Phụ Phí Trong Vận Chuyển Quốc Tế - Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh
Có thể bạn quan tâm
Trong vận chuyển quốc tế, bên cạnh phí vận chuyển thì còn có các loại phụ phí khác mà bên vận chuyển (công ty forwarder hoặc hãng tàu) thu của shipper và consignee. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi thuê dịch vụ Logistics hoặc thuê hãng vận chuyên cần đặc biệt lưu ý đến các loại phụ phí để tránh bị thu phụ phí không rõ lí do.
Cùng Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh đi tìm hiểu phụ phí là gì, các loại phí trong xuất nhập khẩu ở bài viết dưới đây
Nội dung bài viết:- 1. Phụ phí địa phương (Local charge)
- Đối với hàng xuất khẩu
- Đối với hàng nhập khẩu
- 2. Phụ phí tính vào cước vận chuyển
>>>>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ Logistics
Phụ phí trong vận chuyển bao gồm:
(1) Phụ phí địa phương, thường được gọi là Local charges (do forwarder thu) và
(2) Phụ phí tính vào cước vận chuyển do hãng tàu hoặc hãng hàng không thu.
1. Phụ phí địa phương (Local charge)
- B/L fee (bill of lading fee): Phụ phí phát hành vận đơn B/L, khi nhận vận chuyển hàng hóa thì nhà vận chuyển sẽ phát hành B/L. Việc phát hành bill không chỉ là việc cấp một B/L rồi thu tiền mà còn bao gồm cả việc thông báo cho đại lý đầu nước nhập về B/L, phí theo dõi đơn hàng, quản lý đơn hàng.
Đối với các phí liên quan đến B/L gồm:
- Courier fee (phí chuyển chứng từ về đối với bill gốc);
- Telex release fee (phí điện giao hàng đối với Surrendered B/L);
- Amendment fee (phí chỉnh sửa bill) đối với phí chỉnh sửa bill thì có hai mức là trước khi tàu cập và sau khi đã khai manifest giá khác nhau, mỗi khu vực mỗi khác.
- D/O fee (delivery order fee): Phí lệnh giao hàng, ứng với một b/l (bill of lading) thì sẽ có phí này phí giao lệnh có trong hàng nhập từ hàng FCL (full container load), LCL (less than container load), hàng air và cả trong hàng bulk (rời). Phí này sẽ do consignee đóng đối với các incoterms (EXW, nhóm F, nhóm C, DAT) các terms còn lại sẽ do nhà xuất khẩu đóng. Phí này không chỉ là việc phát hàng một cái lệnh D/O thu tiền nó còn phải cả việc khai manifest, đi lấy lệnh (nếu có House B/L).
- THC fee (Terminal handling charges): Phụ phí xếp dỡ tại cảng, bao gồm tất cả những chi phí mà để đưa được một container từ trên tàu xếp về bãi container an toàn (phí xếp dỡ container hàng từ trên tàu xuống, phí vận chuyển container từ cầu tàu vào đến bãi container, phí xe nâng xếp container lên bãi, phí nhân công cảng, phí bến bãi, phí quản lý của cảng).
Phí này có cả hai đầu cảng xuất và nhập. Consignee chịu tại cảng xếp (port of loading) đối với các terms (EXW, FCR, FAS). Shipper chịu tại cảng dỡ (port of discharge) đối với các điều kiện giao hàng (DAT, DDP, DDU).
- Cleaning fee: Phí vệ sinh container, container đóng rất nhiều loại hàng khác nhau và việc vệ sinh container là rất cần thiết để tránh việc ảnh hưởng của hàng đóng lần trước đến hàng đóng lần sau.
Bên cạnh đó, đối với phí này thì một số hãng tàu thường không làm vệ sinh container nhưng vẫn thu phí này như một khoản lợi nhuận đặc biệt là các hãng tàu nội địa. Phí này người trả giống D/O fee.
- CFS fee (Container freight station fee): Phí khai thác hàng lẻ (bao gồm: bốc xếp hàng từ cont sang kho hoặc ngược lại; phí lưu kho hàng lẽ, phí quản lý kho hàng).
- DEM/DET fee (Demurrage/ Detention fee): Phí lưu bãi/cont, khi container ở trong cảng hết ngày cho phép thì sẽ phải chịu phí này, phí lưu container là việc cont được đưa về kho để đóng hàng hoặc trả hàng nhưng nằm lâu quá so với cho phép của hãng tàu thì cũng sẽ bị thu phí.
Phí lưu container tại bãi của cảng (DEMURRAGE); Phí lưu container tại kho riêng của khách (DETENTION); Phí lưu bãi của cảng (STORAGE)
Đối với hàng xuất khẩu
- Sau khi bạn liên hệ với cảng để nhận container và kéo về kho riêng của bạn đóng hàng. Thông thường đối với hàng XK thì bạn sẽ được lấy container đem về kho để đóng hàng trước ngày tàu chạy ETD là 05 ngày.
Điều này có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày DET với điều kiện bạn trả container về bãi trước giờ closing time quy định để xuất theo lịch tầu dự kiến.
Nếu sau 05 ngày bạn không trả container về bãi để xuất đúng lịch tầu đã book mà container để tại kho của bạn thì bạn sẽ phải thanh toán tiền lưu container tại kho (DET).
Nếu vì lý do nào đó bạn giao container về bãi nhưng sau closing time quy định và hàng không kịp xếp lên tầu dự kiến. Hàng của bạn sẽ phải nằm ở bãi và chờ đến chuyến sau thì bạn sẽ phải trả phí lưu container tại bãi (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE) và phí đảo/ chuyển container.
- Trong trường hợp bạn đóng hàng tại bãi của Cảng thì DET sẽ không bị tính và DEM cũng sẽ được tính như trường hợp trên.
Đối với hàng nhập khẩu
- Sau khi bạn đã hoàn tất các thủ tục hải quan, nhập khẩu và muốn mang container về kho riêng để rút hàng thì container này sẽ được miễn phí lưu container tại cảng (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE) thông thường được các hãng tầu cho phép là 5 ngày kể từ ngày tầu cập cảng.
Điều này có nghĩa là bạn sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày STORAGE. Kể từ ngày thứ 06 trở đi thì bạn sẽ phải trả thêm phí DEM và STORAGE (nếu hàng vẫn còn nằm trong bãi của cảng) hay bạn sẽ phải trả phí DEM và DET nếu bạn đem hàng về kho riêng để dỡ hàng sau ngày quy định trên.
Trong trường hợp bạn rút hàng tại bãi của Cảng sau 05 ngày được miễn nêu trên thì bạn phải trả phí lưu container (DEM) và lưu bãi (STORAGE).
- Phí niêm phong chì (Seal)
- Phí soi chiếu an ninh (X-ray (Screening)
- Phụ phí giảm thải lưu huỳnh (LSS – Low Sulphur Surcharge)
Bên cạnh các loại phụ phí địa phương local charges kể trên, chúng ta cũng cần lưu ý thêm những phí local charges được áp dụng vào từng thị trường cụ thể dưới đây:
- Phí kê khai hàng vào Châu Âu (ENS – Entry Summary Declaration)
- Phí truyền dữ liệu hải quan vào một số QG như US, CANADA, CHINA… (AMS – Automatic Manifest System)
- Phí khai báo an ninh hàng vào Mỹ (ISF – Importer Security Filling)
- Phí truyền dữ liệu hải quan vào Nhật Bản (AFR – Advance Filling Rules)
- Phí truyền dữ liệu hải quan vào Trung Quốc (AFS – Advance Filling Surcharge)
2. Phụ phí tính vào cước vận chuyển
- Phụ phí tăng giá cung (GRI – General Rate Increase): phụ phí của cước vận chuyển (chỉ xãy ra vào mùa hàng cao điểm).
- Phụ phí nhiên liệu khẩn cấp (EBS – Emergency Bunker Surcharge)
- Phụ phí cao điểm mùa vụ (PSS – Peak Season Surcharge): Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.
- Phụ phí tắc nghẽn tại cảng (PCS – Port Congestion Surcharge): Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).
- Phụ phí phụ trội hàng nhập (CIC – Container Imbalance Charge)
- Phụ phí nhiên liệu (BAF – Bunker Adjustment Factor): ở mỗi cảng hàng không khác nhau ở các nước khác nhau mức giá nhiên liệu khác nhau dẫn tới ảnh hưởng đến chi phí trong mỗi chuyến đi, chính vì vậy các airline phải thu lại khách hàng để cân đối chi phí vận chuyển cho họ.
- Phụ phí biến động tỷ giá (CAF – Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ là khoản phụ phí cước biển hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.
- Phụ phí giao hàng tại cảng ở Mỹ (DDC – Destination Delivery Charge)
- Phụ phí qua kênh đào Panama (PCS – Panama Canal Surcharge)
- Phụ phí qua kênh đào Suez (SCS – Suez Canal Surcharge)
- Phí an ninh (SSC – Security Surcharge) - đường hàng không
Bên cạnh phí local charges, phụ phí tính vào cước vận chuyển trên thì còn phí Handling fee: phí làm hàng, một số nước khác thì thường để là services fee ( phí dịch vụ).
Phí này nói một cách dễ hiểu thì đó là “tiền công”. Các công ty Forwarder thu phí này như là tiền công cho việc thực hiện dịch vụ của họ, là phí để trả cho quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan…Handling fee là loại phí không được xếp vào phụ phí nhưng xét về bản chất thì nó cũng là một loại phụ phí.
Để được hỗ trợ về nghiệp vụ xuất nhập khẩu - logistics bạn có thể tham gia group: https://www.facebook.com/groups/giadinhxuatnhapkhaulogistics. Tại đây mọi vấn đề của bạn sẽ được đội ngũ giảng viên tại xuất nhập khẩu Lê Ánh hỗ trợ nhiệt tình, và cùng trao đổi, thảo luận với cộng đồng ~70.000 người đã và đang làm nghề thực tế.
Trên đây là các loại phụ phí thường thấy và rất quen thuộc đối với shipper và consignee, tuy nhiên hiện nay có nhiều công ty Forwarder hoặc hãng tàu lạm dụng việc thu phụ phí để lấy thêm phí từ phía công ty xuất nhập khẩu đặc biệt là đối với các công ty xuất nhập chỉ định. Do vậy, khi nhận báo giá chi phí Logistics, cần kiểm tra kĩ thông tin và có sự thỏa thuận rõ ràng về chi phí vận chuyển và các phụ phí có liên quan.
Để có thể hiểu và có thể làm chủ được các phụ phí này trong công việc xuất nhập khẩu thực tế, bạn có thể tham gia lớp học xuất nhập khẩu tphcm và hà nội tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Với các Khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu được giảng dạy bởi 100% các giám đốc công ty XNK và Logistics lớn trong nước và thế giới, kết thúc khóa học bạn sẽ được kết nối tuyển dụng với doanh nghiệp.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM
Từ khóa » Phí Mfr Là Phí Gì
-
Hapag-Lloyd Thông Báo Giá Hàng Lạnh - PHAATA
-
Trade Surcharges - Hapag-Lloyd
-
CHỮ VIẾT TẮT TRONG VẬN TẢI BIỂN: CÁC LOẠI PHÍ, PHỤ PHÍ ...
-
MFR Là Gì? -định Nghĩa MFR | Viết Tắt Finder
-
CÁC LOẠI PHÍ TRONG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN – NGÀNH LOGISTICS
-
CÁC TỪ VIẾT TẮT, PHỤ... - Cước Vận Chuyển Giá Rẻ | Facebook
-
CÁC LOẠI PHÍ VÀ PHỤ PHÍ TRONG VẬN ... - Tra Cước Vận Chuyển
-
Hapag-Lloyd Establishes Marine Fuel Recovery (MFR) Mechanism
-
Các Loại Phí Trong Xuất Nhập Khẩu - Trường Phát Logistics
-
Các Loại Phụ Phí Trong Vận Tải Đường Biển - Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh
-
CÁC LOẠI PHỤ PHÍ THƯỜNG GẶP TRONG VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ
-
CÁC LOẠI PHÍ VÀ PHỤ PHÍ TRONG VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN ...
-
CÁC LOẠI PHÍ VÀ PHỤ PHÍ TRONG VẬN ... - Knight Logistics