Tư Vấn Thế Nào Là Phòng Vệ Chính đáng Theo Quy định Của Bộ Luật ...
Có thể bạn quan tâm
Tư vấn thế nào là phòng vệ chính đáng theo quy định của bộ luật hình sự
Thưa luật sư, tôi cần được tư vấn thế nào là phòng vệ chính đáng và các điều kiện để được coi là phòng vệ chính đáng.
- Tư vấn về trường hợp cố ý gây thương tích hay phòng vệ chính đáng
- Tư vấn về cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng
- Có phạm tội cố ý gây thương tích?
Tư vấn pháp luật hình sự:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Thế nào là phòng vệ chính đáng, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Căn cứ tại Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về chế định phòng vệ chính đáng thì “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”
Căn cứ tại Mục II Nghị quyết số 02-HĐTP-TANDTC/QĐ của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự thì:
1) Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách tương xứng người có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2) Nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Việc xem xét những trường hợp phòng vệ chính đáng thường khó khăn, cho nên, Tòa án nhân dân tối cao đã tổng kết thực tiễn xét xử và có Chỉ thị số 07 ngày 22-12-1983 về việc xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ. Nội dung Chỉ thị nói trên phù hợp với Điều 13 của Bộ luật hình sự. Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.
c) Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.
d) Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.
Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.
Để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ (thí dụ: bảo vệ địa điểm thuộc bí mật quốc gia, bảo vệ tính mạng); mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng; nhân thân của người xâm hại (nam, nữ; tuổi; người xâm hại là côn đồ, lưu manh…); cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc (nơi vắng người, nơi đông người, đêm khuya) v.v… Đồng thời cũng cần phải chú ý đến yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.
Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức (như: gây thương tích nặng, làm chết người) đối với người có hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không tương xứng và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ngược lại, nếu hành vi chống trả là tương xứng thì đó là phòng vệ chính đáng.
Theo tinh thần của các quy định pháp luật trên và tham khảo bài viết của Ths.Đinh Văn Quế thế nào là phòng vệ chính đáng cần có bốn yếu tố sau:
Thứ nhất, phải có hành vi nguy hiểm cho xã hội,
Hành vi trái pháp luật, trước hết là hành vi phạm tội, hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội, bởi lẽ trong thời gian ngắn như vậy người thực hiện hành vi phòng vệ không không đủ thời gian để nhận biết được hành vi nguy hiểm cho xã hội đó có phải là tội phạm hay không, và có cả trường hợp người thực hiện hành vi phòng vệ không đủ nhận thức để phân biệt được thế nào là hành vi phạm tội. Vì thế trong trường hợp này, chỉ cần người thực hiện hành vi phòng vệ nhận thức được rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội chứ không cần phải xác định đó là tội phạm mới được thực hiện quyền phòng vệ.
Hành vi nguy hiểm cho xã hội đã bắt đầu và chưa kết thúc. Ví dụ: A đang cầm dao đuổi chém B hoặc C đang dí súng vào đầu Đ để buộc Đ phải đưa tài sản cho mình. Nếu hành vi chưa bắt đầu, thì mọi hành vi chống trả không được coi là hành vi phòng vệ. Ví dụ: Trần Tuấn Anh thấy Nguyễn Văn Hùng đi chơi với người yêu của mình nên nói với Hùng: “Tao sẽ giết mày!” Mới nghe Tuấn Anh nói vậy, Hùng đã rút dao trong người ra đâm Tuấn Anh chết. Trường hợp hành vi xâm phạm đã kết thúc thì mọi hành vi chống trả cũng không được coi là hành vi phòng vệ. Ví dụ: A đánh B bị thương vào đầu, được mọi người can ngăn, A đã bỏ đi, nhưng do bực tức B đã lấy dao đuổi theo A đâm A chết. Tuy nhiên, trong trường hợp hành vi xâm phạm này đã kết thúc, nhưng lại có tiếp hành vi khác của chính người đó xâm phạm đến lợi ích chính đáng cần bảo vệ thì cũng không coi là hành vi xâm phạm đã kết thúc và người có hành vi chống trả vẫn được coi là phòng vệ. Ví dụ: A đánh B nhưng B đỡ được, A biết không thể đánh nổi B nên chạy vào nhà B đánh mẹ của B đang bị bệnh nằm trên giường, nên B đã dùng một khúc gỗ vụt mạnh vào đầu A làm cho A ngất xỉu sau đó bị chết. Mặc dù hành vi tấn công của A đã kết thúc đối với B nhưng A lại có tiếp hành vi xâm phạm đến mẹ của B và để bảo vệ mẹ của mình nên B đã chống trả gây thiệt hại cho A nên hành vi của B cũng được coi là phòng vệ.
Pháp luật các nước nói chung cả nước ta nói riêng không coi hành vi tấn công của người mắc bệnh tâm thần là hành vi trái pháp luật, bởi vì người mắc bệnh tâm thần (người điên) họ không nhận thức được hành vi của họ là nguy hiểm cho xã hội nên họ không có lỗi. Tuy nhiên, nếu một người bị người mắc bệnh tâm thần tấn công, họ vẫn có quyền chống trả để bảo vệ mình, nhưng nếu còn có thể bỏ chạy mà không chạy lại chống trả gây thiệt hại cho người bị tâm thần thì không được coi là phòng vệ. Nhưng nếu bị người say rượu tấn công mình hoặc tấn công người khác thì hành vi gây thiệt hại cho người say rượu lại được coi là hành vi phòng vệ, vì người say rượu nếu xâm phạm đến các lợi ích cần bảo vệ, theo pháp luật nước ta vần bị coi là hành vi trái pháp luật.
Thứ hai,hành vi nguy hiểm cho xã hội đang xâm phạm hoặc trực tiếp đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc đến tính mạng, sức khỏe của mình hoặc của người khác. Hoặc trực tiếp đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc đến các quan hệ xã hội khác mà luật hình sự bảo vệ như: các quan hệ về độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, hành vi phòng vệ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công
Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm. Ví dụ: A đi làm về thấy hai tên thanh niên đang hãm hiếp con gái mình, tiện có chiếc cuốc trên tay, A đã dùng cuốc bổ vào đầu một tên làm cho tên này bị trọng thương. Hành vi của A được coi là hành vi phòng vệ trong trường hợp bảo vệ lợi ích chính đáng của người khác (con gái) đang bị xâm phạm.
Nếu người phòng vệ không gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm mà gây thiệt hại cho người khác (thường là người thân của người có hành vi xâm phạm), thì không được coi là hành vi phòng vệ. Ví dụ: Trần Văn Q bị Phạm Thanh B đánh, nhưng Q không đánh B là lại đánh H (con của B) bị thương tích nặng. Hành vi của Q không được coi là hành vi phòng vệ.
Trường hợp người phòng vệ không gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm mà lại gây thiệt hại khác, thì cũng không được coi là hành vi phòng vệ. Ví dụ: Hoàng Công Đ bị Trần Văn T dùng dao đuổi đánh, để ngăn chặn việc T đuổi đánh mình nên Đ đã dùng bật lửa đốt nhà của T. Hành vi của Đ không được coi là hành vi phòng vệ, vì Đ không gây thiệt hại đến tính mạng hay sức khoẻ đối với T mà gây thiệt hại về tài sản của T.
Cũng không coi là phòng vệ chính đáng trong trường hợp người có hành vi xâm phạm gây thiệt hại đến tài sản của người khác, rồi người khác cũng gây thiệt hại lại cũng về tài sản cho người có hành vi xâm phạm. Ví dụ: Nguyễn Văn K ra thăm đồng thấy Bùi Quốc T đang nhổ lúa trên thửa ruộng nhà mình vì hai bên đang có tranh chấp về thửa ruộng này. K chạy về lấy dao ra chặt phá cây trong khu vườn của gia đình T. Hành vi của cả K và T là hành vi cố ý huỷ hoại tài sản, K không thể lấy lý do: “mày nhổ lúa nhà tao thì tao chặt cây nhà mày”.
Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.
Thứ tư, hành vi chống trả phải là cần thiết.
Cần thiết không có nghĩa là ngang bằng theo cách xác định của toán học như: Bên xâm phạm gây thiệt hại như thế nào thì bên phòng vệ cũng chỉ được gây thiệt hại như thế như: A đấm B vào mặt hai cái thì B cũng chỉ được đấm A vào mặt hai cái hoặc A gây thương tích cho B 23% thì B cũng chỉ được gây thương tích cho A 23%, mà trong hoàn cảnh cụ thể người có hành vi xâm phạm có thể chỉ mới đe doạ gây thiệt hại ngay tức khắc cho người phòng vệ hoặc cho người khác nhưng người phòng vệ có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ cho người xâm hại cũng được coi là cần thiết. Ví dụ: A đang dùng súng uy hiếp những người trên xe ô tô để cướp tài sản thì bị một chiến sĩ cảnh sát được trang bị vũ khí (Súng K54) là một trong những hành khách trên xe nổ súng bắn chết tên cướp thì hành vi bắn chết tên cướp được coi là chống trả cần thiết.
Như vậy, để được coi thế nào là phòng vệ chính đáng thì cần có bốn yếu tố vừa nêu trên
Bạn vui lòng tham khảo thêm tại bài viết sau:
- Tư vấn về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong Bộ luật hình sự
- Tư vấn về trường hợp cố ý gây thương tích hay phòng vệ chính đáng
- Tư vấn về cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về thế nào là phòng vệ chính đáng, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Xem thêm:- Tin nhắn có được coi là bằng chứng hay không?
- Mua phải xe trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Mua điện thoại là tài sản trộm cắp thì có phạm tội không?
- Cho người khác mượn gà đi chọi gà lấy tiền thì có phạm tội không
- Gia đình có phải trả nợ thay cho người thân vay nặng lãi bỏ trốn không?
Từ khóa » Các Ví Dụ Về Phòng Vệ Chính đáng
-
Thế Nào Là Phòng Vệ Chính đáng? - LUẬT SƯ GIỎI
-
Phòng Vệ Chính đáng Là Gì? Ví Dụ Minh Họa Về Phòng ... - HILAW.VN
-
Phòng Vệ Chính đáng Và Vượt Quá Phòng Vệ Chính đáng
-
Điều Kiện Của Phòng Vệ Chính đáng Là Gì ? Cho Ví Dụ ?
-
Phòng Vệ Chính đáng Là Gì? Đánh Chết Trộm Vào Nhà Có được Coi Là ...
-
Thế Nào Là Phòng Vệ Chính đáng?
-
Phòng Về Chính đáng Là Gì? - AZLAW
-
Tự Vệ Chính đáng Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Một Số Vấn đề Về Phòng Vệ Chính đáng Và Nâng Cao Năng Lực, Hiệu ...
-
Phòng Vệ Chính đáng: Như Thế Nào Là Chống Trả Cần Thiết? - LawNet
-
Phòng Vệ Chính đáng - Thực Tiễn Và Một Số Kiến Nghị
-
Phòng Vệ Chính đáng :: Đoàn Luật Sư Tp. Hồ Chí Minh
-
Phòng Vệ Chính đáng Là Gì? Vượt Quá Giới Hạn ... - Luật Dương Gia