Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Là Gì? - TopLoigiai

Tổng hợp khái niệm Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì? Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ngắn gọn, chính xác, bám sát nội dung chương trình học. 

Mục lục nội dung Phong cách ngôn ngữ nghệ thuậtĐặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách được phân biệt bởi chức năng thẩm mĩ, thể hiện ở ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hoá.

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì?

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

a. Tính hình tượng

Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật. Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều các biện pháp tu từ, như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, thậm xưng,… Tính hình tượng giúp cho cách diễn đạt trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật cụ thể, sinh động, hàm súc và gợi cảm hơn. Như vậy, tính hình tượng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là khái niệm chỉ ra cách diễn đạt cụ thể, hàm súc và gợi cảm trong một ngữ cảnh hay văn cảnh nhất định.

Có thể nói rằng, trong tác phẩm văn chương, chính tính hình tượng tạo ra tính đa nghĩa của ngôn từ nghệ thuật. Đó là trường hợp một từ ngữ, một câu văn, một hình ảnh hoặc toàn bộ văn bản nghệ thuật có khả năng gợi ra nhiều nghĩa, nhiều tầng nghĩa khác nhau. Đồng thời, tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật cũng quan hệ mật thiết với tính hàm súc, tức là khả năng khơi gợi những ý tứ sâu xa, rộng lớn trên cơ sở một lượng ngôn từ rất ít.

b. Tính truyền cảm

Trong ngôn ngữ nghệ thuật, người viết (người nói) sử dụng ngôn ngữ không chỉ để diễn đạt cảm xúc của mình mà còn làm cho người nghe, người đọc cũng vui buồn, tức giận, căm ghét, yêu thương, đau khổ,… như người nói (người viết). Như thế, tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ, người viết (người nói) làm cho người nghe (người đọc) nảy sinh những cảm xúc như chính bản thân mình. Năng lực gợi cảm của ngôn ngữ nghệ thuật sở dĩ có được là nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ để miêu tả, bình giá đối tượng (trong truyện và kịch) và tâm trạng chủ quan (trong thơ trữ tình).

c. Tính cá thể hoá

Tính cá thể hoá trong lời nói vốn là một dấu hiệu mang tính tự nhiên của con người (ở giọng nói, cách nói,…) để ta có thể dễ dàng phân biệt người này với ngườikhác. Ngôn ngữ, vì thế, dẫu là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng nhưng khi được đem vào sử dụng nó lại có khả năng thể hiện một giọng điệu riêng, một phong cách riêng của từng tác giả.

Tính cá thể hoá của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật chính là khái niệm dùng để chỉ việc sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra một phong cách riêng không nhầm lẫn với người khác, thể loại khác. Tính cá thể hoá trong mỗi tác phẩm hay trong từng tác giả được xem xét ở nhiều khía cạnh phong phú: từ cách dùng từ, đặt câu, đến việc tạo ra những nét riêng trong lời nói của các nhân vật; từ cách miêu tả các hình ảnh nghệ thuật đến những nét riêng trong cách diễn đạt ở từng tình huống, từng sự việc trong tác phẩm,… Tính cá thể hoá chính là cách tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật những sáng tạo mới và tránh trùng lặp sáo mòn, nhàm chán.

Ta có thể lấy ví dụ:

-  Khi so sánh Ngô Tất Tố và Nam cao, tuy cùng viết về người nông dân với tình cảnh khốn khổ nhưng đọc văn của 2 người, ta sẽ không thấy có gì giống nhau về giọng điệu, về ngôn ngữ miêu tả. 

-  Hoặc một ví dụ khác cụ thể hơn là Văn của Vũ Trọng Phụng và Thạch Lam, đều là những nhà văn nổi tiếng trước 1945, sống trong cùng một thời kì nhưng với VuxTrongj Phụng lại là cách miêu tả theo kiểu châm biếm, mỉa mai còn đối với Thạch Lam, ông đi tìm cái đẹp bình dị trong cuộc sống với những ngôn từ giản dị, nhẹ nhàng, bay bổng, đậm chất lãng mạn.

Như vậy, hiểu đơn giản, để có thể trả lời cho câu hỏi trong đề thi THPT, nếu đề ra câu: Đoan văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào, nếu là trích trong thơ, hoặc truyện thì chắc chắn, văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Từ khóa » Các đặc Trưng Của Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật