Phòng Ngừa Lẹo Mắt Tái Phát | VIAM

Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Hoạt động nghiên cứu
    • Hoạt động truyền thông
    • Tập huấn Hội thảo
    • Khám tư vấn
  • Chuyên khoa
    • Dinh dưỡng
    • Thực phẩm an toàn
    • Tiêu hóa
    • Hô Hấp
    • Truyền nhiễm
    • Tiêm chủng
    • Sơ cấp cứu
    • Giới tính - Tình dục
    • Sử dụng THUỐC an toàn
    • Sản phụ khoa
    • Tim mạch
    • Ung thư
    • Da liễu
    • Thần kinh & Tâm thần
    • Tâm lý
    • Dị ứng & Miễn dịch
    • Xương khớp
    • Nội tiết
    • Y học cổ truyền
    • Thận - Tiết niệu
    • Răng Hàm Mặt
    • Tai Mũi Họng
    • Mắt
    • Huyết học
    • Phục hồi chức năng
    • Các vấn đề sức khỏe khác
  • Chủ đề sức khỏe
    • Vitamin K2 – Giúp trẻ em cao lớn mỗi ngày
    • Cẩm nang sức khỏe mùa mưa bão
    • Phẫu thuật thẩm mỹ: Lợi hay hại?
    • Cẩm nang nuôi dạy con đúng cách
    • Bí quyết giữ gìn sức khỏe mùa nắng nóng
    • Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
    • Bảo vệ sức khỏe kỳ nghỉ Lễ Tết
    Xem thêm »
  • Tin hoạt động y tế
  • Video
  • Thuốc/thực phẩm chức năng
  • Bệnh viện/Phòng khám
  • Trang chủ
  • Chuyên khoa
  • Mắt
Phòng ngừa lẹo mắt tái phát Gửi Chia sẻ 24/03/2022 - Người trưởng thành

Lẹo mắt là một trong những bệnh lí mắt thường gặp. Lẹo mắt trông giống như một vết sưng đỏ ở gốc lông mi, ấn mềm. Bệnh có thể tự khỏi nhưng rất dễ tái phát.

Lẹo mắt thường chỉ ở 1 bên mắt và tiến triển khá nhanh. Lẹo mắt gây khó chịu cho chủ nhân và làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

1. Vị trí mọc lẹo ở mắt

Có 2 vị trí bị mọc lẹo mắt: lẹo mắt ở bên ngoài mi mắt và lẹo mắt ở bên trong mi mắt.

  • Lẹo mắt ở ngoài mi mắt xuất hiện dọc theo mép của mi mắt, do nhiễm trùng ở gốc của lông mi. Lúc đầu, mi mắt có một mụn nhỏ sưng đỏ nhẹ. Sau vài ngày hình thành mủ.

  • Lẹo mắt ở trong mi mắt đó là do tuyến meibomian bị nhiễm trùng. Nhìn vào chỉ thấy sưng nhưng bạn luôn có cảm giác bị cộm mắt.

  • Ngoài ra còn gặp trường hợp đa lẹo tức là gồm nhiều đầu lẹo trên một mi hoặc cả hai mi, hoặc đôi khi ở cả hai mắt.

Lẹo mắt thường chỉ ở 1 bên mắt và tiến triển khá nhanh.

2. Cách hạn chế sự khó chịu khi bị lẹo mắt

TS. Nguyễn Thu Hiền - BV Mắt Trung ương cho biết, lẹo mắt không phải là một bệnh khó điều trị. Nhưng nếu lẹo mắt không được phát hiện sớm, lẹo bị nhiễm trùng thì rất có thể phải can thiệp bằng cách rạch thoát mủ. Vì thế khi có dấu hiệu bất thường nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và tư vấn về cách chăm sóc.

Để hạn chế sự khó chịu đó, bạn có thể áp dụng:

- Chườm nóng: Hãy dùng khăn, gạc sạch nhúng vào nước nóng, vắt khô. Đặt nhẹ nhàng vào chỗ lẹo tầm 5 -7 phút/3-4 lần/ngày.

Việc chườm nóng giúp giảm đau nhức và đẩy nhanh tốc độ tống mủ ra ngoài. Bạn cũng nên để mủ tự vỡ, không cố tình lấy tay nặn.

- Rạch thoát mủ: Nếu mủ nhiều, gây căng tức mắt, thậm chí khó chịu không nhìn thấy gì thì buộc phải dùng thủ thuật là rạch thoát mủ ở lẹo. Việc làm này bạn phải đến bác sĩ để được khám, rạch bằng dao mổ, kim tiêm vô trùng để tránh nhiễm trùng hoặc lây nhiễm sang mắt còn còn, tránh để bệnh nặng hơn..

Sau thủ thuật này, bạn cần phải dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt để điều trị nhiễm trùng.

3. Phòng ngừa lẹo mắt tái phát

Như đã cảnh báo, lẹo mắt có những người không cần điều trị mà vẫn khỏi. Tuy nhiên bệnh lại dễ tái phát, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Bệnh lẹo mắt rất dễ lây.

(Ảnh minh họa)

Bệnh lẹo mắt rất dễ lây nên bạn cần:

  • Không dùng chung khăn mặt, khăn tắm.

  • Rửa tay sau khi chạm vào mí mắt.

  • Không trang điểm hay đeo kính áp tròng khi mắt đang có lẹo.

Phòng ngừa lẹo mắt tái phát:

  • Giữ vệ sinh da mặt, da vùng mắt hằng ngày bằng sữa rửa mặt, dung dịch làm sạch mắt chất lượng.

  • Giữ vệ sinh mắt và bờ mắt khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

  • Rửa tay thường xuyên, hạn chế dụi mắt.

  • Nếu bạn trang điểm hãy tẩy trang và bụi bẩn trước khi đi ngủ.

  • Nếu bạn phải đeo kính, nhất là kính áp tròng thì nên vệ sinh tay, kính bằng dung dịch chuyên dụng thường xuyên.

  • Massage mắt

  • Khi bị lẹo có thể xông lá trầu không rửa sạch, vò nát. Hoặc cho túi trà xanh nhúng vào nước nóng, sau đó lấy túi trà ra để nguội khoảng 1 phút rồi đắp lên mắt. Tinh chất trong trà sẽ giúp giảm sưng, kháng viêm, giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Mỗi túi trà bạn chỉ nên đắp cho một bên mắt để tránh lây lan vi khuẩn và đắp từ 5 -10 phút.

  • Tuyệt đối không được nặn mụn lẹo vì rất dễ gây nhiễm trùng.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Phòng và điều trị lẹo mắt cho bé.

Nhất Nguyên - Theo suckhoedoisong.vn Từ khóa:
  • lẹo mắt
  • chắp mắt
  • bệnh về mắt
Gửi Chia sẻ Bình luận Tin mới
  • 16/12/2024

    Phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả bệnh mạn tính mùa lạnh

    Bệnh mạn tính thường gặp trong mùa lạnh, và một số lời khuyên hữu ích để bạn có thể chủ động chăm sóc sức khỏe.

  • 16/12/2024

    Cách làm dịu cảm lạnh hoặc cúm của con bạn

    Cảm cúm là một bệnh phổ biến, thường xuất hiện vào giai đoạn giao mùa, đặc biệt ở những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Mặc dù đây là một bệnh lý tương đối nhẹ và thường tự khỏi sau 5-7 ngày nhưng bạn vẫn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để giảm bớt triệu chứng khi mắc cảm cúm cho trẻ.

  • 15/12/2024

    Dấu hiệu và triệu chứng của nghiện tình dục

    Nghiện tình dục còn được gọi là chứng cuồng dâm hoặc hành vi tình dục mất kiểm soát với những suy nghĩ và ham muốn tình dục của mình. Mặc dù ham muốn tình dục là bình thường, nhưng nghiện tình dục mô tả những hành vi có thể trở nên quá sức và gây ra vấn đề trong cuộc sống.

  • 14/12/2024

    Hướng dẫn tẩy giun cho trẻ an toàn và đúng cách

    Nhiễm giun sán rát phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việc tẩy giun định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về thời điểm cần tẩy giun cho con.

  • 13/12/2024

    Sưởi ấm mùa đông an toàn: những lưu ý quan trọng khi giữ ấm cơ thể

    Mùa đông lạnh giá đang đến gần, kéo theo nhu cầu sưởi ấm tăng cao. Tuy nhiên, việc sưởi ấm không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, bao gồm ngộ độc khí than, đột quỵ và hạ thân nhiệt. Viện y học ứng dụng Việt Nam sẽ cung cấp những lưu ý quan trọng để giữ ấm cơ thể an toàn trong mùa đông.

  • 13/12/2024

    4 thực phẩm dễ khiến bệnh viêm xoang trầm trọng hơn

    Một số thực phẩm có ảnh hưởng đến tình trạng viêm xoang. Tìm hiểu 4 loại thực phẩm có thể làm viêm xoang trầm trọng thêm.

  • 13/12/2024

    Vaccine phòng ngừa viêm phổi cho người cao tuổi

    Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng, gây khó thở và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

  • 12/12/2024

    Ngủ đủ giấc trong mùa đông: Bí quyết cho sức khỏe vàng

    Trong những ngày đông giá rét khi nhiệt độ xuống thấp, cơ thể chúng ta thường có xu hướng muốn được nghỉ ngơi nhiều hơn. Đây là một phản ứng tự nhiên và hoàn toàn bình thường.

Xem thêm Tin liên quan
  • Một số chất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt

  • Những sai lầm khi ăn mít gây rối loạn tiêu hóa, hoa mắt chóng mặt

  • Chắp và lẹo mắt: nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

  • Phòng và điều trị lẹo mắt cho bé

Có thể bạn quan tâm
  • Thời điểm nào uống trà xanh là tốt nhất?

  • 5 lợi ích dưỡng da của mặt nạ trà xanh

  • 4 thời điểm không nên uống trà xanh

  • Uống trà xanh giúp tóc chắc khỏe?

  • 7 điều cần biết về trà xanh Nhật Bản

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng Phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng

viện y học ứng dụng việt nam

Ứng dụng y học vì sức khỏe người Việt Nam

Viện trưởng:

Tiến sĩ. Bác sĩ Trương Hồng Sơn

Trụ sở chính:

47 Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội

Văn phòng và Phòng khám:

Tầng 1, Tòa nhà ACE, số 12 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.3633.5678

Email: info@viam.vn

Website đang thử nghiệm chờ cấp phép

Liên hệ hợp tác nghiên cứu:

Mr.Trương Mạnh Linh

Điện thoại: 0968.63.83.93

Email:

truongmanhlinh@viam.vn

Từ khóa » Cách Phòng Tránh Bệnh Lẹo