúng ta cần phiếu VGM chưa? Tại sao nó lại quan trọng, cần thiết đến như vậy? Nó đảm bảo an toàn trên tàu bằng cách nào? Hãy dành 5 phút để đọc  và suy ngẫm bài viết của Interlink để giải đáp thắc mắc nhé!

VGM là gì?

VGM (Verified Gross Mass) là chứng từ dùng để xác nhận khối lượng tổng (Gross Weight) của 1 container vận chuyển đi quốc tế

Việc đóng hàng quá tải so với tiêu chuẩn khai thác của Container và khai báo sai khối lượng Container thực tế của các chủ hàng từ trước đến nay vẫn đang tồn tại, nó là nguyên nhân chính của nhiều vụ tai nạn tại Cảng và cho tàu chở hàng, đe dọa đến tính mạng của những người lao động bến cảng cũng như thủy thủ tàu…

Vì thế tổ chức hàng hải thế giới IMO đã bổ sung quy định trong SOLAS (Safety of Life at Sea Convention) – Công ước an toàn sinh mạng con người trên biển yêu cầu người gửi hàng (Shipper) phải xác định khối lượng container hàng trước khi xếp lên tàu. Quy định này có có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2016. 

Tìm hiểu về Quy định SOLAS

Phiếu VGM hiện nay chỉ mới áp dụng cho hàng xuất nhập khẩu.

VGM Cut off time (hạn trình VGM cho hãng tàu hay cảng) sẽ được xác định trên booking confirmed. Hàng chỉ được xếp lên tàu sau khi đã nộp phiếu VGM.  

VGM là giấy tờ cần thiết và quan trọng để hàng được xếp lên tàu

Công dụng của phiếu VGM 

VGM để hãng tàu biết trọng lượng container hàng, để kiểm soát tải trọng, và phục vụ cho công tác xếp dỡ hàng lên xuống tàu.

Hãng vận chuyển căn cứ theo trọng lượng container trên phiếu để kiểm soát tải trọng, phục vụ công tác xếp dỡ hàng lên xuống tàu. Bộ phận khai thác tàu sẽ bố trí các container hợp lý để đảm bảo tính ổn định, cân bằng và an toàn cho tàu. Nguyên tắc chung khi bố trí hàng: hàng nặng hơn xếp xuống phía dưới

Nếu trọng lượng hàng trong container vượt quá tải trọng đóng hàng cho phép, hãng tàu có quyền từ chối vận chuyển hàng, hoặc yêu cầu rút bớt tải trước khi được xếp lên tàu.

tam-quan-trong-cua-phieu-vgm
Dựa vào số liệu trên phiếu VGM – Chủ tàu sẽ sắp xếp hàng hóa theo quy định nhằm tránh những tình trạng như hình

Nội dung thể hiện trên phiếu VGM

tam-quan-trong-cua-phieu-vgm-vgm-la-gi

Chủ hàng cần cung cấp những thông tin gì để khai báo VGM

  • Ocean Carrier Booking Number: Mã số Booking vận tải biển của hãng tàu
  • Container Number: Số container
  • Unit of Measurement: Đơn vị đo lường
  • Verified Weight: Trọng lượng xác minh
  • Responsible Party (Shipper named on the carrier’s bill of lading): Bên chịu trách nhiệm (Tên chủ hàng trên MBL)
  • Authorized Person:Người được uỷ quyền

Có thể bổ sung thêm các thông tin khác nhưng không bắt buộc

  • Weighing Date: Ngày cân
  • Shipper’s Internal Reference: Số kiểm soát nội bộ của chủ hàng
  • Weighing Method: Cách tính VGM
  • Ordering Party: Bên mua
  • Weighing Facility: Dụng cụ cân

Phương pháp tính toán VGM

VGM sẽ thể hiện container đã đóng hàng nặng bao nhiêu, khối lượng bao gồm: Vỏ container và hàng hóa bên trong.

Có 2 cách tính VGM: 

 Phương pháp 1: Cân container sau khi đã đóng hàng

Phương pháp 2: Trọng lượng hàng hóa cộng với trọng lượng container

Hiện tại chủ hàng chỉ cần tự khai báo VGM, chứ chưa có đơn vị cân xác nhận. Người gửi hàng chỉ cần tự khai và tự chịu trách nhiệm về cân nặng của container.

Nếu bạn còn thắc mắc về giấy tờ thông quan xuất nhập khẩu container hay có nhu cầu gửi hàng quốc tế hãy liên hệ ngay với Interlink để được hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình!

ĐỌC THÊM

  • Vận đơn B/L là gì? Phân biệt Vận đơn chủ và Vận đơn thứ cấp 
  • Ưu nhược điểm của vận chuyển hàng hóa đường biển
  • Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) để đảm bảo chất lượng hàng hóa

Từ khóa » Giấy Vgm