Phục Hồi Hoạt động Du Lịch Trong Bối Cảnh Dịch Bệnh Covid-19
Có thể bạn quan tâm
- Tiếng Việt
- English
- Trang chủ
- Chính quyền
- Giới thiệu
- Lịch sử hình thành
- Điều kiện tự nhiên
- Đơn vị hành chính
- Dân số và lao động
- Bản đồ hành chính
- Bộ máy tổ chức
- Tỉnh ủy
- Ủy ban nhân dân tỉnh
- Các sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thành phố
- Hoạt động của Lãnh đạo
- Thông tin chỉ đạo điều hành
- Giới thiệu
- Nhà đầu tư
- Thủ tục hành chính
- Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
- Dịch vụ công trực tuyến
- Công khai thủ tục hành chính
- Sản phẩm địa phương
Chủ nhật, Ngày 01/12/2024 -
- Ủy quyền Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tài nguyên nước
- UBND tỉnh thu hồi đất đã giao cho các doanh nghiệp do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật quy định
- Chủ tịch UBND tỉnh trao Quyết định về công tác cán bộ
- Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Kon Tum
- Sơ kết 03 năm thực hiện giúp đỡ xã Mường Hoong và xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei
Khu Di lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông |
Trên địa bàn tỉnh hiện có 155 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó 91 đơn vị là nhà nghỉ du lịch; 07 đơn vị lữ hành (quốc tế 02 đơn vị, nội địa 05 đơn vị). Tổng số lao động làm việc trong các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp lưu trú lữ hành, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh có 1.779 người, trong đó số lao động trong lĩnh vực du lịch tại khu vực nông thôn là 470 người.
Trong tình hình bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 từ năm 2020 đến nay, đã gây tổn thất nặng nề cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Kon Tum nói riêng: Nhiều lao động mất việc làm, phải chuyển đổi nghề; các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch không đủ nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động kinh doanh và giữ chân lao động. Do vậy, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục gặp nhiều khó khăn và thách thức để duy trì hoạt động du lịch trong giai đoạn hiện nay. Lượng khách du lịch sụt giảm mạnh. Các hoạt động nhằm thu hút khách du lịch, các lễ hội, sự kiện... có quy mô cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc do tỉnh Kon Tum đăng cai tổ chức đều bị hủy, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-văn hóa, xã hội của tỉnh.
Trước tình trên, tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp du lịch như giảm tiền điện, giảm mức tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch, tạo “đòn bẩy” thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Các Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thu hút du khách tới tham quan |
Trong tình hình khó khăn chung đối với hoạt động du lịch, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp tổng thể nhằm hỗ trợ phục hồi hoạt động du lịch. Đó là, tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch và theo Kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo tình hình dịch COVID-19.
Cụ thể, giai đoạn 1 đến cuối quý II/2022, sẽ tập trung tạo điều kiện khôi phục hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ, lữ hành, lưu trú, các điểm tham quan, vui chơi giải trí… tùy vào diễn biến của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh; trong đó phối hợp tập trung triển khai công tác đảm bảo phòng chống dịch tại các cơ sở du lịch, toàn bộ lực lượng lao động ngành du lịch được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống COVID-19. Xác định thị trường nội địa là đòn bẩy để phục hồi du lịch tỉnh sau đại dịch COVID19; đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa từ năm 2022 trở đi, đặc biệt là hai thị trường gửi khách lớn nhất truyền thống là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
Giai đoạn 2, từ Qúy III năm 2022 đến năm 2023, tập trung đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế; phục hồi hoàn toàn hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Cùng với đó là tăng cường tổ chức các tour du lịch kích thích, phục hồi thị trường theo hình thức khép kín, đi về trong ngày; các điểm đến tham quan thuộc địa bàn đã kiểm soát được dịch bệnh; Tổ chức các sự kiện kích cầu du lịch; các sự kiện văn hóa, thể thao có quy mô lớn để thu hút khách du lịch khi dịch bệnh được kiểm soát; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch.
Xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, gắn mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, tạo sinh kế cho người dân cùng với việc tạo dấu ấn riêng của du lịch Kon Tum, tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch mới trên cơ sở khai thác thế mạnh về tài nguyên du lịch của tỉnh như du lịch sinh thái; du lịch văn hóa lịch sử, tôn giáo; du lịch cộng đồng; du lịch thể thao mạo hiểm, khám phá thiên nhiên.
Tập trung phối hợp hướng dẫn các địa phương rà soát, xây dựng phát triển các khu, điểm, du lịch mới, cùng với việc kiện toàn hoàn thiện các điểm du lịch đã được công nhận. Nâng cao chất lượng, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, ưu tiên các sản phẩm du lịch đặc trưng, có bản sắc riêng đáp ứng thị trường, đảm bảo an toàn và tạo được sức bật cho du lịch. Trong đó du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái tự nhiên có Khu du lịch sinh thái Măng Đen, điểm du lịch Epic Spa; du lịch văn hóa cộng đồng có làng Kon Kơ Tu, làng Kon Pring; du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn có điểm Ê Ban Farm hay Thiện Mỹ Farm… Các điểm du lịch khép kín như Bảo tàng tỉnh, Di tích lịch sử Ngục Kon Tum, Chư Tan Kra, Ngục Đăk Glei… sẽ thu hút du khách đến với Kon Tum, tạo đà cho du lịch Kon Tum phục hồi và phát triển sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát.
Tập trung đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch và chiến dịch truyền thông, xúc tiến hình ảnh “Kon Tum - An toàn, thân thiện, mến khách” đối với các thị trường nội địa; liên kết các thị trường nội địa, quốc tế tiềm năng; đẩy nhanh thực hiện quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch; số hóa các thông tin, tài liệu về điểm đến, tập trung chỉ đạo cơ sở kinh doanh lưu trú, lữ hành, các khu, điểm du lịch chỉnh trang cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; cơ chế chính sách; tiếp tục đầu tư và thu hút đầu tư các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch phục vụ phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách...
Tín hiện đáng mừng là hoạt động du lịch của tỉnh đã có bước phục hồi đáng kể; ước tính trong tháng 2 có khoảng 125.000 lượt khách, nâng tổng số khách du lịch 2 tháng đầu năm 2022 lên khoảng 175.000 lượt khách, đạt 19,4% kế hoạch và bằng 204,1% so với cùng kỳ; tổng doanh thu ước đạt 41,5 tỷ đồng.
Dương Nương
Về trang trước Gửi emailTin tức liên quan
- Từ ngày 09-11/12: Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (25/11/2024)
- Xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2024 (23/11/2024)
- Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến tháng 10 năm 2024 (20/11/2024)
- Tài liệu giáo dục địa phương lớp 5 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Kon Tum (19/11/2024)
- Tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và khó khăn, vướng mắc của 5 tỉnh Tây Nguyên (17/11/2024)
- Lịch sử hình thành
- Điều kiện tự nhiên
- Đơn vị hành chính
- Dân số và lao động
- Bản đồ hành chính
- Tỉnh ủy
- Ủy ban nhân dân tỉnh
- Các sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thành phố
- Hệ thống theo dõi CĐĐH
- Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
- Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Hệ thống quản lý VB&ĐH
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Thư điện tử công vụ
- Lịch công tác UBND tỉnh
- Tài liệu họp
- Báo cáo hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường
- Báo cáo kinh tế - xã hội
- Dự án hoàn thành
- Dự án đang triển khai
- Dự án chuẩn bị đầu tư
- Dự án kêu gọi đầu tư
- Đấu thầu, mua sắm công
- Quy hoạch xây dựng, đô thị
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải
- Chương trình, đề tài khoa học
- Kết quả nghiệm thu
- Đề tài/Dự án đã đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN
- Trang chủ
- Liên hệ
- Góp ý
- Sơ đồ cổng
- RSS
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH KON TUM Giấy phép số 08/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum cấp ngày 20/12/2019 Quản lý kỹ thuật: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum, số 70 Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Đăng Trình - Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Điện thoại hỗ trợ: 0260.3797799; Email: bbtcongttdt@kontum.gov.vn
Đang truy cập: 95 . Tổng lượng truy cập: 98.480.801
Từ khóa » Giải Pháp Du Lịch Sau Dịch
-
Nhiều Giải Pháp Kích Cầu Phục Hồi Du Lịch - UBND Tỉnh Kiên Giang
-
Giải Pháp Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng Trước Tác ...
-
Giải Pháp Chuyển đổi Số Ngành Du Lịch Sau đại Dịch Covid-19
-
Giải Pháp Phục Hồi Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Việt Nam Sau đại ...
-
Giải Pháp Khôi Phục Ngành Du Lịch Và Bứt Phá Trong Bối Cảnh Bình ...
-
Du Lịch Tìm Cách Gỡ Khó để Vượt Qua đại Dịch
-
Du Lịch Việt Nam Sau đại Dịch COVID-19: Nắm Cơ Hội, Vượt Thách Thức
-
Nhiều Giải Pháp được đề Xuất để đưa Du Lịch Việt Nam Phục Hồi Và ...
-
Tập Trung Triển Khai Các Nhiệm Vụ, Giải Pháp Phục Hồi Ngành Du Lịch ...
-
Chính Sách Phục Hồi Du Lịch Trong Và Sau COVID-19 Trên Thế Giới Và ...
-
Phục Hồi Ngành Du Lịch Trong điều Kiện Thích ứng An Toàn, Linh Hoạt ...
-
Giải Pháp để Du Lịch Thích ứng An Toàn, Phục Hồi Sau Dịch - CAND
-
Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sau đại Dịch Covid