Phụ Cấp Công Vụ Là Gì? Quy định Của Pháp Luật Về Phụ Cấp Công Vụ?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Phụ cấp công vụ là gì?
- 2 2. Các đối tượng được hưởng phụ cấp công vụ bao gồm những ai?
- 3 3. Quy định của pháp luật về mức hưởng phụ cấp công vụ:
- 4 4. Thời gian chi trả phụ cấp công vụ:
- 5 5. Phụ cấp công vụ có phải tính đóng bảo hiểm không?
- 6 6. Làm việc theo biên chế sự nghiệp có được hưởng phụ cấp công vụ không?
1. Phụ cấp công vụ là gì?
Hiểu đơn giản là trong quá trình làm việc ngoài mức lương mà một người đang hưởng thì còn được hưởng một khoản tiền phụ cấp, mức phụ cấp này được pháp luật quy định theo mức cụ thể dựa trên mức lương mà người đó được hưởng, tuy nhiên, không phải bất cứ cá nhân nào cũng thuộc diện được hưởng phụ cấp công vụ mà thuộc diện do pháp luật quy định riêng. Nhà nước quy định phụ cấp công vụ dùng để chi trả cho các đối tượng được lấy từ ngân sách của Nhà nước cùng với nguồn tài chính hợp pháp của các cơ quan, đơn vị. Như vậy ngoài mức lương thì người được hưởng còn hưởng thêm mức phụ cấp công vụ, điều này có ý nghĩa thể hiện sự quan tâm trong chế độ dành cho cán bộ, công chức làm trong cơ quan nhà nước và các tổ chức nhà nước.
2. Các đối tượng được hưởng phụ cấp công vụ bao gồm những ai?
Theo Nghị định 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 NĐ-CP về chế độ phụ cấp công vụ có hiệu lực từ ngày 01/06/2012 về các đối tượng được hưởng phụ cấp công vụ bao gồm các đối tượng cụ thể sau:
– Cán bộ công tác trong cơ quan nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
– Công chức làm việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 và theo các Nghị định của pháp luật có liên quan của Chính phủ quy định về những người là công chức, trong đó trừ những công chức khác theo quy định của pháp luật;
– Các cán bộ, công chức làm việc ở xã, phường, thị trấn được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và Nghị định của Chính phủ khác có có liên quan, ngoài ra còn bao gồm cả những người thực hiện hoạt động, nhiệm vụ không chuyên trách trong phạm vi cấp xã;
– Ngoài những người làm việc, hoạt động theo chế độ hợp đồng lao động tại các đơn vị sự nghiệp công lập thì những người làm việc theo hợp đồng lao động hợp pháp trong cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong Đảng, tổ chức chính trị-xã hội áp dụng quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 thực hiện chế độ hợp đồng trong cơ quan nhà nước đều thuộc diện được hưởng phụ cấp công vụ theo luật định;
– Đối tượng là sĩ quan, hạ sĩ quan làm việc có hưởng lương theo quy định của pháp luật;
– Người thực hiện hoạt động công tác cơ yếu trong các tổ chức cơ yếu theo luật định;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ và công dân, người lao động làm, phục vụ cho Quân đội nhân dân Việt Nam, viên chức quốc phòng, chiến sĩ phục vụ có thời hạn, sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
Do vậy, đối với những câu hỏi, thắc mắc của mọi người về lao động tập sự có được hưởng phụ cấp công vụ hay không, dựa vào những đối tượng trên, có thể thấy thời gian một người thực hiện chế độ tập sự, người được tuyển dụng vào công chức nhà nước mà trong thời gian thực hiện chế độ tập sự chỉ đang ở mức thực tập, học tập, chưa trở thành công chức thực thụ, chưa độc lập thực hiện công vụ, chưa chịu trách nhiệm với vai trò của một công chức Nhà nước, chưa được bổ nhiệm công chức bởi cơ quan quản lý nhà nước mà chỉ ở mức tìm hiểu, tập giải quyết và thực hiện các công việc theo vị trí tuyển dụng thì có thể đưa ra kết luận người lao động tập sự không thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp công vụ.
3. Quy định của pháp luật về mức hưởng phụ cấp công vụ:
Được quy định rất cụ thể, rõ ràng trong Nghị định 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012: Các đối tượng đủ điều kiện, thuộc diện được hưởng phụ cấp công vụ như đã nêu trên thì được hưởng mức phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương người đó đang được hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu có thâm niên hoặc quân hàm thì được cộng thêm cả phụ cấp thâm niên hoặc phụ cấp quân hàm.
Pháp luật Việt Nam đã có sự điều chỉnh quy định về mức phụ cấp công vụ, cải thiện mức phụ cấp cho cán bộ, công chức và các đối tượng trong diện được hưởng phụ cấp công vụ từ ngày 01 tháng 05 năm 2012. Thể hiện ở chỗ so với quy định của pháp luật trước đây (Nghị định 57/2011 NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2011, đã hết hiệu lực ở thời điểm hiện tại), mức hưởng phụ cấp công vụ tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực chỉ được tính bằng 10% của tổng mức lương hiện hưởng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, hoặc phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp quân hàm (nếu có) thì pháp luật đã tăng mức hưởng lên đến 25%, cao hơn 15% so với năm 2011. Đây là một sự thay đổi lớn trong chế độ ưu đãi đối với những đối tượng được hưởng phụ cấp công vụ.
4. Thời gian chi trả phụ cấp công vụ:
Để tiện cho việc chi trả chế độ lương, phụ cấp và đảm bảo lợi ích của người được hưởng, thời điểm phụ cấp công vụ được luật quy định là vào cùng kỳ lương hàng tháng của người được hưởng, như vậy cả lương và phụ cấp đều được nhận cùng lúc. Tuy nhiên, phụ cấp công vụ không được dùng để tính đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà chỉ dựa trên mức lương người được hưởng.
Ngoài ra không phải bất cứ thời gian nào cũng được tính hưởng phụ cấp công vụ mà được quy định trừ các trường hợp thời gian cụ thể:
+ Thời gian hưởng tiền lương theo chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong thời gian người đó đi công tác hoặc làm việc, học tập ở nước ngoài;
+ Đối với trường hợp nghỉ việc không lương thì thời gian nghỉ việc không lương liên tục từ 01 tháng trở lên không được tính hưởng phụ cấp công vụ;
+ Thời gian được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ việc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Trường hợp người được hưởng bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian đó cũng không được tính hưởng phụ cấp công vụ;
+ Khi một người nghỉ việc trong các cơ quan Nhà nước, các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội và lực lượng vũ trang thì từ tháng tiếp theo sau tháng nghỉ việc sẽ thôi được hưởng phụ cấp công vụ;
+ Các đối tượng thuộc diện được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền thì được hưởng phụ cấp công vụ theo quy định của pháp luật, cụ thể trong Nghị định 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 .
5. Phụ cấp công vụ có phải tính đóng bảo hiểm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm việc tại UBND của một thị trấn. Mức lương của tôi là 3.5 triệu, và hàng tháng tôi được hưởng them phụ cấp công vụ là 875 ngàn đồng. Vậy tiền phụ cấp công vụ này có phải đóng bảo hiểm không?
Luật sư tư vấn:
Phụ cấp công vụ được áp dụng cho Cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước và một số đối tượng khác. Mức phụ cấp công vụ được tính bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.
Theo quy định tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP thì:
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng
1. Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm:
a) Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
3. Khi thôi làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và lực lượng vũ trang thì thôi hưởng phụ cấp công vụ từ tháng tiếp theo.
4. Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại Nghị định này.
Theo quy định tại khoản 1 thì phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và như vậy bạn sẽ không được dùng số tiền 875 ngàn để đóng bảo hiểm.
6. Làm việc theo biên chế sự nghiệp có được hưởng phụ cấp công vụ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi được tuyển dụng công chức, ngạch cán sự, bảng lương công chức loại B Làm việc chính thức tại Phòng NN&PTNT Biên chế đang làm là sự nghiệp (phòng có 6 biên chế hành chính và 1 sự nghiệp) Luật sư cho hỏi: Với quyết định tuyền dụng công chức, làm việc theo biên chế sự nghiệp thì tôi có được hưởng phụ cấp công vụ 25% không ?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là công chức đang làm việc biên chế sự nghiệp tại Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong trường hợp này bạn vẫn thuộc đối tượng hưởng chế độ phụ cấp công vụ. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2012/NĐ-CP thì đối tượng hưởng chế độ phụ cấp công vụ bao gồm: cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 Nghị định 34/2012/NĐ-CP gồm:
+ Cán bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức;
+ Công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; không bao gồm công chức quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP;
+ Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chứcvà Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị – xã hội áp dụng quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; không bao gồm người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
– Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2012/NĐ-CP đã được xếp lương hoặc phụ cấp quân hàm theo quy định tại các văn bản sau đây:
+ Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát;
+ Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước; bảng lương, phụ cấp, trang phục đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước, chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán viên nhà nước;
+ Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể;
+ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
+ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì bạn có quyết định tuyền dụng công chức, làm việc theo biên chế sự nghiệp, hưởng lương công chức loại B thì bạn thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp công vụ theo điểm b, khoản 1 và điểm d, khoản 2 Điều 2 Nghị định 34/2012/NĐ-CP.
Và theo Điều 3 Nghị định 34/2012/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp công vụ như sau:
“Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được áp dụng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.”
Theo đó, mức phụ cấp công vụ đối với bạn là 25% mức lương bạn đang hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Và phụ cấp công vụ sẽ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Từ khóa » Chế độ Phụ Cấp Công Vụ Mới Nhất
-
Đối Tượng được Hưởng, Cách Tính Mức Hưởng Phụ Cấp Công Vụ
-
Nghị định 34/2012/NĐ-CP Chế độ Phụ Cấp Công Vụ
-
Hiện Nay đối Tượng Nào được Hưởng Phụ Cấp Công Vụ?
-
Tư Vấn Chế độ Phụ Cấp Công Vụ đối Với Cán Bộ, Công Chức Mới Nhất
-
Công Chức Tập Sự Có được Hưởng Phụ Cấp Công Vụ?
-
Phụ Cấp Công Vụ - .: VGP News - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Phụ Cấp Công Vụ Không áp Dụng đối Với Người Làm Hợp đồng
-
Phụ Cấp Công Vụ Là Gì? Ai được Hưởng? Cách Tính Như Thế Nào?
-
Phụ Cấp Công Vụ Là Gì? Ai được Hưởng Loại Phụ Cấp Này?
-
Phụ Cấp Công Vụ Cho Cán Bộ, Công Chức - VP UBND Tỉnh Lai Châu
-
Xây Dựng Chế độ Tiền Lương Mới đối Với Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức
-
Chế độ Hưởng Phụ Cấp Công Vụ - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Phú Thọ
-
Phụ Cấp Công Vụ: “Bỏ Quên” Công Chức, Viên Chức Trong đơn Vị Sự ...
-
Thông Tư Hướng Dẫn Thực Hiện Chế độ Phụ Cấp Thâm Niên Vượt ...