Phun Môi Bị Tụ Máu Bầm Có Nguy Hiểm Không Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Có không ít chị em sau khi làm đẹp gặp phải tình trạng phun môi bị tụ máu bầm. Những viền máu đông có màu sắc kém tươi tắn khiến bộ phận này mất đi tính thẩm mỹ vốn có và gây ảnh hưởng toàn bộ gương mặt.
Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không và cách điều trị chính xác như thế nào? Bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng không mong muốn này nhé.
- Phun môi bị tụ máu bầm có nguy hiểm không?
- Lý do dẫn đến phun môi bị tụ máu bầm
- Kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm
- Cơ địa của mỗi người
- Chất lượng mực kém
- Chưa vệ sinh dụng cụ phun xăm
- Biểu hiện khi phun môi bị tụ máu bầm
- Cách xử lý sau khi phun môi bị tụ máu bầm
- Chườm đá giúp tan máu bầm
- Thuốc điều trị phun môi bị tụ máu bầm
- Chăm sóc môi để không bị tụ máu bầm sau khi phun
- Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ chữa trị hậu phun môi?
Phun môi bị tụ máu bầm có nguy hiểm không?
Tình trạng tụ máu ở môi không hề hiếm gặp với nhiều trường hợp làm đẹp tại các cơ sở không uy tín. Những cục máu đông nằm rải rác trên môi khiến màu mực trở nên loang lổ và khiến tổng thể gương mặt kém tươi tắn. Bất cứ chị em nào sau khi can thiệp kỹ thuật hiện đại gặp tình trạng này đều phải thận trọng. Bởi nếu không điều trị kịp lúc, đôi môi và sức khỏe có thể bị nguy hiểm.
Với những người phát hiện và thăm khám bác sĩ ngay lập tức, tình trạng phun môi bị tụ máu bầm có thể khắc phục chỉ sau vài tuần. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, tan máu, đồng thời kháng viêm hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Đôi môi của bạn có thời gian để hồi phục sẽ chữa lành tổn thương nhanh hơn. Đồng thời, hiện tượng tụ máu cũng không bị tái phát, khiến khuôn mặt khó chịu.
Trong trường hợp môi bị tụ máu nặng, việc tuần hoàn tại vị trí này không thông suốt khiến màu môi ngày càng tái. Việc cử động đơn giản như đóng mở miệng, nhai nuốt cũng có thể khiến bạn gặp khó khăn. Nghiêm trọng hơn, cơ thể sau quá trình chăm sóc thiếu khoa học có thể bị suy giảm hệ miễn dịch, bị nhiễm khuẩn. Bạn dễ mắc các bệnh lý liên quan đến sức khỏe và khó điều trị.
Lý do dẫn đến phun môi bị tụ máu bầm
Phun môi là một phương pháp làm đẹp thẩm mỹ cho môi và khiến cho đôi môi trở nên căng mọng và quyến rũ. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với hình thức làm đẹp này. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp sau khi phun môi đã xuất hiện hiện tượng phun môi bị tụ máu bầm. Đây là hiện tượng ít khi xảy ra khi thực hiện phun môi thẩm mỹ. Môi bị tụ máu bầm vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe và gây mất thẩm mỹ là do những lý do sau đây.
Kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm
Lý do phun môi bị tụ máu bầm xuất phát từ nguyên nhân do người thợ chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Mặc dù phương pháp làm đẹp này không quá khó nhưng đòi hỏi người kỹ thuật viên cần phải có tay nghề cao và chắc chắn. Bởi vì nếu như người thợ thiếu kinh nghiệm sẽ rất khó trong việc sử dụng máy phun để di chuyển và chọn sai các loại mực khiến cho môi trở nên nghiêm trọng.
Cơ địa của mỗi người
Bên cạnh các yếu tố từ bên ngoài thì cơ địa cũng được coi là một trong những nguyên nhân khiến phun môi bị tụ máu bầm. Bởi vì cơ thể của mỗi người được cấu tạo khác nhau và tình trạng môi cũng không giống nhau. Vì thế trong quá trình sử dụng dịch vụ cơ thể của bạn đã bị dị ứng với các thành phần liên quan trong thuốc tê hoặc loại mực sử dụng.
Những người này cơ thể bị máu loãng nên khi phun môi sẽ có nhiều nước mô khiến cho vùng môi sau khi phun dễ bị trôi màu.
Chất lượng mực kém
Loại mực dùng để phun môi cần phải là loại mực thảo dược từ thiên nhiên không gây kích ứng trên da. Nếu như sử dụng những loại mực kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ khiến cho cơ địa của khách hàng bị dị ứng.
Chưa vệ sinh dụng cụ phun xăm
Trong quá trình phun xăm môi, các thiết bị đóng góp vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì nếu như cơ sở sử dụng những loại máy móc kém chất lượng không đủ tiêu chí của Bộ Y tế sẽ khiến cho khách hàng dễ dàng mắc phải nhiều loại bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, cơ sở làm đẹp sử dụng loại máy phun không đúng cũng là nguyên nhân khiến cho phun môi bị tụ máu bầm.
Biểu hiện khi phun môi bị tụ máu bầm
Phun môi là một kỹ thuật làm đẹp cho môi và giúp loại bỏ đi tình trạng môi thâm, nhợt nhạt. Tuy nhiên nếu như thực hiện không chuyên nghiệp sẽ khiến cho phun môi bị hỏng. Nhiều trường hợp sau khi phun bị không đều màu, sưng, viêm và nhiễm trùng thậm chí là bị tụ máu bầm.
Dưới đây là những biểu hiện giúp bạn dễ dàng nhận ra phun môi bị tụ máu bầm:
- Viền môi bị thâm đen
- Môi xuất hiện nhiều vết bầm tím
- Môi có dấu hiệu sưng và đau
- Môi xuất hiện nhiều đốm mủ li ti
Cách xử lý sau khi phun môi bị tụ máu bầm
Nếu như không may phun môi bị tụ máu bầm, bạn nên cần phải tìm cách xử lý ngay lập tức để giảm bớt tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những cách xử lý thông minh, dễ làm tại nhà và dễ dàng tìm kiếm như sau.
Chườm đá giúp tan máu bầm
Đá có tác dụng rất tốt giúp chữa lành những vết bầm tím ở trên da. Nếu như không may phun môi bị tụ máu bầm bạn có thể sử dụng một vài viên đá bọc lại bằng khăn bông và chườm lên môi. Khi sử dụng đá chườm, các mạch máu sẽ co bóp lại và làm mờ đi các vết bầm tím. Đối với những vết bầm mới sử dụng chườm đá rất hiệu quả và nhanh tan máu.
Thuốc điều trị phun môi bị tụ máu bầm
Thông thường, với hiện tượng môi phun tụ máu, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Alpha Choay để bạn ngậm mỗi ngày. Bên cạnh đó, một số loại thuốc kháng sinh cũng sẽ được sử dụng nhằm hạn chế tình trạng đau nhức, khó chịu.
Nếu môi tụ máu đi kèm với sưng, bạn có thể được kê đơn sử dụng thêm thuốc bôi làm giảm tình trạng này. Thuốc mỡ sẽ có tác dụng làm mát da, dịu các vết sưng và tránh hiện tượng nổi mụn nước, nứt nẻ môi chảy máu.
Chăm sóc môi để không bị tụ máu bầm sau khi phun
Việc chăm sóc môi tại nhà cũng rất quan trọng, có ảnh hưởng đến kết quả sau này. Môi sau khi phun khá dễ chăm sóc, tuy nhiên đòi hỏi ở bạn sự cẩn thận và kiên trì. Duy trì một lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để tránh tình trạng phun môi bị tụ máu bầm. Bên cạnh đó, nó còn hạn chế xảy ra các hiện tượng khác như nổi mụn trắng, cháy tê, chảy nước mô. Cụ thể:
- Không để môi chạm nước trong vòng 48 tiếng sau khi phun, không sử dụng bất cứ loại mỹ phẩm nào lên môi khi vừa phun xăm;
- Tuyệt đối không hút thuốc lá sau khi phun môi để tránh gây tụ máu và ảnh hưởng màu mực;
- Trong vòng 3 ngày sau khi phun môi chỉ nên ăn cháo, súp, thức ăn lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu; hạn chế món cay nóng vì có thể khiến môi phồng rộp, tụ máu và thâm đen;
- Không để môi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, tuy nhiên bạn cũng không nên thoa kem chống nắng mà hãy che chắn bằng khẩu trang, mũ, áo khoác.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ chữa trị hậu phun môi?
Với tình trạng tụ máu bầm, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để đảm bảo điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trước đó, bạn hãy liên hệ với cơ sở làm đẹp để được quan sát và cho thuốc. Nếu cảm thấy không tin tưởng với chất lượng chăm sóc môi tại đây, bạn có thể mang đơn thuốc được kê đến bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Như vậy, việc điều trị của bạn sẽ chắc chắn, hiệu quả hơn.
Khi được cấp liệu trình điều trị tình trạng phun môi bị tụ máu bầm, bạn hãy thực hiện nghiêm túc và xuyên suốt đến khi kết thúc. Nhiều chị em sau khi thấy triệu chứng thuyên giảm thường bỏ dở việc uống thuốc, dẫn đến thời gian chữa lành lâu hơn. Bên cạnh đó, việc này còn có thể gây nên tình trạng tái phát, khiến đôi môi của bạn luôn trong hình dáng sưng lớn và thâm, gây mất thẩm mỹ.
Nếu đã sử dụng thuốc lâu ngày mà máu tụ không biến mất hoàn toàn, các bác sĩ có thể gợi ý bạn can thiệp biện pháp khó hơn. Phẫu thuật, laser hay phun môi lại đều được áp dụng tùy vào cơ địa và tình trạng tụ máu bầm ở môi của bạn. Dù vậy, rất ít trường hợp phải sử dụng các biện pháp này vì đa số đều được chữa khỏi. Đôi môi của bạn sẽ trở lại bình thường nếu uống thuốc đầy đủ, đúng giờ.
Trên đây là thông tin về mức độ nguy hiểm của hiện tượng phun môi tụ máu bầm và cách điều trị. Đây không phải vấn đề đáng lo ngại, dù vậy bạn vẫn nên chú ý chăm sóc đôi môi đúng cách để đạt được hiệu quả làm đẹp tốt nhất. Bạn hãy tham khảo những gợi ý bảo vệ môi tại nhà được chia sẻ để tránh gặp phải tình trạng không mong muốn nhé.
Dạy Học Phun Xăm chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan:
- Phun môi bị mưng mủ – Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
- Xăm môi bị rộp uống thuốc gì để môi không bị nhiễm trùng
Từ khóa » Bầm Môi Sau Khi Phun
-
Phun Môi Bị Bầm Tím Có Nguy Hiểm? Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
-
Nguyên Nhân Phun Môi Bị Bầm Và Cách Xử Lý Hiệu Quả.
-
Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục Môi Bị Thâm Bầm Sau Phun Xăm
-
Phun Môi Bị Tụ Máu Bầm Do đâu? Cách Xử Lý Ra Sao? - Seoul Center
-
Nguyên Nhân Phun Môi Bị Bầm Tím Và Cách Xử Lý Tốt Nhất
-
Phun Môi Bị Bầm Tím - Cảnh Báo Biến Chứng “tiểu Phẫu Thẩm Mỹ”
-
Phun Môi Bị Bầm Tím Có Xử Lý được Không? Nguyên Nhân Do đâu?
-
Phun Môi Bị Tụ Máu Bầm Nên Làm Gì | Cách Phòng Ngừa
-
Phun Môi Thẩm Mỹ Xong Vì Sao Bị Bầm? - Tee 8 Academy
-
Hướng Dẫn Xử Lý Vết Bầm Đen Sau Phun Môi - Miss Tram Academy
-
Cách Làm Tan Máu Bầm Sau Phun Xăm Hiệu Quả
-
Cách Chữa Môi Bị Bầm Tím Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
-
Nguyên Nhân Phun Môi Bị Bầm Tím Và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất
-
Môi Bị Thâm Bầm Sau Khi Phun Xăm: Đừng Hoảng Loạn, Hãy áp Dụng ...