Phòng Tránh Rủi Ro Pháp Lý Trong Tổ Chức Hoạt động Doanh Nghiệp Tư ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Lao động
- Phòng tránh rủi ro pháp lý trong tổ chức hoạt động doanh nghiệp tư nhân
Nội dung bài viết [Ẩn]
- Nhận diện rủi ro pháp lý trong tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân
- Khái niệm rủi ro pháp lý và các loại rủi ro pháp lý
- Rủi ro pháp lý trong tổ chức quản lý doanh nghiệp
- Rủi ro pháp lỷ trong tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân
- Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý về tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân
Rủi ro pháp lý trong tổ chức quản lý doanh nghiệp là một loại rủi ro pháp lý liên quan trực tiếp đến hoạt động tổ chức quản lý doanh nghiệp (ra các quyết định quản lý) có khả năng hoặc đã làm cho doanh nghiệp bị thiệt hại về mặt lợi ích.
Nhận diện rủi ro pháp lý trong tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân
Khái niệm rủi ro pháp lý và các loại rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý là những sự kiện xảy ra bất ngờ gây thiệt hại cho doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp. Rủi ro pháp lý thường có phạm vi rất rộng. Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp tham gia vào rất nhiều mối quan hệ, do đó rủi ro có thể đến từ rất nhiều mối quan hệ của doanh nghiệp. Rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực như rủi ro về tài chính, rủi ro về tổ chức quản lý doanh nghiệp, rủi ro về nhân lực, rủi ro về hợp đồng...
Rủi ro pháp lý được phân loại dựa trên các tiêu chí cơ bán sau: Căn cứ vào tác động của rủi ro đối với doanh nghiệp, rủi ro pháp lý được chia thành rủi ro cao và rủi ro thấp; Xét về nguồn gốc rủi ro, người ta phân loại rủi ro pháp lý thành rủi ro có nguồn gốc bên trong và rủi ro có nguồn gốc bên ngoài.
Rủi ro pháp lý bên trong là rủi ro tác động trực tiếp đến hoạt động nội bộ của doanh nghiệp trong đó có rủi ro về tổ chức quản lý, rủi ro tài chính, rủi ro nhân lực. Rủi ro bên ngoài là những rủi ro tác động tới các mối quan hệ bên ngoài doanh nghiệp.
Rủi ro pháp lý trong tổ chức quản lý doanh nghiệp
Rủi ro pháp lý trong tổ chức quản lý doanh nghiệp bắt nguồn từ tranh chấp, xung đột, vi phạm cơ bản sau: Bất đồng giữa những người chủ sở hữu doanh nghiệp với người được thuê quản lý doanh nghiệp (trong trường hợp chủ sở hữu doanh nghiệp thuê người quán lý doanh nghiệp); Tranh chấp về quyền lợi giữa những người chủ sở hữu doanh nghiệp với nhau; Người được thuê quản lý doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp do trình độ nhận thức hạn chế hoặc cố tình vi phạm pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp vì lợi ích riêng của mình.
Rủi ro pháp lỷ trong tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân thành lập và làm chủ nên chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định quản trị doanh nghiệp, quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp điều hành doanh nghiệp hoặc thuê người khác về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (gọi chung là quản lý doanh nghiệp). Như vậy, trong doanh nghiệp tư nhân không có sự phân chia quyền lực quản lý doanh nghiệp vì người được chủ doanh nghiệp tư nhân thuê quản lý thực chất cũng chỉ là người "làm thuê" cho chủ doanh nghiệp tư nhân và chỉ được quản lý doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi được chủ doanh nghiệp tư nhân ủy quyền.
Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp quản lý doanh nghiệp thì sẽ không tồn tại rủi ro phát sinh từ chủ sở hữu doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp nhưng vẫn phát sinh những rủi ro trong việc ra các quyết định quản lý của chủ doanh nghiệp tư nhân do yếu kém về năng lực quản lý hoặc thiếu ỷ thức tuần thủ pháp luật.
Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân thuê người quản lý doanh nghiệp thì sẽ phải tính đến việc phòng ngừa rủi ro trong tổ chức quản lý doanh nghiệp do hoạt động quản lý doanh nghiệp của người được chủ doanh nghiệp tư nhân thuê. Có thể chia thành hai loại rủi ro chủ yếu sau:
Rủi ro do người được thuê quán lý doanh nghiệp tư nhân vượt quả phạm vi quản lý được chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân ủy quyền;
Rủi ro do người được thuê quản lý doanh nghiệp tư nhân cổ ỷ xâm phạm lợi ích của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
Các rủi ro trên có thể do người được thuê quản lý doanh nghiệp tư nhân không có năng lực về quản lý doanh nghiệp. Trường hợp này người được thuê quản lý doanh nghiệp tư nhân không có mâu thuẫn, xung đột lợi ích với chủ doanh nghiệp tư nhân nhưng do năng lực quản lý có hạn nên gây rủi ro cho chủ doanh nghiệp tư nhân.
Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý về tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân
Thứ nhất, tuân thủ các quy định pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp
Trong những văn bản pháp luật đều có các quy định về những điều doanh nghiệp tư nhân được làm, những việc doanh nghiệp tư nhân không được làm hoặc cấm làm; những việc được làm đi cùng với các điều kiện, quyền lựa chọn, thời gian văn bản pháp luật về việc cấm làm có hiệu lực... Để kiểm soát rủi ro pháp lý về việc tổ chức quản lý doanh nghiệp trong việc ra các quyết định quản lý, chủ sở hữu doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp cần rà soát các quy định pháp luật để tránh thực hiện những việc luật cấm; đối với trường hợp luật cho phép được làm kèm theo các điều kiện doanh nghiệp cần đánh giá doanh nghiệp mình đã đáp ứng đúng và đầy đủ các điều kiện theo quy định chưa, nếu không đáp ứng được điều kiện luật quy định thì không nên làm.
Thứ hai, sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý hoặc đề nghị sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước có thấm quyền
Ngoài Luật Doanh nghiệp năm 2014, các quy định pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân còn rải rác ở nhiều văn bản khác như Bộ luật Dân sự, các nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra, việc ra quyết định đầu tư kinh doanh trong từng lĩnh vực cụ thể có thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành. Các văn bản pháp luật đó có thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Neu chủ sở hữu doanh nghiệp chưa thực sự hiểu chắc chắn về một điều luật liên quan đến quản lý doanh nghiệp mà "mạo hiểm" đưa ra các quyết định quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động đó theo quan điểm và cách thức nhìn nhận của mình thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phải gánh chịu rủi ro pháp lý từ các quyết định này. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể chọn cách gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn cho vụ việc của mình.
Thứ ba, thành lập bộ phận pháp chế của doanh nghiệp
Cách thứ ba này áp dụng với những doanh nghiệp tư nhân có quy mô kinh doanh lớn. Doanh nghiệp tư nhân có quy mô càng lớn thì khả năng kiểm soát rủi ro pháp lý càng khó bởi vì những doanh nghiệp này thường có nhiều ngành nghề kinh doanh, sử dụng nhiều lao động, được tổ chức thành nhiều phòng ban, bộ phận ở nhiều cấp độ và có thể thuê nhiều người quản lý doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ pháp lý từ các công ty luật chuyên nghiệp với đội ngũ luật sư với chuyên môn sâu và giàu kinh nghiệm, đáp ứng được khối lượng công việc lớn trong một thời gian ngắn... Nhưng cũng có thể, đế chủ động hơn trong công việc, chủ doanh nghiệp tư nhân có thế thành lập bộ phận pháp chế chuyên nghiệp, am hiếu kỹ càng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tư vấn cho chủ doanh nghiệp tư nhân và những người quản lý doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro phát sinh từ hoạt động tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Thứ tư, thỏa thuận chặt chẽ các điều khoản của hợp đồng thuê người quản lý và kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động quản lý của người được thuê quản lý doanh nghiệp tư nhân
Bên cạnh đó, tiếp theo, chủ doanh nghiệp tư nhân phải thiết lập thủ tục kiểm soát hoạt động quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của người được thuê quản lý doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân kiểm tra phạm vi công việc người được thuê quản lý đã đang thực hiện thông qua kiểm tra các họp đồng mà họ giao kết; kiểm tra hệ thống kế toán của doanh nghiệp để đưa ra các hướng xử lý khác nhau nhằm ngăn ngừa hoặc phát hiện, xử lý kịp thời những rủi ro về tổ chức, quản lý doanh nghiệp tư nhân.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
Chia sẻ Facebook twitter [#154] Created with Sketch. Twitter Google+ Pinterest Bài viết trước
Thu hồi đất sạt lở tại Quảng Ninh: 'dân' kiện 'quan', vì sao?
Bài viết tiếpKhái quát về pháp luật đầu tư
Trần Thu Thủy
Bài viết liên quan
THÊM TỪ TÁC GIẢ
Lao độngVai trò của Các Mác và Phriđrích Ăngghen
Lao độngChức năng của lãnh đạo
Lao độngKhái niệm tổ chức
Lao độngKhái niệm quản trị
Lao độngPhân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính...
Kiến thức Dân sựNgười bị loạn thị có đi nghĩa vụ quân sự không?...
Hành chínhQuyết định hành chính là gì? Các loại quyết định hành...
Kiến thức Dân sựXuất khẩu lao động singapore 2022 có nên hay không?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm
Trả lời.5 năm trước Thông tin người gửi Bình luậnNHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
Quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp...
21/06/2020Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước
02/12/2019Phân biệt pháp luật với các quy tắc xử sự...
01/01/2020Thủ tục xác nhận hai Chứng minh nhân dân cùng...
14/04/2020TIN TỨC NÓNG
Hiến phápPháp luật chủ nô
Kiến thức Doanh nghiệpCác giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố...
Sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền...
Kiến thức Dân sựCó nên thuê mua nhà ở xã hội hay không?...
Bài viết mới
Pháp luật chủ nô
Các giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố môi trường
Sự cần thiết của quản trị
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền uy tín tại Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Tư vấn qua Mail Chỉ đường Liên hệ 024 66 527 527 0.14807 sec| 1008.055 kbTừ khóa » Các Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro
-
Các Hợp Phần Chính Trong Việc Quản Lý Rủi Ro Của Npo
-
Các Phương Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro
-
Các Biện Pháp Kiểm Soát Rủi Ro
-
[PDF] Những điểm Lưu ý để Phòng Ngừa Rủi Ro Và Xử Lý
-
[PDF] Những điểm Lưu ý để Phòng Ngừa Rủi Ro Và Xử Lý Khi Gặp Rủi Ro
-
(PDF) Nghiên Cứu Các Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Quản Lý Kỹ ...
-
Các Phương Pháp Quản Lý Rủi Ro - Sapuwa
-
Doanh Nghiệp Xuất Khẩu áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro ...
-
Một Số Biện Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Hoạt động Trong Các NHTM ...
-
05 Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Hoạt động Quản Lý Ngân Quỹ NN
-
Rủi Ro Chu Kì Là Gì? Đặc điểm Và Cac Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Do ...
-
Phòng Tránh Rủi Ro Trước Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại
-
Một Số Vấn đề Của Pháp Luật Về Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Hoạt động ...
-
Bảo Hiểm Rủi Ro Kỹ Thuật Bảo Vệ Doanh Nghiệp Của Bạn - Chubb