Phong Trào Đông Dương Đại Hội Và Những Cuộc đấu Tranh Công Khai

Năm 1936, tình hình quốc tế và trong nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Ở Pháp, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử. Chính phủ Leon Blum được Đảng Cộng sản Pháp ủng hộ lên cầm quyền đã thi hành một loạt chính sách tiến bộ đối với các nước thuộc địa. Ở Đông Dương buộc phải nhượng bộ và nới lỏng một số quyền tự do cho dân chủ, đặc xá tù chính trị.

Tháng 7/1937, tại Hội nghị Đảng bộ quận Cà Mau, đồng chí Phạm Hồng Thám (1902 - 1978) được bầu làm Bí thư Quận ủy Cà Mau.

Ngày 16/7/1936, Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương. Hội nghị đánh giá cao vai trò của giai cấp nông dân và mối liên hệ chặt chẽ giữa 2 giai cấp nông dân và công nhân, Hội nghi chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất và nhân dân Phản đế Đông Dương (sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương) nhằm tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các lực lượng dân chủ, tiến bộ vào Mặt trận, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. Tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đi lại xuất dương, ngày làm 8 giờ, ân xá chính trị phạm, có luật lao động cho thợ thuyền, mở rộng các cơ quan kinh tế, tài chính, hội đồng quản hạt, Viện dân biểu…

Hội nông dân phản đế được thành lập vào tháng 7/1936 và tiến tới thành lập Nông hội các tỉnh (tức Hội Nông dân phản đế).

Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp cử một phái đoàn sang điều tra tình hình ở Đông Dương, do Goda dẫn đầu. Trung ương Đảng ra lời triệu tập Đông Dương Đại hội, một hình thức đoàn kêt các dân tộc Đông Dương, tiến hành thành lập các tiểu bang trù bị cho Đông Dương Đại hội và tiến tới thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Ngày 13/8/1936, cuộc hội trù bị cho Đông Dương Đại hội được triệu tập tại Sài Gòn có 400 đại biểu, phần lớn là đại biểu của nông dân và nhân dân lao động.

Tháng 10/1936, thực hiện chủ trương của Liên Tỉnh ủy Hậu Giang, chi bộ thị trấn Cà Mau tổ chức thành 2 chi bộ công khai và bí mật. Chi bộ công khai gồm 5 đồng chí, do Lâm Thạnh Mậu làm Bí thư. Chi bộ bí mật do ông Phạm Hồng Thám làm Bí thư. Các địa phương khác điều khẩn trương tổ chức các Ủy ban hành động là hướng dẫn nông dân và các tầng lớp nhân dân đấu tranh vì quyền lợi bức xúc hàng ngày, cổ động cho phong trào Đông Dương Đại hội và thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương, đồng thời tập hợp nguyện vọng của nhân dân chuẩn bị phản ánh cho phái đoàn điều tra của chính phủ Pháp sang nước Việt Nam.

Được sự hướng dẫn của các Ủy ban hành động, các đoàn thể nông dân, thanh niên, phụ nữ, các tổ chức địa phương, hội họp, thảo luận, lập bản dân nguyện, cử người đi lấy chữ ký, cử đại biểu đi dự đại hội cấp trên. Nhân dân khắp nơi trong tỉnh đã nhiệt liệt hưởng ứng phong trào này. Tất cả là những đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn nhằm giác ngộ nông dân về các quyền lợi thiết thân cảu mình và quyền lợi giai cấp, dân tộc.

Nhiều bằng rôl lớn treo ở các ngã đường, các thành cầu ngang sông với nội dung như:

Hoan hô Đông Dương Đại hội !

Mặt trận Dân chủ Đông Dương vạn tuế !

Nhiệt liệt chào mừng phái đoàn điều tra của chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp !

Tại Cà Mau, Ủy ban hành động tổ chức một cuộc mít tinh hằng trăm người dự, kêu gọi toàn dân đấu tranh đòi thực hiện luật lao động, ngày làm 8 giờ, đòi bỏ thuế thân và giảm các sắc thuế khác. Anh Nguyễn Văn Nhung, Chủ tịch Ủy ban hành động, tuyên truyền Đông Dương Đại hội và Mặt trận Dân chủ Thống nhất Đông Dương, Đội tuyên truyền Mặt trận xung phong của Cà Mau do anh Thợ Vẽ và chị Hai The là diễn giả của sức thuyết phục lớn. Chị Hai The đã diễn thuyết nhiều cuộc mít tinh đã ảnh hưởng sâu sắc trong nhân dân.

Tại Tân Ân, chi bộ tổ chức hợp tác xã Dân lập để tập hợp nông dân vào các cuộc tổ chức công khai hợp pháp nhằm chống đầu cơ, bóc lột, chống sưu cao thuế nặng, phạt vạ vô cớ, chống áp bức và hà hiếp, đánh đập của làng lính, cặp rằn. Ủy ban hành động Tân Ân phát động nhân dân lấy chữ ký ghi các yêu sách vào đơn dân nguyện, đòi bãi thuế Hải đông là loại thuế đánh vào dân làm biển, bỏ thuế công xâu rừng, đánh vào người khai thác rừng. Hợp tác xã Dân lập đấu tranh chống chủ bao người Hoa ép giá mua các mặt hàng thủy sản, nhân dân các xã Tân Ân, Năm Căn, Viên An làm đơn kiện xếp ở Hòn Khoai không cho nhân dân chở nước ngọt ở Hòn.

Tháng 6/1937, chi bộ xã Phong Lạc được thành lập gồm 3 người do ông Trần Văn Đại làm Bí thư. Cùng thời gian này chi bộ xã Khánh Bình được thành lập gồm 6 đồng chí. Do đồng chí Võ Hoành làm Bí thư. Tại xã Phong Lạc đã nổ ra cuộc đấu tranh của hàng chục hộ nông dân chống địa chủ Dương Thị Kiểu cậy quyền cướp đoạt ruộng đất của họ. Cuộc đấu tranh buộc tòa án thực dân phải xử án tù Dương Thị Kiểu. Ở xã Khánh Bình Đông ông Dương Văn Thinh, dẫn đầu nhân dân kinh Hào Sai đuổi chém địa chủ Hương Sư Minh và tay chân, buộc phải trả lại những quyền lợi chính đáng của nhân dân. Tại Cà Mau các chị Bùi Thị Trường, Ngô Văn Hộ, Lương Thế Trân vận động nông dân bị bắt làm phu trên tuyến lộ Cà Mau – Năm Căn đấu tranh với thực dân đòi cấp gạo ăn tại chỗ, cho nước uống và phải trả đủ tiền công. Hàng nghìn nhân dân kéo vào thị trấn Cà Mau đưa yêu sách. Địch xoa dịu, sau đó phải giải quyết những đòi hỏi do nông dân nêu ra.

Chi bộ xã Tân Hưng Tây phân công đảng viên vận động nhân dân làm đơn gởi đến chính quyền quận Cà Mau xin được cấp đất Công điền với lý do nông dân chưa có đất làm ruộng, đồng thời yêu cầu nhà nước lập nhà băng ngân khố cho dân nghèo vay nhẹ lãi. Lúc đầu bác đơn và hù dọa rằng, những người đưa đơn là do Cộng sản xúi giục. Cán bộ trang bị lý lẽ cho tiếp tục đấu tranh. Cuối cùng phải chấp nhận giải quyết cấp đất rừng để khai phá làm ruộng.

Dưới sự điều hành của các Ủy ban hành động, từng giới, từng địa phương tổ chức hội họp, thảo luận, lập bản dân nguyện, cử người đi giải thích và lấy chữ ký, cử đại biểu đi họp hội nghị cấp trên. Thực tế đây là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn nhằm giác ngộ quần chúng về các quyền lợi sống còn, được thế nào là dân chủ, là tự do và cần đoàn kết đấu tranh giành lấy quyền lợi. Những yêu sách được nêu trong bản dân nguyện trở thành những khẩu hiệu đấu tranh.

Hoảng sợ trước phong trào cách mạng mạnh mẽ, lôi cuốn hàng vạn quần chúng tham gia, Pháp phải ra lệnh cấm và giải tán các Ủy ban hành động. Song, phong trào Đông Dương Đại hội vẫn giữ vững làm cho ảnh hưởng của Đảng ngày càng lan rộng; phong trào quần chúng và cơ sở Đảng ở địa phương vẫn được tồn tại và phát triển, đặc biệt là tại quận Cà Mau đã tổ chức Hội tương tế ái hữu và thành lập Đoàn Thanh niên Tân Tiến (sau đổi là Đoàn Thanh Niên Dân chủ), Hội phụ nữ Dân chủ và một số tổ tập đoàn thợ may, thợ mộc, thợ hớt tóc, thợ bạc…Những cuộc đấu tranh kết hợp biểu tình của quần chúng với qui mô rộng lớn và tiếng vang như cuộc đấu tranh gần 2.000 người của các xã bị bắt đi làm cầu, đắp đường từ Cà Mau đến Năm Căn năm 1937; đòi phải tăng tiền công, cho uống nước sạch và có thuốc chữa bệnh…Ở nông thôn, phong trào đấu tranh của nhân dân cũng diễn ra gây gắt đòi giảm tô, giảm tức, chống cướp ruộng đất, chống đấu giá công điền, đòi miễn giảm thuế thân, đòi được vào rừng đốn cây, miễn thuế kiểm lâm…

Tháng 3/1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp, đề ra đường lối chính trị và phương pháp tổ chức mới, quyết định lấy tên Nông Hội thay Nông Hội đỏ. Ở nông thôn các tổ chức của nông dân rất đa dạng như: Hội cấy, Hội giặt, Hội thêu may. Hội nữ công…Những hình thức này đã thu hút đông đảo nông dân vào tổ chức cùng đấu tranh giành quyền lợi cho giai cấp mình.

Tháng 7/1937, Hội nghị Đảng bộ quận Cà Mau, Hội nghị bầu ban chấp hành do ông Phạm Hồng Thám làm Bí thư. Thời gian này Phan Ngọc Hiển được điều động về Ban Biên tập báo Lao Động – Cơ quan ngôn luân của liên hiệp Công đoàn nam Kỳ ở Sài Gòn. Sau đó Phan Ngọc Hiển được phân công trở về phụ trách tờ báo của tỉnh Bạc Liêu. Với ngòi bút sắc sảo, Phan Ngọc Hiển lên án thực dân, địa chủ bóc lột nông dân, hướng dẫn nông dẫn đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài.

Một sự kiện nổi bật của nhân dân Cà Mau trong thời kỳ này là cuộc đấu tranh của 500 hộ dân Khánh Bình chống địa chủ Nguyễn Cao Hoài gian ác giết người. Nguyễn Cao Hoài là địa chủ “dân Tây” có nhiều thế lực với bọn thực dân, ngang nhiên bao chiếm hàng nghìn ha ruộng đất của nhân dân đã khai khẩn từ bao đời, từ kinh Công Nghiệp qua vùng Hào Sai. Bắt nông dân phải làm tờ tá nhận mượn ruộng, đến nhổ mạ, bắt phải dời nhà vào làm tá điền. Được sự lãnh đạo của chi bộ, hàng trăm nhân dân dùng gậy gộc chống lại, kiên quyết không dỡ nhà, không vào làm tá điền.

Tháng 10/1937, Nguyễn Cao Viên em ruột Nguyễn Cao Hoài cùng Năm Miên, Sáu Nữ và côn đồ kéo vào kinh Hào Sai đánh đạp nhân dân, buộc phải dỡ nhà, nhân dân quyết tử chống lại. Sáu Nữ dùng gậy đập chết anh Phạm Văn lộc, một hội viên tích cực của Hội dân tương tế (anh Lộc là chồng chị Trần Thị Đãi, chị thứ hai của Trần Văn Thời) vùi xác anh Lộc dưới ruộng mấy ngày.

Trước cái chết anh Lộc, có sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Quận ủy Cà Mau, ông Võ Hoành, Bí thư xã Khánh An bố trí trên 500 nông dân chở tử thi anh Lộc đến dinh Quận trưởng Cà Mau. Anh Lê Tồn Khuyên là đảng viên hợp pháp tại nhà Dây Thép Cà Mau điện cho báo chí ở Sài Gòn. Ông Nguyễn Công Trung và Nguyễn Văn Quang với tư cách ký giả của báo Dân Chúng xuống Cà Mau chụp hình anh Phạm Văn Lộc và điều tra vụ giêt người dã man này.

Gia đình và nhân dân làm đơn tố cáo anh em Nguyễn Cao Hoài, đưa yêu sách lên Thống đốc Nam Kỳ và chính phủ Pháp đòi chừng trị kẻ giết người, bắt bồi thường sinh mạng cho nạn nhân và buộc chính quyền phải công nhận quyền sở hữu ruộng đất do chính y họ khai khẩn từ lâu. Nhiều tờ váo tiếng Việt, tiếng Pháp ở Sài Gòn lên tiếng tố cáo tội ác của địa chủ Nguyễn Cao Hoài, yêu cầu chính quyền trừng trị những kẻ giết người.

Dư luận bất bình của nhân dân đã trở thành dư luận sôi nổi của nhân dân Pháp. Mặt trận Bình dân Pháp cử luật sư Loye và Lý Bình Huê đứng ra bênh vực ủng hộ nhân dân. Nhà cầm quyền thực dân buộc phải ra lệnh bắt giam Nguyễn Cao Viên cùng bộ hạ. Sau đó kết án Nguyễn Cao Hoài cùng 3 tên tòng phạm sát nhân từ 3 đến 5 năm tù gian và bồi thường nhân mạng cho anh Lộc 1.200 đồng tiền Đông Dương ngân hàng. Họa đồ Lý (tức Tào Văn Tỵ) đã tham gia đo đạc, khẳng định ranh giới đất đai làm địa bộ, buộc Nguyễn Cao Hoài trả đất cho nông dân.

Đây là cuộc đấu tranh thắng lợi vang dội lần đầu tiên của nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng ở một nước thuộc địa của thực dân Pháp, đánh bại địa chủ, cường hào có thế lực và là chỗ dựa của thực dân cướp nước.

Ủy ban hành động các nơi khác cũng ra sức hướng dẫn nông dân chống cướp đất giành quyền dân chủ như ông Hai Chiêu và kinh xáng Thợ May chống địa chủ Trần Trinh Trạch cướp đất. Khi Tòa án Bạc Liêu xử ông phải giao đất cho địa chủ, cán bộ hướng dẫn ông Hai Chiêu lợi dụng toàn án để vạch trần bộ mặt thực dân Pháp. Trước tòa, ông Chiêu dõng dạc nói: “Thời buổi này hễ đa kim ngân thì phá luật lệ”. Ông vạch rõ âm mưu địa chủ dựa vào thế lực thực dân cướp đất nông dân bằng thủ đoạn bao chiếm… Ông Hai Chiêu đã kiên trì đấu tranh suốt 13 năm trời, 4 lần bị bắt, bị giam, cuối cùng giành thắng lợi.

Ủy ban hành động còn đi sâu và nông dân, vận động nông dân kiên quyết giữ đất, cuối cùng không cướp đất được của nông dân ở khu vực này.

Năm 1937, do bị thất mùa nên phong trào nên phong trào nông dân đấu tranh chống địa chủ vết sân càng rộng lớn. Sau mùa cấy năm 1938, nạn đói lan tràn, phần lớn nông dân tá điền điều ăn cháo hoặc bồn bồn, bông súng. Nhiều gia đình không còn gạo nấu cháo, trẻ em thiếu đói vô cùng khốn khổ.

Ngày 4/10/1938, các tổ chức Tương tế ái hữu cùng nhiều tổ chức hợp pháp, bất hợp pháp thanh niên, phụ nữ, nông dân và các nghiệp đoàn như thợ may, thợ bạc, thợ mộc, thợ hớt tóc, chị em mua gánh bán bưng cùng phối hợp với trên 1.000 nông dân ở xã Khánh An, Khánh Bình, Tân Hưng, Thạnh Phú, Phong Lạc biều tình đến dinh quận Cà Mau đòi nhà cầm quyền phải cứu trợ nạn đói, giải quyết công ăn việc làm cho dân, bãi bỏ thuế thân, giản và hoãn các thứ thuế khác. Mấy trăm ghe xuồng tấp nập ghé bến Cà Mau.

Quận trưởng cho cảnh sát và lính tuần hành khủng bố, giải tán cuộc biểu tình. Dân tại chỗ, trên chợ, dưới sông từ chùa Bà Mã Châu đến chợ nhà lồng đồng thanh la hết: “Không được đánh đập dân đói!”. Nhưng địch vẫn dùng dùi cui, roi gân bò quất xối xả vào đoàn biểu tình. Dân kiên quyết chống cự. Tiếng hô “Đả đảo khủng bố !” vang dậy cả chợ thị trấn Cà Mau.

Trước tình hình hỗn loạn xô xát diễn ra, đồng chí Trần Thị Bướm nảy ra sáng kiến, cùng một số chị em trong đoàn biểu tình chạy xuống mé xông nhận chìm mấy chiếc xuồng của mình rồi hô hoản lên: “Làng xóm ơi, cảnh sát khủng bố làm chìm xuồng chết con tôi rồi, cứu con tôi cới !”. Các chị em cùng nhau vừa lặn mò, vừa kêu khó hòa lẫn với tiếng hô khẩu hiệu dồn dập vang dội của mấy ngàn người, làm cho cảnh sát hoảng hốt, ngưng khủng bố. Có mấy lính cới quần áo ngoài cùng với các chị lặn mò tìm xác trẻ em bị chìm xuồng, tất nhiên là chẳng thấy gì cả.

Trước không khí hỗn loạn, khủng khiếp, các anh hoạt động công khai như Tào Văn Tỵ, Nguyễn Công Trung, Văn Trung Thành tưởng là chuyện có thật, ai nấy đều phẫn nộ. Các anh gọi điện lên Tỉnh trưởng Bạc Liêu vào báo cho Thống Đốc Nam Kỳ, yêu cầu can thiệp trước tai họa của dân đói.

Chủ tỉnh Bạc Liêu trực tiếp đến Cà Mau tìm cách đối phó. Bắt 14 người giải về toàn án Bạc Liêu nhưng tòa cho rằng những người này không có tội. Vài ngày sau theo lệnh của Chủ tỉnh, 2 ghe chày chở đầy lúa đến Cà Mau. Quận trưởng ra yết thị: Ai thiếu ăn, mỗi người được cấp 2 giạ lúa, ai không có công ăn việc làm thì đi đắp lộ Cà Mau – Tân Phú, chính phủ sẽ trả công.

Cuộc đấu tranh ở Cà Mau làm chấn động cả nước. Các báo ở ba miền Nam – Trung – Bắc đều lên tiếng ủng hộ đòi nhà nước Pháp cũng nhà các nhà hảo tâm cứu tế cho dân đói. Ủy ban cứu tế dân đói ở Cà Mau được thành lập. Trạng sư Loye, một người Pháp có cảm tình với cách mạng Việt Nam làm chủ tịch, bà Nguyễn Thị Huỳnh làm Phó Chủ tịch. Lời hiệu triệu của Ủy ban cứu tế dân đói ở Cà Mau được đăng lên báo dân ngày 20/12/1938 và nhiều báo khác ở Sài Gòn.

Ngày 25/10/1938, cuộc Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Tỉnh ủy lâm thời gồm có 7 ủy viên và 2 ủy viên dự khuyết, bà Bùi Thị Trường, Bí thư Tỉnh ủy, ông Trần Văn Đại, Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1938, chi bộ xã Tân Hưng tổ chức mít tinh ngoài trời có hơn 200 người dự. Tề lính được tin đến giải tán vì cho rằng tổ chức mít tinh ngoài trời là vi phạm pháp luật. tại Định Thành trên 300 nông dân kéo đến điền chủ buộc phải cứu đói.

Điểm nổi bật của thời kỳ này là phong trào đấu tranh của nhân dân rất phong phú, đa dạng. Nhân dân đã trưởng thành trong đấu tranh cách mạng. Tổ chức Nông Hội tập hợp được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia cuộc vận độg đòi quyền dân sinh, dân chủ tiến tới chống chiến tranh, chống khủng bố.

Từ khóa » đảng Chủ Trương Thành Lập Mặt Trận Thống Nhất Nhân Dân Phản đế đông Dương để