Phổi: Cơ Quan Quan Trọng Của Cơ Thể Mà Bạn Cần Biết - YouMed

Nội dung bài viết

  • Giải phẫu
  • Cung cấp máu
  • Chức năng của phổi
  • Các bệnh lý ở phổi

Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp ở người và nhiều động vật khác. Ở động vật có vú và hầu hết các động vật có xương sống khác, hai lá phổi nằm gần xương sống ở hai bên tim. Chức năng của chúng trong hệ hô hấp là lấy oxy từ khí quyển và vận chuyển nó vào máu, đồng thời giải phóng carbon dioxide từ máu vào khí quyển. Đó gọi là quá trình trao đổi khí. Hô hấp được điều khiển bởi các hệ thống cơ bắp khác nhau ở các loài khác nhau. Động vật có vú, bò sát và chim sử dụng các cơ bắp khác nhau của chúng để hỗ trợ và thúc đẩy hô hấp. Ở người, cơ hô hấp chính điều khiển nhịp thở là cơ hoành.

Giải phẫu

Con người có hai phổi, phổi phải và phổi trái. Chúng nằm trong khoang ngực.

Hình minh họa
Hình minh họa phổi của cơ thể chúng ta

Phổi nằm ở ngực ở hai bên tim trong khung xương sườn. Chúng có hình dạng hình nón với đỉnh hình tròn hẹp ở đỉnh và đáy lõm rộng nằm trên bề mặt lồi của cơ hoành.  Đỉnh của phổi kéo dài đến tận gốc cổ. Phổi trái chia sẻ không gian với tim và có một vết lõm ở biên giới gọi là rãnh tim. Mặt trước và mặt ngoài của phổi phải đối diện với xương sườn, tạo ra những vết lõm nhẹ trên bề mặt của chúng. Các bề mặt trung gian của phổi hướng về phía giữa ngực và nằm sát tim.  Ấn tim là một vết lõm hình thành trên các bề mặt của phổi nơi chúng nằm trên tim.

Phổi phải lớn hơn bên trái. Phổi là một phần của đường hô hấp dưới bắt đầu từ khí quản và các nhánh đi vào phế quản và tiểu phế quản. Chúng kết thúc tại các tiểu phế quản tận cùng. Chúng phân chia thành các ống phế nang, túi phế nang, phế nang, nơi diễn ra quá trình trao đổi khí. Phổi chứa khoảng 300 đến 500 triệu phế nang.

Mỗi phổi được bao bọc trong một túi màng phổi chứa dịch màng phổi, cho phép các thành bên trong và bên ngoài trượt lên nhau dễ dàng trong khi hít thở diễn ra, không có nhiều ma sát. Túi này cũng chia mỗi phổi thành các phần được gọi là thùy. Phổi phải có ba thùy và bên trái có hai thùy. Các thùy được chia thành các phân thùy, tiểu phân thùy.

Giải phẫu đường hô hấp
Giải phẫu đường hô hấp

Cả hai phổi đều có rốn phổi, nơi các mạch máu, hạch bạch huyết và đường dẫn khí đi vào phổi.

phổi có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh về đường hô hấp, bao gồm viêm phổi và ung thư phổi. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng, có thể liên quan đến hút thuốc hoặc tiếp xúc với các chất có hại. Một số bệnh phổi nghề nghiệp có thể được gây ra bởi các chất như bụi than, amiăng và bụi silic tinh thể. Các bệnh như viêm phế quản cũng có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp.

Trong sự phát triển của phôi thai, thai nhi được giữ trong túi nước ối chứa đầy chất lỏng và do đó phổi không có chức năng thở. Máu cũng được chuyển từ phổi qua ống động mạch. Tuy nhiên, khi sinh ra, không khí bắt đầu đi qua phổi và ống động mạch đóng lại, để phổi có thể bắt đầu hô hấp. Phổi chỉ phát triển đầy đủ trong thời thơ ấu.

Cung cấp máu

Phổi có nguồn cung cấp máu kép được cung cấp bởi động mạch phế quản và tuần hoàn phổi. Tuần hoàn phế quản cung cấp máu oxy cho đường dẫn khí của phổi, thông qua các động mạch phế quản rời khỏi động mạch chủ. Thường có ba động mạch, hai động mạch đến phổi trái và một động mạch đến phổi phải và chúng phân nhánh dọc theo phế quản và tiểu phế quản. Tuần hoàn phổi mang máu khử oxy từ tim đến phổi và đưa máu giàu oxy đến tim để cung cấp cho phần còn lại của cơ thể.

Lượng máu của phổi trung bình khoảng 450 ml, khoảng 9% tổng lượng máu của toàn bộ hệ thống tuần hoàn. Số lượng này có thể dễ dàng dao động từ một nửa đến gấp hai lần lưu lượng bình thường. Ngoài ra, trong trường hợp mất máu do xuất huyết, máu từ phổi có thể bù một phần bằng cách tự động chuyển vào tuần hoàn hệ thống.

Chức năng của phổi

Trao đổi khí

Chức năng chính của phổi là trao đổi khí giữa phổi và máu. Sự trao đổi diễn ra tại hàng rào mao mạch phế nang dày khoảng 0,5- 2 m, cung cấp diện tích bề mặt cực lớn (ước tính dao động trong khoảng từ 70 đến 145 m2) để trao đổi khí xảy ra.

Phổi không có khả năng tự mở rộng để hít thở và điều này chỉ xảy ra khi có sự tăng thể tích của khoang ngực. Đó là nhờ các cơ hô hấp, thông qua sự co bóp của cơ hoành và các cơ liên sườn kéo khung xương sườn ra ngoài. Trong khi thở ra các cơ thư giãn, đưa phổi trở về vị trí nghỉ ngơi. Tại thời điểm này, phổi chứa một phần không khí gọi dung tích cặn chức năng.

Trong khi hít vào gắng sức, một số lượng lớn các cơ hô hấp phụ ở cổ, ngực được sử dụng.

Bảo vệ cơ thể

Phổi có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Đường hô hấp được lót bởi biểu mô, có các tế bào lông chuyển, chất nhầy. Sự thanh thải của chất nhầy này là một hệ thống phòng thủ quan trọng chống lại nhiễm trùng từ không khí. Các hạt bụi và vi khuẩn trong không khí hít vào được bắt đón vào bề mặt niêm mạc của đường thở và được di chuyển về phía hầu họng bởi hành động chuyển động lên nhịp nhàng của lông mao. Lớp lót của đường hô hấp cũng tiết ra immunoglobulin A giúp bảo vệ chống nhiễm trùng đường hô hấp. Một loại tế bào chuyên biệt gọi là tế bào ion phổi được đề xuất có thể điều chỉnh độ nhớt của chất nhầy cũng đã được mô tả.

Ngoài ra, niêm mạc đường hô hấp cũng chứa các đại thực bào, các tế bào miễn dịch giúp tiêu diệt các mảnh vụn và vi khuẩn xâm nhập vào phổi, gọi là quá trình thực bào.  Và các tế bào đuôi gai có kháng nguyên để kích hoạt các thành phần của hệ thống miễn dịch thích nghi như tế bào lympho T và tế bào B.

Khác

Ngoài chức năng của chúng trong hô hấp, phổi còn có một số chức năng khác. Chúng tham gia vào việc duy trì cân bằng nội môi, giúp điều hòa huyết áp  qua hệ thống angiotensin renin. Lớp lót bên trong của các mạch máu tiết ra enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE) một loại enzyme xúc tác sự chuyển đổi angiotensin I thành angiotensin II. Phổi có liên quan đến cân bằng nội môi axit của máu bằng cách thải carbon dioxide khi thở.

Phổi cũng đóng vai trò bảo vệ. Một số chất có nguồn gốc từ máu, chẳng hạn như một số loại tiền chất, leukotrien, serotonin và bradykinin, được bài tiết ở phổi. Thuốc và các chất khác có thể được hấp thụ, biến đổi hoặc bài tiết trong phổi. Phổi lọc các cục máu nhỏ ra khỏi tĩnh mạch và ngăn chúng xâm nhập vào động mạch gây đột quỵ.

Phổi cũng đóng một vai trò quan trọng trong lời nói bằng cách cung cấp luồng không khí để tạo ra âm thanh, và các giao tiếp bằng ngôn ngữ khác như tiếng thở dài và thở hổn hển.

Nghiên cứu mới cho thấy vai trò của phổi trong việc sản xuất tiểu cầu trong máu.

Các bệnh lý ở phổi

Viêm

Tình trạng viêm nhu mô phổi được gọi là viêm phổi. Viêm  đường hô hấp gọi là viêm phế quản, tiểu phế quản. Ngoài ra còn có viêm màng phổi bao quanh phổi. Viêm thường được gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Một nguyên nhân chính gây viêm phổi do vi khuẩn là bệnh lao.  Nhiễm trùng này thường xảy ra ở những người bị suy giảm miễn dịch và có thể bao gồm nhiễm nấm do Aspergillus.

Thuyên tắc phổi

Là tình trạng một cục máu đông bị tắc nghẽn trong các động mạch phổi. Phần lớn thuyên tắc phát sinh do huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân đi lên các động mạch ở phổi. Thuyên tắc phổi có thể được phát hiện bằng chụp CT động mạch phổi.

Thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi

Tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, tràn máu màng phổi

Chức năng của phổi cũng có thể bị ảnh hưởng do chèn ép từ chất lỏng hoặc không khí trong khoang màng phổi trong bệnh cảnh tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi . Chúng có thể được chẩn đoán bằng X-quang ngực hoặc CT scan ngực, và có thể cần yêu cầu chọc hút dẫn lưu chúng ra ngoài.

X- quang tràn dịch màng phổi
X- quang tràn dịch màng phổi

Bệnh phổi tắc nghẽn

Hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đều là các bệnh phổi tắc nghẽn đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở. Tình trạng này giới hạn lượng không khí có thể xâm nhập vào phế nang do co thắt của cây phế quản, do viêm.

Bệnh phổi tắc nghẽn thường được xác định do các triệu chứng và được chẩn đoán bằng các xét nghiệm chức năng phổi như phế dung kế. Nhiều bệnh phổi tắc nghẽn được quản lý bằng cách tránh các tác nhân (như mạt bụi hoặc hút thuốc), với kiểm soát triệu chứng như thuốc giãn phế quản và ức chế quá trình viêm (như corticosteroid) trong trường hợp nghiêm trọng. Một nguyên nhân phổ biến của viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng là hút thuốc. Các nguyên nhân phổ biến của giãn phế quản bao gồm nhiễm trùng nặng và xơ nang. Nguyên nhân rõ ràng của bệnh hen suyễn vẫn chưa được biết đến. Sự phá vỡ mô phế nang, thường là kết quả của việc hút thuốc lá dẫn đến khí phế thũng, có thể trở nên đủ nghiêm trọng để phát triển thành COPD.

Bệnh phổi hạn chế

Một số loại bệnh phổi mãn tính được phân loại là bệnh phổi hạn chế, do hạn chế số lượng mô phổi liên quan đến hô hấp. Chúng bao gồm xơ phổi có thể xảy ra khi phổi bị viêm trong một thời gian dài. Xơ hóa trong phổi thay thế mô phổi hoạt động bằng mô liên kết sợi. Điều này có thể là do một loạt các bệnh phổi nghề nghiệp, viêm phổi do bệnh than, bệnh tự miễn hoặc hiếm gặp hơn do phản ứng với thuốc. Rối loạn hô hấp nghiêm trọng, hơi thở tự nhiên không đủ để duy trì sự sống, có thể cần sử dụng thông khí cơ học để đảm bảo cung cấp đủ không khí.

Ung thư phổi

Ung thư phổi có thể phát sinh trực tiếp từ mô phổi hoặc là kết quả của sự di căn từ một bộ phận khác của cơ thể. Có hai loại khối u chính được mô tả là ung thư phổi tế bào nhỏ hoặc không tế bào nhỏ. Yếu tố nguy cơ chính gây ung thư phổi là hút thuốc. Ung thư có thể được điều trị bằng phẫu thuật loại bỏ khối u, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp chúng hoặc với mục đích kiểm soát triệu chứng trong giai đoạn cuối.

Tóm lại, phổi là cơ quan quan trọng trong cơ thể. Bên cạnh đóng vai trò trong hô hấp, nó còn tham gia vào các chức năng quan trọng khác. Hội chứng gan phổi là một vấn đề sức khỏe hiếm gặp. Hội chứng này được gây ra do mạch máu trong phổi bị dãn ra. Hội chứng gan phổi đưa đến tình trạng khó thở do nồng độ oxy thấp trong máu. Hiện nay, phương pháp điều trị duy nhất là ghép gan.

Từ khóa » Giải Phẫu Học Cơ Thể Người Phổi