Phủ Tây Hồ - Một địa điểm Du Lịch Tâm Linh Ngay Trung Tâm Hà Nội

Du lịch tâm linh ngày nay đã không còn xa lạ với các tín đồ tâm linh trên toàn đất nước. Ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp địa phương ta có thể ghé qua tham quan, vãn cảnh, thắp nén hương cầu may đền, chùa tại đó. Nếu bạn đang có dịp tới thủ đô để đi du lịch đừng bỏ qua Phủ Tây Hồ Hà Nội với bề dày lịch sử cùng kiến trúc độc đáo ngay tại trung tâm Hà thành. Hãy cùng chúng tôi khám phá địa điểm tâm linh đặc biệt này.

phu-tay-ho-ha-noi

Nội dung bài viết

Toggle
  • Địa chỉ Phủ Tây Hồ ở Hà Nội
  • Phủ Tây Hồ thờ ai – Tìm hiểu lịch sử và kiến trúc tại đây.
    • Phủ Tây Hồ thờ ai?
    • Lịch Sử về Phủ Tây Hồ Hà Nội
    • Kiến trúc của Phủ Tây Hồ Hà Nội
  • Nghi lễ dâng hương tại Phủ
    • Nghi lễ hạ lễ thụ lộc
  • Lễ hội tại Phủ Tây Hồ ở Hà Nội
  • Cầu gì khi đến Phủ Tây Hồ ở Hà Nội
  • Hướng dẫn sắm lễ đi Phủ Tây Hồ Hà Nội
  • Có nên dâng lễ, viết sớ tại Phủ hay không?

Địa chỉ Phủ Tây Hồ ở Hà Nội

Phủ Tây Hồ có địa chỉ chính xác ở 52 Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm và nhô ra giữa Hồ Tây.

Từ trung tâm thành phố Hà Nội di chuyển tới Phủ Tây Hồ mất khoảng 15 phút cho 4km. Giữa phố thị đông đúc, náo nhiệt nơi thủ đô Phủ Tây Hồ ở đó như mang đến cảm giác trầm lặng, linh thiêng và yên bình.

Phủ Tây Hồ thờ ai – Tìm hiểu lịch sử và kiến trúc tại đây.

Phủ Tây Hồ thờ ai?

Phủ Tây Hồ là một đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa được xây dựng vào thế kỉ 17. Theo truyền thuyết lịch sử tương truyền rằng, Quỳnh Hoa – ngọc nữ thứ hai của Ngọc Hoàng chính là tên thật của Công chúa Liễu Hạnh.

Trong một lần nghịch ngợm nàng đã làm vỡ chiếc ly quý giá của vua cha nên đã bị đày xuống hạ giới để chịu tội. Khi bị đày xuống hạ giới, nàng chu du dạo quanh khắp mọi miền cho đến khi đặt chân tới đảo Tây Hồ thì dừng lại. Nàng phát hiện ra rằng đây là nơi sơn thủy hữu tình, cảnh sắc hài hòa nên đã chọn nơi đây làm nơi sinh sống mở một quán nước lấy cớ ngâm thơ.

Tại đây, người Tiên nữ ấy sống đức độ giúp đỡ dân chúng, diệt trừ ma quái, trừng trị tham quan tung hoành ngang dọc giúp dân an cư lập nghiệp. Chính vì vậy, bà được nhân dân vô cùng yêu quý và kính nể. Đến triều đại nhà Nguyễn bà được nhà vua sắc phong “mẫu nghi thiên hạ” là một trong bốn vị thần bất tử của dân tộc cùng Sơn Tinh, Thủy Tinh, Chử Đồng Tử

Ở Bắc Ninh có một ngôi đền nổi tiếng xin lộc rơi, lộc vãi và vay vốn làm ăn kinh doanh có thể bạn quan tâm.

Tìm hiểu về: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

phu-tay-ho-tho-ai

Lịch Sử về Phủ Tây Hồ Hà Nội

Vào một ngày đẹp trời, vị Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan dạo chơi quanh hồ Tây thấy quán nước của Tiên chúa bèn dừng chân ngắm cảnh ngâm thơ. Đâu ngờ tâm đầu ý hợp chàng Trạng nguyên cùng nàng Tiên nữ đã cùng nhau vịnh một bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà ngày nay vẫn còn được lưu truyền. Sau lần gặp tình cờ đó Phùng Khắc Khoan đem lòng thương nhớ người con gái có tài đức vẹn toàn ấy, nhưng sau một thời gian Trạng lên đường bái kiến nhà vua khi trở lại đã không thể gặp lại Tiên chúa.

Không ai biết bà ở đó bao lâu, chỉ biết khi Trạng nguyên quay trở lại tìm thì bà đã đi mất. Vì quá nhớ thương người tri kỉ Phùng Khắc Khoan cùng người dân xung quanh đã lập đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa.

lich-su-phu-tay-ho-ha-noi

Kiến trúc của Phủ Tây Hồ Hà Nội

Phủ Tây Hồ là một quần thể kiến trúc mang đậm phong cách văn hóa truyền thống phương Bắc Việt Nam bao gồm Phủ chính, Động Sơn Trang và lầu Cô, lầu Cậu theo thứ tự từ trong ra ngoài.

Phủ chính có kiến trúc 3 nếp của tam quan tương ứng với nếp đầu tiên là nơi thờ Hội đồng các quan, Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh. Cung Tam tòa được thờ ở lớp thứ hai, ở đây chỉ có ngai vàng và không có tượng thờ. Lớp thứ ba là thờ Tam tòa Thánh Mẫu bao gồm tượng Mẫu Liễu Hạnh được đặt ở chính giữa.

Người mặc xiêm y màu đỏ khăn trùm trên đầu cũng là màu đỏ. Bên trái là tượng Mẫu Thượng Ngàn xiêm y và khăn trùm màu xanh lá. Cuối cùng bên phải là tượng Mẫu Thoải, vị này mặc áo và trùm khăn trắng. Ba vị mẫu ở đây đại diện cho cội nguồn của sự sống, năng lực tạo ra muôn loài nhờ đó mà con người được no ấm, an cư lập nghiệp và ngày một phát triển.

kien-truc-phu-tay-ho

Tiếp theo sẽ là gian thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng Nam Tào, Bắc Đẩu và quan Hoàng Bảy, quan Hoàng Mười. Sau đó đến Điện Sơn Trang nơi thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn cùng 12 chầu lục chầu bé theo hầu Thánh Mẫu, ông Hổ dưới Hạ ban cùng 2 ông rắn trắng và rắn xanh quấn quanh thanh xà ngang cao nhất của Điện.

Đây là nơi du khách sẽ hành hương sau khi thắp hương tại Phủ chính. Tại Phủ Tây Hồ vẫn tồn tại ban thờ Chúa Sơn Trang riêng mặc dù Mẫu Thượng Ngàn đã có trong hệ Tam tòa Thánh Mẫu ở Phủ chính.

Lầu Cô, lầu Cậu được đặt hai bên phải và trái Phủ chính nơi đây thờ cúng những cô những cậu là người hầu thân cận của các quan.

Nghi lễ dâng hương tại Phủ

Du khách tham quan hành hương sẽ vào Phủ chính để lễ bái đầu tiên. Ở đây có 3 ban thờ tương ứng với 3 nếp. Trong đó nơi linh thiêng nhất là ban Mẫu bạn nên đặt lễ chính tại ban này. Sau đó tới gian ngoài hậu cung để lễ bái Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng các quan Nam Tào, Bắc Đẩu. Tiếp đến là ban Chúa Sơn Trang và cuối cùng là lầu Cô lầu Cậu phía ngoài cùng.

nghi-le-dang-huong-tai-phu-tay-ho

Nghi lễ hạ lễ thụ lộc

Khi thắp hương xong, phải đợi một tuần hương cháy hết mới được hạ lễ, hóa vàng. Sau khi tuần hương đã cháy hết bạn chắp tay vái ba vái rồi hạ lễ lần lượt từ các ban. Sau đó mang tiền vàng ra nơi hóa vàng tiến hành đốt. Lưu ý hóa vàng theo thứ tự, để ý tiền vàng được đốt cháy hết. Lễ lộc hạ từ ban có thể chia sẻ cùng mọi người không nên ích kỷ.

  • Xem thêm: Chi tiết kinh nghiệm viếng thăm mộ Cô Sáu ở Côn Đảo

Lễ hội tại Phủ Tây Hồ ở Hà Nội

Phủ Tây Hồ những ngày thường mở cửa từ 5 giờ sáng cho tới 7 giờ tối nhưng đối với ngày rằm, mùng 1 hay lễ Tết Phủ sẽ đóng cửa muộn hơn bình thường vì lượng người tới hành hương vãn cảnh những ngày này tương đối đông. Ngoài ra Phủ Tây Hồ có mở hội vào ngày 3 tháng 3 âm lịch và ngày 13 tháng 8 âm lịch, khách du lịch nếu có ghé thăm Phủ Tây Hồ vào khoảng thời gian này nên đặc biệt lưu ý.

le-hoi-tai-phu-tay-ho

Cầu gì khi đến Phủ Tây Hồ ở Hà Nội

Phủ Tây Hồ đất Hà thành là nơi linh thiêng, năm hết tết đến người dân địa phương cũng như các nơi trên đất nước có dịp đổ về hành lễ cầu may đầu năm để có một năm mới bình an cũng như sức khỏe. Bên cạnh đó đối với những người có tín ngưỡng tâm linh cao hàng tháng vào mùng 1 và ngày Rằm ngoài thắp hương tổ tiên ông ba tại gia người ta vẫn thường xuyên ghé Phủ Tây Hồ để cầu tài lộc cho một tháng làm ăn buôn bán suôn sẻ.

Cũng có những người tới Phủ Tây Hồ để cầu duyên hay cầu cho thi cử đỗ đạt, tiếp thêm niềm tin để vững lòng hơn. Tuy nhiên tới Phủ Tây Hồ cầu gì thì bạn cũng phải thật thành tâm trước Thánh Mẫu, trước Vua, Quan thì bề trên mới chứng giám cho mong muốn, nỗi lòng của bạn.

di-phu-tay-ho-cau-gi

Hướng dẫn sắm lễ đi Phủ Tây Hồ Hà Nội

Rất nhiều người đi lễ băn khoăn không biết phải sắm sửa lễ làm sao cho phù hợp để dâng lễ đi Phủ Tây Hồ ở Hà Nội. Dưới đây là một vài hướng dẫn dâng lễ vật đơn giản để giúp bạn tự chuẩn bị trước khi dâng lễ.

  • Lễ chay: Gồm có vàng mã tiền vàng, hoa quả theo mùa tùy ý, nón, hài, bó hương, cốc nến,…
  • Lễ mặn: Gồm có xôi ruốc, giò chả, gà luộc, thịt lợn… mọi thứ được nấu chín và chế biến sạch sẽ trước khi dâng hương. Lễ này thường đặt ở ban xã hội
  • Lễ sống: Gồm có gạo, muối, trứng sống, thịt mồi,…kèm vàng mã. Lễ này thường để dâng lên cúng các quan Thanh Xà, Bạch Xà, Ông Ngũ Hổ,
  • Lễ mặn dâng ban Sơn Trang: Gồm có xôi chè, bún, các loại cua ốc,…
  • Lễ dâng lầu Cô lầu Cậu: Bao gồm bánh oản, hương hoa, tiền vàng, gương lược,…thêm một vài đồ chơi nhỏ dành cho trẻ em, thiếu niên.

Lưu ý: Khi dâng lễ ban Phật không được dâng cỗ mặn, vàng mã. Kiêng kị đặt vàng mã hay tiền mặt lên ban thờ Phật. Cúng phật bằng cỗ chay nếu có, tiền mặt nên để hòm công đức, không nên đặt vào hương án.

huong-dan-sam-le-tai-phu-tay-ho

Có nên dâng lễ, viết sớ tại Phủ hay không?

Để trả lời cho câu hỏi có nên dâng sớ tại Phủ Tây Hồ ở Hà Nội hay không? Câu trả lời ở đây là có.

Sớ là một loại văn bản cổ từ xa xưa để viết lên những điều mình mong muốn và dâng lên bề trên với mong muốn được phê chuẩn. Ngày nay, sớ chủ yếu được dùng trong cúng bái. Cũng như ý nghĩa của nó, con người dùng sớ để viết các mong muốn của mình để dâm lên Mẫu, dâng lên Vua, Quan mong được y chuẩn.

Vậy nên nếu bạn có thể chuẩn bị sớ dâng lên cùng lễ vật khi hành hương cúng bái tại các ban ở Phủ Tây Hồ là điều tốt. Nhất là đối với những người ở xa không tới hành hương thường xuyên hoặc cần cầu cần xin Mẫu phù hộ độ trì cho mọi việc thuận lợi, tai qua nạn khỏi.

  • Xem thêm: Đi lễ Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An cầu công danh, sự nghiệp.

Qua những thông tin được đề cập trong bài viết này của “Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh” mong rằng bạn đọc cũng như quý khách hàng những người đã và đang có ý định đi du lịch thăm quan vùng đất Hà Nội nghìn năm văn hiến với bề dày lịch sử thì đừng bỏ qua một địa điểm tâm linh tín ngưỡng đáng để ghé thăm là Phủ Tây Hồ nhé.

Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho

Hotline: 0987.662.123

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » địa Chỉ Phủ Tây Hồ Hà Nội