Phòng Trừ Các đối Tượng Sâu, Bệnh Gây Hại Cây Trồng Vụ Đông Xuân ...

Cụ thể, chuột tiếp tục phát sinh phát triển gây hại phổ biến trên trà lúa giai đoạn đứng cái-làm đòng-trổ bông. Tổng diện tích bị hại 1.683,7ha, phân bố ở hầu hết các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại cục bộ trên 58ha trà lúa giai đoạn đứng cái - làm đòng. Rầy nâu-rầy lưng trắng. Bệnh đạo ôn lá, cổ lá phát sinh gây hại cục bộ trên 296ha trà lúa giai đoạn tượng khối sơ khởi-làm đòng. Bệnh khô vằn nhiễm 324ha ở huyện Bình Sơn, Tư Nghĩa, Minh Long, thị xã Đức Phố và thành phố Quảng Ngãi. Ngoài ra còn có sâu phao, tuyến trùng rễ, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh đốm nâu nghẹt rễ, bệnh vàng lá sinh lý...phát sinh gây hại cục bộ trên các trà lúa.

Cây rau màu, cây công nghiệp, lâm nghiệp cũng đã xuất hiện các đối tượng sâu bệnh như: Sâu keo mùa thu (19ha), bệnh lở cổ rễ (30ha). Riêng bệnh khảm lá virus: Phát sinh gây hại phổ biến trên cây sắn giai đoạn cây con-phát triển thân lá, với diện tích nhiễm 5.949,0ha, phân bố ở hầu hết các địa phương có trồng sắn trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn có sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh da láng, dòi đục lá, bọ phấn, rệp, nhện nhỏ, bọ nhảy, bệnh thán thư, bệnh sương mai,...phát sinh gây hại rãi rác trên các loại rau màu, bệnh tua mực gây hại trên cây quế.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật dự báo, trong thời gian tới các đối tượng sâu, bệnh tiếp tục phát sinh gây hại trên cây trồng vụ Đông Xuân, cần phải triển khai các biện pháp phòng, trừ.

Đối với cây lúa: Tiếp tục vận động bà con nông dân diệt chuột liên tục bằng nhiều biện pháp, trong đó chú ý biện pháp thủ công, bẩy cơ học, ưu tiên dùng các loại thuốc trừ chuột có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành để hạn chế chuột gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Chỉ đạo phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu-rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn lá, cổ lá, bệnh khô vằn, bệnh thối lem lép hạt...gây hại trên trà lúa đang giai đoạn đứng cái-làm đòng-trổ bông. Theo dõi, chỉ đạo phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh đốm nâu nghẹt rễ, bệnh vàng lá sinh lý, bệnh chết héo...gây hại cục bộ trên các trà lúa.

Trên cây rau, màu, cây công nghiệp, lâm nghiệp: Chỉ đạo phòng trừ sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô giai đoạn cây con loa kèn, bệnh bệnh lở cổ rễ trên rau, cây dưa, cây lạc giai đoạn cây con. Theo dõi chỉ đạo phòng chống bệnh virus khảm lá gây hại trên cây sắn giai đoạn cây con-phát triển thân lá. Tuyên truyền cho nông dân biết để không sử dụng hom sắn đã nhiễm bệnh làm giống, sau khi trồng kiểm tra ruộng nếu bệnh xuất hiện nên nhổ bỏ những cây sắn bị bệnh đem tiêu hủy đồng thời phun thuốc trừ bọ phấn trắng để tránh lây lan. Theo dõi, chỉ đạo phòng trừ sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh da láng, dòi đục lá, rệp, bọ nhảy, bọ nhảy, bệnh thán thư, bệnh sương mai, giả sương 7 mai, bệnh khô đầu lá, bệnh héo xanh, héo vàng, bệnh đốm lá…phát sinh gây hại cục bộ trên các loại rau màu, bệnh tua mực gây hại trên cây quế.

Từ khóa » Các Loại Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Vụ đông