Tất Tần Tật Những Kiến Thức Liên Quan đến Bệnh Viêm Phổi
Có thể bạn quan tâm
1. Đại cương về bệnh viêm phổi
Tình trạng viêm nhiễm của các nhu mô phổi hiện nay sẽ bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, các tổ chức liên kết khe kẽ và viêm các tiểu phế nang tận cùng. Đặc trưng quan sát được từ các tổn thương giải phẫu trên kính hiển vi hay phương pháp chẩn đoán hình ảnh là khối đông đặc của các nhu mô.
Tình trạng viêm nhiễm các nhu mô sẽ dẫn đến sự tích tụ dịch đặc và gây nhiều tổn thương
Các bệnh lý ở đường hô hấp, nhất là tình trạng viêm nhiễm do nhiều tác nhân được xem là yếu tố hàng đầu dẫn đến tử vong ở người bệnh hiện nay. Mặc dù đã có rất nhiều phương pháp điều trị mang lại hiệu quả nhưng viêm nhiễm phổi cấp tính vẫn để lại biến chứng nguy hiểm, làm tăng tỷ lệ chết ở bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Mỗi năm, theo thống kê, ở Mỹ có tới 2 - 3 triệu ca bệnh tử vong do vấn đề viêm phổi cấp tính. Tại Nhật Bản, các vấn đề viêm nhiễm tại phổi do bất kỳ yếu tố nào đều được xếp thứ tư về nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Vậy viêm phổi là bệnh gì?
Viêm phổi là một trong những tình trạng nhiễm trùng cơ quan nội tại dưới sự tác động của một yếu tố nào đó. Sau khi tấn công cơ thể, tác nhân gây bệnh sẽ gây tổn thương túi khí (phế nang) và nhu mô phổi dẫn đến hiện tượng tích tụ dịch lỏng. Bệnh có thể xảy ra riêng lẻ ở thùy trái, thùy phải hoặc đồng thời cả hai bên. Dịch lỏng và các sản phẩm phân hủy của phản ứng viêm sẽ làm tắc nghẽn các túi khí. Điều này khiến cho quá trình trao đổi oxy của phế nang bị cản trở, cơ thể không đủ oxy để cung cấp cho các hoạt động bình thường.
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ nhóm đối tượng nào, tuy nhiên, những trường hợp có hệ miễn dịch yếu như trẻ em và người già, người mắc bệnh lý nền sẽ có nguy cơ mắc phải cao hơn. Tình trạng viêm nhiễm ở phổi được phân thành nhiều loại khác nhau, mức độ ảnh hưởng sẽ có sự dao động từ nhẹ cho đến nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm ở phổi bao gồm các loại virus, vi khuẩn, nấm, chất độc hại, môi trường
2. Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều yếu tố dẫn đến sự hình thành quá trình viêm nhiễm xảy ra ở phổi. Mỗi nguyên nhân đều có sự tác động khác nhau đến cơ thể và từ đó triệu chứng viêm phổi cũng sẽ thay đổi. Các tác nhân gây ra hiện tượng viêm ở phổi được phân tích cụ thể như sau:
Virus
Virus là tác nhân gây ra rất nhiều bệnh lý, trong đó viêm phổi là trường hợp không phải ngoại lệ. So với các yếu tố gây bệnh khác, quá trình viêm do virus xảy ra chậm hơn và ít chuyển hưởng nghiêm trọng. Theo thống kê, có khoảng gần 50% số trường hợp mắc bệnh do virus gây ra và triệu chứng viêm phổi trong trường hợp này tương tự cảm cúm thông thường.
Chính vì điều này mà nhiều người hay nhầm lẫn tình trạng viêm nhiễm phổi do virus với cúm dẫn đến việc điều trị kém hiệu quả và mất nhiều thời gian. Ngoài ra, các trường hợp mắc bệnh do virus sẽ tăng khả năng bội nhiễm vi khuẩn khiến quá trình viêm tiến triển nặng hơn.
Vi khuẩn
Vi khuẩn gây viêm phổi có khả năng tiến triển bệnh nhanh hơn với triệu chứng ở mức độ nặng hơn so với virus. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ di chuyển đến các thùy phổi, khu trú ở đây và bắt đầu quá trình phát triển, nhân lên và gây bệnh lý.
Nếu người vô tình hít phải những hạt nước bọt trong không khí của các bệnh nhân ho ra có chứa Mycoplasma Pneumoniae sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm phổi. Thông thường, Mycoplasma không gây viêm nhiễm quá nặng nhưng lại có khả năng lây lan nhanh chóng giữa người với người.
Bên cạnh đó, các loại phế cầu khuẩn Gram dương là căn nguyên phổ biến dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở phổi bao gồm: Streptococcus Pneumoniae, Haemophilus Influenzae, Klebsiella Pneumoniae, Legionella Pneumophila. Chlamydia Pneumoniae,...
Nấm
Một trong những nguyên nhân gây viêm phổi cấp ở người dù ít gặp nhưng không thể bỏ qua là nấm. Người có khả năng nhiễm nấm qua tiếp xúc hoặc hít phải mầm bệnh từ ngoài môi trường. Những đối tượng bị bệnh bạch cầu, ghép tủy, điều trị thuốc ức chế miễn dịch, Corticosteroid trong thời gian dài,... sẽ có nguy cơ cao bị viêm phổi do nấm và có khả năng nhiễm toàn thân.
Nguyên nhân khác
-
Ngoài những tác nhân chính nói trên thì hiện tượng viêm nhiễm phổi ở người còn có thể do: Hít sặc thức ăn, dịch dạ dày, chất béo, chất bay hơi, dị vật,... Tăng đáp ứng miễn dịch, thuốc và chất phóng xạ, hoặc biến chứng từ bệnh lý nền.
-
Môi trường số ô nhiễm, nhiều khói bụi bẩn, nhất là những nơi dày đặc khói thuốc lá mỗi ngày có thể là yếu tố dẫn đến phản ứng viêm ở các cơ quan đường hô hấp. Ngoài ra, việc dùng chung các đồ dụng cụ cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn lâu, ly, bát, đũa,... với bệnh nhân cũng có thể dẫn đến lây nhiễm cho người khỏe mạnh.
Không khí ô nhiễm, khói bụi là điều kiện thuận lợi làm tăng các yếu tố gây bệnh đường hô hấp
3. Cơ chế sinh bệnh
Điều kiện thuận lợi cho sự hình thành bệnh lý
Những điều kiện thuận lợi để tạo cơ hội cho mầm bệnh phát triển, xâm nhập và gây hại cho các cơ quan đường hô hấp bao gồm:
-
Môi trường: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết có thể là yếu tố mà một người cần phải chú ý. Nhất là vào giai đoạn trời chuyển lạnh sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp kể cả viêm nhiễm các cơ quan nội tạng.
-
Bệnh lý nền bao gồm các vấn đề mạn tính đang điều trị, viêm xoang, viêm amidan, tắc nghẽn đường hô hấp, hen suyễn, bệnh tự miễn,...
-
Cơ thể có sức đề kháng kém, còi xương, người già hay những đối tượng hút thuốc lá, nghiện rượu.
-
Những trường hợp chấn thương sọ não, hôn mê, bị biến dạng lồng ngực hoặc tật ở cột sống như gù, vẹo,...
Con đường xâm nhập
Tất cả các tác nhân gây ra bệnh viêm phổi đều có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường như sau:
-
Người bình thường hít phải vi khuẩn hay mầm bệnh khác tồn tại trong không khí hay bất cứ đâu ngoài tự nhiên.
-
Các ổ nhiễm khuẩn từ đường hô hấp trên như mũi đều có khả năng cao kế phát và dẫn đến viêm các cơ quan thuộc đường hô hấp dưới bao gồm cả phổi.
-
Mầm bệnh có thể theo đường máu đi vào cơ thể và di hành đến các cơ quan đích.
Cơ chế miễn dịch ở phổi
Bất kể một tác nhân gây bệnh nào khi có sự tấn công vào phổi, phản xạ đầu tiên là nắp thanh quản đóng lại. Các tế bào hình trụ trên lớp niêm mạc từ thanh quản cho đến các tiểu phế nang tận cùng sẽ tiết chất nhầy kết dính để đẩy vật lạ đến phế nang lớn. Do đó, những vấn đề ở phổi thường sẽ tạo nên phản xạ ho, đây chính là cách cơ thể tống vật lạ ra ngoài.
Hàng rào bảo vệ đường hô hấp sẽ bao gồm:
-
Globulin miễn dịch là cơ sở để bảo vệ các cơ quan hô hấp trước các tác nhân lạ gây hại.
-
IgA sẽ tăng cao nếu có sự xâm nhập của virus ở đường hô hấp.
-
IgA sẽ giảm nồng độ nhằm mục đích ngưng kết vi khuẩn khi xuất hiện ở đường hô hấp dưới, trung hòa độc tố, ngăn không cho vi khuẩn bám lên niêm mạc.
-
IgG có tác dụng ngưng kết vi khuẩn xâm nhập, tăng cường ổ thể, thúc đẩy quá trình đại thực bào nhằm trung hòa độc tố, dung giải các loại vi khuẩn.
-
Số lượng các đại thực bào tập trung chủ yếu trong các phế nang lớn để tiêu diệt các vật lạ khi tấn công vào phổi.
Những người có hệ miễn dịch suy giảm, nghiện rượu, thuốc lá, thiếu máu, thiếu oxy, rối loạn các tế bào thực bào bẩm sinh sẽ khiến cho hàng rào bảo vệ ở phổi suy yếu. Đây chính là cơ hội thuận lợi để các loại tác nhân gây viêm di chuyển đến phổi và dẫn đến bệnh lý.
Môi trường đầy khói thuốc lá là tác nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là đối với phổi
4. Phân loại viêm phổi
Tùy vào dịch tễ mắc hay nguyên nhân gây bệnh mà người ta phân chia tình trạng viêm ở phổi thành các dạng khác nhau. Mỗi cách chia đều có mục đích riêng nhưng đều hướng tới các tiêu chí để phòng và chữa trị triệt để, mang lại cuộc sống bình thường người bệnh. Có thể dựa vào những nguyên nhân dẫn đến bệnh nói trên để phân loại hoặc chia tình trạng viêm nhiễm ở phổi theo dịch tễ như sau:
Viêm phổi cộng đồng
Tình trạng viêm nhiễm phổi cộng động xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến vi khuẩn, virus hay tác nhân khác. Hiện tượng này xảy ra nhiều và thường gặp nhất ở nhóm trẻ em do tiếp xúc, hít phải thực phẩm, dịch tiết hay chất thải từ đối tượng mắc bệnh khác.
Viêm phổi bệnh viện
Đối với hiện tượng viêm nhiễm phổi bệnh viện xuất hiện ở những đối tượng có triệu chứng sau khi đã nhập viện trong khoảng thời gian 48 giờ. Mặc dù trước khi được chỉ định điều trị nội trú, người bệnh hoàn toàn không có bất cứ biểu hiện nào liên quan. Việc điều trị bệnh nhân trong các trường hợp này sẽ có nhiều khó khăn hơn do cơ thể có khả năng kháng lại nhiều loại thuốc, kháng sinh.
Người thở máy, thông khí quản hay mắc bệnh suy giảm miễn dịch sẽ có thể dẫn đến viêm 1 thùy phổi hoặc viêm toàn bộ phổi do khả năng tự bảo vệ yếu.
5. Tổn thương mô bệnh học phổi khi bị viêm
Tùy vào các tổn thương ở thùy phổi hay dạng phế quản phế viêm mà giải phẫu mô bệnh học có thể quan sát thấy các biểu hiện khác nhau.
Các tổn thương thùy phổi
Tình trạng viêm thùy phổi tiến triển theo từng giai đoạn và có thể quan sát được các tổn thương giải phẫu bao gồm:
Giai đoạn xung huyết
Quá trình viêm tạo ra các tổn thương và dẫn đến hiện tượng xung huyết. Các mạch máu ở phổi giãn rộng, hồng cầu thoát ra ngoài, các bạch cầu tơ huyết di chuyển vào phế nang để thực hiện chức năng đại thực bào.
Giai đoạn gan hóa đỏ
Sau khi bệnh khởi phát khoảng 2 ngày, các thùy phổi và nhu mô bị tổn thương sẽ có máu đỏ giống như gan. Ngoài ra, với phổi bình thường sẽ nổi khi thả vào nước, nhưng lúc này, nếu cắt mảnh phổi cho vào nước thì chìm nên được gọi là quá trình gan hóa đỏ. Tế bào hồng cầu sau khi thoát ra khỏi máu sẽ di chuyển đến phế nang cùng bạch cầu. Trong dịch phế nang còn có chứa nhiều vi khuẩn hay tác nhân khác gây viêm.
Giai đoạn gan hóa xám
Quá trình gan hóa xám là sự tổn thương ở phổi dẫn đến các thùy trở nên cứng, chắc như đặc điểm của gan. Bề mặt thùy phổi có màu xám và phủ đầy dịch mủ. Giống như giai đoạn gan hóa đỏ, lúc này, trong các phế nang phổi sẽ có chứa rất nhiều tế bào hồng cầu, bạch cầu và các đại thực bào khác.
Tổn thương phế quản phế viêm
Các tổn thương phế quản phổi theo mô bệnh học sẽ bao gồm những vùng hư hại rải rác xen lẫn vùng phổi lành. Khi đó, nếu cắt các mảnh phổi thả vào nước sẽ chìm lơ lửng. Các vùng tổn thương sẽ có sự khác nhau và thường thi phế quản bị bệnh sẽ có biểu hiện nặng hơn.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà tình trạng viêm ở phổi sẽ có những biểu hiện cụ thể
6. Triệu chứng viêm phổi diễn biến như thế nào?
Hầu hết các triệu chứng ở tình trạng cấp tính sẽ rõ ràng và cụ thể hơn viêm phổi. Tuy nhiên, bạn cần phải nắm rõ cụ thể những biểu hiện có thể xảy ra nhằm phân biệt với tình trạng cảm cúm hay cảm lạnh hay gặp. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ tổn thương ở phổi mà biểu hiện có thể diễn biến từ nhẹ cho đến nghiêm trọng.
Triệu chứng toàn thân
Những triệu chứng toàn thân xảy ra chủ yếu ở các trường hợp viêm phổi cấp, bệnh xuất hiện đột ngột và thường hay gặp ở trẻ em.
-
Bắt đầu là những cơn sốt đi đi kèm biểu hiện rét run.
-
Kiểm tra mạch đập nhanh, mặt có hiện tượng ửng đỏ sau vài giờ thì bệnh nhân khó thở, toát mồ hôi, môi tím tái.
-
Đối với người già hay người có thể trạng yếu sẽ xuất hiện triệu chứng lú lẫn còn trẻ em thì xảy ra các cơn co giật.
-
Đau ngực là một trong những triệu chứng rất điển hình khi tình trạng viêm nhu mô phổi xảy ra. Người bệnh sẽ thấy đau nhói, co thắt ở phần bị tổn thương. Kèm với đó là mạch đập nhanh, khó thở do thiếu oxy xảy ra với hầu hết bệnh nhân bị viêm thùy hay phế nang phổi.
-
Phản xạ ho xuất hiện ở tất cả các trường hợp, ban đầu là ho khan sau có dịch đờm đặc. Những người bị viêm phổi mạn tính sẽ ho dai dẳng, các cơn ho xuất hiện với tần suất cao vào ban đêm hay khi nhiệt độ trong ngày xuống thấp.
-
Người bệnh còn có thể thấy chướng bụng, khó tiêu, bụng tức và đau ở vùng trên rốn.
-
Các phản ứng viêm và sản phẩm, chất thải từ quá trình này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sốt liên tục dẫn đến mất nước, người bệnh luôn trong trạng thái uể oải. Các cơn ho gây phiền toái, đau rát cổ họng và ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống mỗi ngày.
Triệu chứng viêm phổi
Đây là tình trạng bệnh lý xuất phát từ các ca cấp tính phát hiện trễ hoặc không được xử lý kịp thời sau hơn 2 tuần trở lên. Những biểu hiện gần như tương tự thể cấp tính nhưng kéo dài dăng dải và gây ra nhiều ảnh hưởng hơn đến sức khỏe và quá trình sinh hoạt hàng ngày.
Biểu hiện sốt thường không quá cao nhưng lại kéo dài. Người bệnh thường sốt khoảng 38 - 390C, xuất tiết dịch mũi liên tục, chất cặn bã và những sản phẩm từ ổ viêm có thể gây tịt mũi khiến cho việc hít thở bị cản trở. Với những đối tượng có bệnh lý nền hay hệ miễn dịch yếu, sốt có thể lên đến 40 - 410C, môi và đầu các chi tím tái, đỏ, cảm giác nóng ran.
Sốt, ho và đau tức ngực là biểu hiện thường gặp ở những người mắc bệnh liên quan đến phổi
Khi nào thì cần đến bệnh viện để kiểm tra?
Với những triệu chứng nói trên, nhiều người thường lầm tưởng tình trạng phổi bị viêm với cảm cúm nên chủ quan. Điều này đôi khi có thể khiến cho bệnh lý nặng thêm, việc điều trị sẽ kéo dài và tốn kém.
Trong trường hợp, bạn xuất hiện các triệu chứng như ho liên tục hoặc từng cơn, đau tức ngực dữ dội, dịch đờm màu vàng hoặc xanh, đi kèm với tình trạng sốt thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra. Dù bạn có phải bị viêm hay bất cứ loại bệnh lý nào ở đường hô hấp thì việc kiểm tra sức khỏe đều cần thiết.
7. Các biến chứng nguy hiểm kế phát từ quá trình viêm ở phổi
Trong các trường hợp, hiện tượng viêm nhiễm ở phổi chuyến hướng xấu và có tiên lượng tiêu cực khi xảy ra các biến chứng:
Biến chứng tại phổi
Hiện tượng các nhu mô phổi bị viêm và có nhiều tổn thương sẽ tăng khả năng kế phát bệnh lý khác tại phổi.
-
Vùng phổi bị viêm có xu hướng lan rộng sang các khu vực lân cận, các triệu chứng ngày càng trở nên nặng hơn. Tình trạng khó thở nặng dẫn đến hô hấp kém, nhiều bệnh nhân cần phải sử dụng liệu pháp oxy hoặc máy thở để duy trì tình trạng.
-
Dịch đờm đặc quánh sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn phế quản, các túi khí không lấy được oxy và dẫn đến xẹp thùy phổi.
-
Áp xe phổi được hình thành là tình trạng rất hay gặp sau khi bị viêm. Tác dụng của kháng sinh không đủ để kìm hãm sự phát triển của bệnh, các cơn sốt kéo dài dai dẳng, đờm hình thành nhiều, tạo ra các cục mủ.
Biến chứng ngoài phổi
-
Nếu quá trình viêm xuất phát từ các tụ cầu khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng tràn khí màng phổi hoặc trung thất.
-
Tràn dịch màng phổi, viêm nhiễm dưới màng phổi sẽ tạo ra các chất lỏng có màu vàng.
-
Nếu mủ hình thành ở màng phổi sẽ khiến bệnh nhân sốt dai dẳng hơn. Chọc dò màng phổi sẽ thấy có mủ, khả năng bội nhiễm cao.
-
Viêm màng tim và dịch mủ hình thành sẽ khiến cho cơn đau vùng ngực trở nên nghiêm trọng hơn, khi nghe sẽ có tiếng cọ màng tim.
Biến chứng ở các cơ quan khác
Các tác nhân gây bệnh nhất là vi khuẩn, virus sẽ có khả năng xâm lấn sang các cơ quan khác gây viêm. Các tình trạng biến chứng xảy ra kế phát từ viêm phổi bao gồm:
-
Viêm nội tâm mạc do phế cầu mặc dù hiếm gặp nhưng không thể loại trừ. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện đi kèm như rét run, đau tức ngực dữ dội, lách sưng to.
-
Viêm khớp do vi khuẩn là tình trạng kế phát thường gặp ở nhóm trẻ em. Đôi khi sẽ thấy một khớp xương có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau.
-
Các tình trạng như viêm phúc mạc, viêm tai cũng là biến chứng gặp nhiều với trẻ em sau khi viêm các nhu mô ở phổi.
-
Viêm màng não, áp xe não, viêm thận hoặc tuyến mang tai và nhiễm khuẩn ngoài da đều là biến chứng hiếm gặp hơn so với các biểu hiện còn lại.
Biến chứng tim mạch
Những biến chứng có thể xảy ra dẫn đến rối loạn nhịp tim ngoại tâm thu và đôi khi có hiện tượng rung nhĩ thất.
Nặng nhất là tình trạng suy tim xảy ra trong phản ứng sốc, huyết áp và thân nhiệt hạ, tím tái, nghe tim có tiếng ngựa phi, gan đọng máu ngoại biên. Bệnh nhân có tiên lượng xấu với nguy cơ tử vong cao.
Những biến chứng ở hệ tiêu hóa gây tiêu chảy, viêm loét dạ dày, vàng da, vàng mắt do suy gan xảy ra ở một số trường hợp. Ở người già, các ảnh hưởng hệ thần kinh tiến triển chậm, lú lẫn, mê sảng xảy ra không thường xuyên.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần thở máy hoặc oxy 100% để duy trì hô hấp
8. Điều trị
Với mỗi mức độ nghiêm trọng và thể trạng bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Các biện pháp có thể được áp dụng riêng lẻ hay kết hợp với mỗi bệnh nhân cụ thể như sau:
-
Truyền dịch tĩnh mạch để cân bằng nước, chất điện giải khi bệnh nhân sốt cao hoặc các thể nặng đe dọa sốc nhiễm khuẩn.
-
Các loại thuốc giảm ho, long đờm nhằm giúp bệnh nhân nhanh cải thiện triệu chứng và hạn chế những phiền toái trong sinh hoạt.
-
Một số loại thuốc kháng sinh được áp dụng với bệnh nhân theo phác đồ, kinh nghiệm và nguyên nhân gây bệnh.
-
Các cơn đau tức ngực có thể để khống chế bằng thuốc giảm đau như Paracetamol, thuốc chống viêm Non-steroid, Codein. Một số trường hợp đau quá mức chịu đừng, liều Morphin được chỉ định thực hiện tiêm dưới da.
-
Nếu bệnh nhân chuyển sang tình trạng suy hô hấp cần áp dụng thở oxy 100% hoặc máy thở nếu PaO2 < 60mmHg.
-
Bệnh nhân chuyển hướng trị tim mạch cần phải thông tĩnh mạch trung tâm và truyền dịch liên tục để duy trì áp lực. Tình trạng nguy kịch cần dùng các loại thuốc vận mạch như Dopamin, Dobutamin, Adrenalin,... và theo dõi liên tục 24/24.
-
Theo dõi huyết áp, thân nhiệt, mạch đập liên tục mỗi ngày. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước, có thể uống nước ép rau quả nhằm hỗ trợ sức đề kháng.
Những vấn đề bệnh lý liên quan đến sức khỏe, tốt nhất hãy nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế
Toàn bộ những thông tin liên quan đến bệnh lý viêm phổi nói trên hy vọng sẽ giúp ích cho các độc giả. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất mà chuyên gia muốn dành cho bạn là thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ 1 lần, và đến ngay cơ sở y tế uy tín để kiểm tra khi thấy cơ thể có biểu hiện bệnh hoặc dấu hiệu nghi ngờ.
Để được tư vấn kỹ hơn về bệnh lý hoặc đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hãy gọi đến tổng đài hỗ trợ khách hàng: 1900.56.56.56. Qua đây, mọi vấn đề của quý khách sẽ được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí và nhanh chóng.
Từ khóa » Giải Phẫu Học Cơ Thể Người Phổi
-
Màng Phổi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đặc điểm Giải Phẫu Phổi | Vinmec
-
Giải Phẫu Phổi Và Màng Phổi
-
Sách Giải Phẫu Cơ Thể Người
-
Phổi: Cơ Quan Quan Trọng Của Cơ Thể Mà Bạn Cần Biết - YouMed
-
Giải Phẫu Phổi: Phổi Nằm ở đâu, Cấu Tạo Phổi Và Màng Phổi - Kênh ITV
-
Giải Phẫu Học Hệ Hô Hấp Của Con Quý Vị
-
Giải Phẫu Bệnh Học: Bệnh Lý Màng Phổi - Health Việt Nam
-
[PDF] Giải Phẫu Người – Đại Học Y Hà Nội - VNRAS
-
Sổ Tay Sử Dụng Máy Thở: Giải Phẫu Học Và Sinh Lý Học | BvNTP
-
Quy Trình Phẫu Thuật Nội Soi Cắt Một Phần Thùy Phổi, Kén – Nang Phổi
-
Giải Phẫu Và Sinh Lý Học Về Hệ Hô Hấp - YouTube
-
Các Dị Tật Bẩm Sinh Của Phổi, Khí Quản, Phế Quản