Phòng Vệ Chính đáng Và Vượt Quá Phòng Vệ Chính đáng

Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên

Ví dụ: T thường xuyên có hành vi ngược đãi, đánh đập H nhiều ngày, sau nhiều lần chịu bị đánh, H đã có hành vi chống trả, đánh lại T và chạy đi báo với các cơ quan chắc năng. Trong trường hợp này, tuy H đã có hành vi đánh T, nhưng đây được coi là phòng vệ chính đáng và không bị coi là tội phạm.

Tuy nhiên, khi hành vi phòng vệ vượt quá phòng vệ chính đáng, hành vi phòng vệ sẽ bị coi là hành vi phạm tội. Ví dụ: D có hành vi đánh G (trước đó đã đe dọa sẽ đánh gãy chân G), G đáp trả lại khiến D bị chết, hành vi của G rõ ràng là đã vượt quá mức cần thiết và phải chịu tội.

Quy định tại Điều 15 của BLHS như trên là hợp lý, quy định này không những răn đe người có ý định phạm tội, bảo vệ quyền tự vệ chính đáng của người dân, cũng như đã khuyến khích người dân có những hành vi ngăn chặn hành vi xấu xảy ra trong xã hội, nhưng đồng thời cũng thể hiện được tính nghiêm minh khi hành vi phòng vệ đã vượt quá mức cần thiết.

Rate this post
  • 26/04/2021

    Các vấn đề liên quan đến năng lực trách nhiệm hình sự và quy định của pháp luật về năng lực trách nhiệm hình sự
  • 25/04/2021

    Tội cướp tài sản và dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản
  • 04/02/2021

    Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
  • 04/02/2021

    Tội chống người thi hành công vụ xử lý thế nào?
  • 01/07/2020

    Phân loại tội phạm theo pháp luật hình sự

Liên hệ luật sư

Tổng đài miễn phí: 0922772222

Email: lienheluatsu@gmail.com

Zalo: 0972817699

Từ khóa » Các Ví Dụ Về Phòng Vệ Chính đáng