Phòng Tránh Rủi Ro Trước Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại
Có thể bạn quan tâm
Tọa đàm trực tuyến “Rủi ro phòng vệ thương mại khi tham gia các hiệp định thương mại tự do - Nhìn từ vụ việc Mexico điều tra chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu từ Việt Nam”. |
Ngày 13/12, Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương phối hợp Tạp chí Công Thương tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Rủi ro phòng vệ thương mại khi tham gia các hiệp định thương mại tự do - Nhìn từ vụ việc Mexico điều tra chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu từ Việt Nam”.
Tọa đàm được tổ chức trong bối cảnh Mexico khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu từ Việt Nam từ tháng 10-2021. Đây là vụ kiện phòng vệ thương mại đầu tiên của Mexico nhằm vào hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; cũng là vụ việc phòng vệ thương mại đầu tiên một nước thành viên Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương điều tra Việt Nam sau khi hiệp định này có hiệu lực, với quãng thời gian điều tra khá dài, khoảng 10 tháng (tương đương 210 ngày), có thể gia hạn thêm theo quy định của Mexico.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam khiến nhiều quốc gia chú ý và điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Những vụ kiện này hầu hết đến từ các thị trường trụ cột trong xuất khẩu thép của Việt Nam như Mỹ, liên minh châu Âu, một số nước trong khu vực ASEAN và thậm chí cả Liên minh Kinh tế Á-Âu… Đặc biệt trong khoảng 2 năm trở lại đây, thép trên thị trường quốc tế thường xuyên là đối tượng của các vụ việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với mức thuế suất áp dụng rất cao. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu, các biện pháp phòng vệ thương mại cũng ngày càng được các nước sử dụng nhiều hơn.
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, từ khi Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực từ 14-1-2019, kim ngạch xuất khẩu nói chung của Việt Nam sang thị trường Mexico tăng trưởng mạnh mẽ. Đối với sản phẩm thép, 10 tháng năm 2021, xuất khẩu đã vượt con số 700 nghìn tấn, với giá trị gần 800 triệu USD. Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy, xuất khẩu thép của Việt Nam sang thị trường này chiếm 6% về lượng, 8% về giá trị trong 10 tháng đầu năm 2021, tăng gấp đôi so với năm 2020, lần lượt là 3% và 4%.
Nhìn nhận về mức độ rủi ro, khả năng ứng phó của doanh nghiệp khi Mexico khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép mạ, bà Phạm Châu Giang, Phó cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, khi Mexico khởi xướng điều tra cũng không quá bất ngờ, vì đã được cảnh báo trước đó hơn 1 năm. Sự cảnh báo dựa trên 2 dấu hiệu, xuất khẩu thép Việt Nam sang Mexico tăng nhanh từ khi Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực; và doanh nghiệp thép Mexico kiến nghị lên Chính phủ, rằng thép Việt Nam có thể gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất thép của Mexico. Khi Mexico khởi xướng điều tra, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp với hiệp hội và doanh nghiệp thép để thông tin, phổ biến các quy định của Mexico trong vụ kiện chống bán phá giá. Nhìn chung, pháp luật của nước này về chống bán phá giá cơ bản tuân thủ với quy định trong Tổ chức Thương mại thế giới. Ngành thép cũng đã luôn chủ động thu thập thông tin và chủ động hợp tác với cơ quan điều tra.
Để hạn chế nguy cơ phòng vệ thương mại, bà Phạm Châu Giang cho rằng, doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, duy trì hệ thống sổ sách, kế toán minh bạch. Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp chủ động ứng phó với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại, chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại bảo vệ sản xuất trong nước, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý để doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ phòng vệ dễ dàng hơn trong bảo vệ sản xuất trong nước; nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác phòng vệ thương mại ở các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương; tăng cường đào tạo cho các ngành hàng, với từng thị trường cụ thể; tăng cường năng lực cho các trường đại học, viện nghiên cứu-nơi đào tạo đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn pháp lý; tăng cường đối thoại với các đối tác kinh tế, thương mại lớn của Việt Nam, thường xuyên sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại; cũng như những đối tác mà Việt Nam nhập khẩu nhiều, nhằm tăng cường vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực phòng vệ thương mại.
Từ khóa » Các Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro
-
Các Hợp Phần Chính Trong Việc Quản Lý Rủi Ro Của Npo
-
Các Phương Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro
-
Các Biện Pháp Kiểm Soát Rủi Ro
-
[PDF] Những điểm Lưu ý để Phòng Ngừa Rủi Ro Và Xử Lý
-
[PDF] Những điểm Lưu ý để Phòng Ngừa Rủi Ro Và Xử Lý Khi Gặp Rủi Ro
-
(PDF) Nghiên Cứu Các Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Quản Lý Kỹ ...
-
Các Phương Pháp Quản Lý Rủi Ro - Sapuwa
-
Doanh Nghiệp Xuất Khẩu áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro ...
-
Một Số Biện Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Hoạt động Trong Các NHTM ...
-
05 Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Hoạt động Quản Lý Ngân Quỹ NN
-
Rủi Ro Chu Kì Là Gì? Đặc điểm Và Cac Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Do ...
-
Một Số Vấn đề Của Pháp Luật Về Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Hoạt động ...
-
Bảo Hiểm Rủi Ro Kỹ Thuật Bảo Vệ Doanh Nghiệp Của Bạn - Chubb
-
Phòng Tránh Rủi Ro Pháp Lý Trong Tổ Chức Hoạt động Doanh Nghiệp Tư ...