Phước Là Gì - Phật Giáo A Lưới

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin Tức
  • Thành viên
  • Liên hệ
  • Hình ảnh
  • Pháp Âm
Rss Feed Phật giáo A Lưới Phật giáo A Lưới
  • Tin tức
    • Thông Báo
    • Từ Thiện
    • Ủng hộ
    • Nhịp cầu nhân ái
  • Tu học
    • Giáo lý căn bản
    • Thiền học
    • Niệm Phật
    • Lời Phật dạy
    • Phổ thông
  • Đời sống
    • Nghệ thuật sống
    • Chuyện đời - ý đạo
    • Tâm sự
    • Ẩm thực chay
    • Tâm linh
    • Sức khỏe
  • Tuổi trẻ
    • Tăng Ni sinh
    • Gia đình Phật tử
    • Thanh niên Phật tử
    • Em học Phật
  • Diễn đàn
    • Phật sự hôm nay
    • Chấn hưng Phật giáo
    • Hộ pháp
    • Phật tử và dân tộc
    • Nhịp cầu đọc giả
  • Người thời nay
    • Nghệ sỹ
    • Trí thức
    • Tấm gương Phật tử
  • Thời đại
    • Xã hội
    • Giáo dục
    • Hoằng pháp
    • Truyền thông
  • Văn hóa
    • Chùa Việt Nam
    • Nghệ thuật
    • Giới thiệu sách
    • Du lịch
    • Nghi Lễ
  • Văn học
    • Tùy bút
    • Thơ
    • Truyện
    • Nhạc
  • Phật giáo Việt Nam
    • Lịch sử Phật giáo Việt Nam
    • Chư Tôn Thiền đức
    • Nhân vật
    • GHPGVN
    • Cửa Thiền
  • Nghiên cứu
    • Triết học
    • Thiền học
    • Phật giáo và khoa học
  • Quốc tế
    • Phật giáo Việt Nam hải ngoại
  • Thư viện
    • Video
Tin Tức Tu học Gửi bài viết qua email In ra Lưu bài viết này Phước là gì? Đăng lúc: Thứ năm - 11/08/2016 14:23 - Người đăng bài viết: Nhuận tâm bình Cung kính hầu hạ những người lớn tuổi ở trong nhà là tu phước, thương yêu giúp đỡ nhưng người nhỏ tuổi cũng là tu phước. Đến chùa lạy Phật là tu phước, giúp đỡ mọi người, quét dọn chùa tháp cũng là tu phước. Phước là gì? Phước là chỉ cho sự giàu sang, sống thọ, con cháu đùm đề và thân thể khỏe mạnh của người thế gian. Hàn phi Tử nói : “ sống thọ, giàu sang được gọi là phước mà người đời ai cũng muốn có, ai cũng muốn năm phước vào nhà” ( ngũ phước lâm môn ). Vậy ngũ phước là gì? 1. Sống thọ 2. Giàu sang 3. Khỏe mạnh và yên ổn 4. Đức độ được con cháu hiếu thuận 5. Sống đến cuối đời và ra đi nhẹ nhàng. Nhưng đây chỉ là Tục phước của người đời, nó có giới hạn và vô thường, không bằng Hồng phước của cỏi trời, mà Hồng phước của cỏi trời lại không bằng Thanh phước vô ngã của hàng nhị thừa, Thanh phước của hàng nhị thừa thì lại không bằng phước Vô tướng của Bồ Tát, bởi vì Bồ Tát bố thí vô tướng, trong không thấy người bố thí, ngoài không thấy vật bố thí và cũng không thấy người nhận vật bố thí cho nên gọi là “tam luận thể không”. Vì vậy phước của vị đó đạt được là rất lớn. Tuy nhiên, vẫn không bằng phước thật tướng của chư Phật. bởi vì chư Phật đã tu phước, tu huệ, trăm ngàn kiếp đã trồng các tướng hảo, đến khi đầy đủ phước đức trí tuệ, viên mãn bồ đề., đạt vô sở đắc, nên phước báo mà chư Phật đạt được là rất lớn, không thể nghĩ bàn. Không luận là tục phước của thế gian, Hồng phước của cỏi trời, Thanh phước của hàng Thanh văn, phước vô tướng của Bồ tát, phước thật tướng của chư Phật đều phải dựa vào sự vun trồng của bản thân, mình làm mình nhận, chẳng phải người khác cho, cũng chẳng phải trời ban bố. Nếu như một người thật lòng bố thí thì chắc chắn sẽ được giàu sang, phú quý. Người từ tâm không sát hại sẽ được khỏe mạnh, trường thọ. Người không làm các việc ác, chỉ làm các việc lành thì chắc chắn được cát tường như ý, tiêu trừ tai nạn. người nào có thể bố thí vô tướng, rộng tu phước tuệ thì nhất định sẽ thành Phật. Cho nên nói “ Họa phước không có cửa, chỉ do mình tạo, người không có phước cần phải vun trồng phước, phải tu phước thì mới có đời sống tốt đẹp” chúng ta cần phải tích phước, vun bồi phước và phải cầu nhiều phước. Vì sao phải cầu nhiều phước: Nếu mình muốn cầu nhiều phước thì phải tu phước, tu phước thì phải trồng phước, giống như nông dân làm ruộng, phải nỗ lực trồng trọt thì mới có thu hoạch, người tu phước cũng vậy, phải đem hạt giống phước đức gieo khắp ruộng phước ( phước điền ) thì mình sẽ thu hoạch được quả của phước báo. Phước điền là gì ? kinh Vô Lượng Thọ có ghi “ Phước thọ của thế gian giống như sinh vật trong ruộng. nên gọi là ruộng phước (phước điền)” phước điền thế gian lại có thể phân ra làm nhiều loại. Một là Kính điền và Bi điền: đối với cha mẹ thầy tổ và tam bảo mà sinh tâm cung kính, cúng dường, phụng dưỡng gọi là Kính điền. đối với những người nghèo khổ, bần cùng tỏ lòng thương sót, bình đẳng cứu giúp, khiến họ thoát khổ gọi là Bi điền. Hai là Báo ân phước điền: Đối với cha mẹ, sư trưởng cho đến những người có ơn đối với ta thì phài hiếu kính, phụng dưỡng, đem các vật chất để cúng dường , giúp tinh thần an ổn thì mình sẽ được tăng trưởng phước báo đó gọi là báo ân phước điền. Cung kính Tam Bảo, công đước thù thắng sẽ được phước lớn, đó gọi là công đức phước điền. đối với hạng người bần cùng của thế gian, thương sót giúp đỡ, cho họ những vật cần thiết, cứu giúp những lúc hoạn nạn, thì sẽ tích phước rất nhiều, đó gọi là bần cùng phước điền. Ba là Thú điền, Khổ điền, Ân điền và Đức điền: Đối với tất cả sức sanh, yêu thương, giúp đỡ bình đẳng gọi là Thú điền. đối với những người đang bị buồn khổ, bình đẳng cứu giúp thì gọi là Khổ điền. đối với cha mẹ, sư trưởng thì hiếu thuận cung kính, cúng dường, hầu hạ thì gọi là Ân điền. Đối với Tam bảo thì cung kính cúng dường thì gọi là Đức điền. Bốn là trong kinh Phạm võng đã ghi lại: 1. Phật, 2. Thánh nhân, 3. Hòa thượng (thọ giới bổn sư), 4. sư trưởng, 5. Tăng nhân, 6. Cha, 7. Mẹ, 8. người bệnh. Đối với 8 hạng người ở trên mà sanh tâm cúng kính, bố thí cúng dường, yêu thương giup đỡ thì có thể sanh vô lượng phước đức cho nên gọi là phước điền. nhưng trong 8 loại phước điền đó thì chăm sóc người bệnh là phước điền lớn nhất. khi đức Phật còn tại thế, ngài đã từng chăm sóc và lo thuốc thang cho tỳ kheo bị bệnh, rồi ngài Ngộ Đạt quốc sư đời nhà Đường cũng do lòng từ bi mà chăm sóc cho một vị tăng bị bệnh ghẻ lở, giúp cho vị đó hết đau khổ và sự xa lánh của mọi người. cho nên người nào muốn tu phước thì phải chú ý đến phước điền chăm sóc người bệnh. Người tu phước, ngoài việc gieo trồng thật nhiều phước điền, thích làm việc thiện và bố thí, còn phải có lòng từ bi đối với tất cả, bởi vì tất cả chúng sinh đều có ân với chúng ta. Cơm ăn, áo mặc hay việc đi lại của chúng ta điều phải dựa vào việc cung cấp của mọi người, nếu như người nông dân không làm ruộng, người công nhân không dệt vải, giao thông không thuận tiện thì người buôn bán không thể vận chuyển được hàng hóa, chúng ta sẽ không có cách giải quyết được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nếu như không có sự dạy dỗ, chỉ bảo của sư trưởng thì làm sao tăng trưởng tri thức. nếu như không có sự trừng phạt và ngăn chặn của pháp luật, dịch vụ y tế , giữ gìn trật tự cho đến việc thúc đẩy phát triển các tiện ích công cộng thì làm thế nào người dân sống và làm việc. Vì vậy mọi người không chỉ báo đáp ân của cha mẹ, sư trưởng mà còn phải báo đáp Ân của mọi người, vì vậy đức Phật dạy “ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân tam bảo, ân đất nước, ân chúng sanh đều phải báo đáp”. Giữa người và người nếu có tâm báo đáp, cung kính lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau thì đâu chỉ là trồng phước, vã lại mọi người đều có phước, rõ ràng là tạo phúc cho mọi người, phước lợi cho xã hội, phước báo đó thật là lớn và nhiều vô kể. Hoặc có người nói “ nghèo khổ thì khó làm việc bố thí, tôi vốn rất thích tu phước, đáng tiếc là kinh tế khó khăn, xin dạy cho tôi trồng phước thế nào? Nên biết không chỉ có tiền mới làm phước được, bởi vì tiền bạc chỉ là một phần của tài thí, ngoài ra trong nhà vật chất dư thừa có thể bố thí, quần áo dư thừa có thể bố thí, người có tri thức có thể bố thí, người có sức khỏe cũng có thể bố thí. Cung kính hầu hạ những người lớn tuổi ở trong nhà là tu phước, thương yêu giúp đỡ nhưng người nhỏ tuổi cũng là tu phước. Đến chùa lạy Phật là tu phước, giúp đỡ mọi người, quét dọn chùa tháp cũng là tu phước. Ở ngoài xã hội thì tuân giữ luật pháp là tu phước, giữa gìn bảo vệ đồ vật công cộng cũng là tu phước, thậm chí khuyên người làm thiện hoặc cứu giúp người lúc hoạn nạn đều là tu phước. Người tu phước ngoài việc trồng nhiều phước điền lại còn phải biết tiếc phước, tích phước, chớ làm việc tổn phước. tục ngữ có câu “ có phước thì không thể hưởng hết”. nếu không thì vui quá sanh buồn, hết phước sẽ đọa, nếu người vô phước càng khổ hơn. Vì vậy, Phật giáo ngoài việc khuyên người gieo trồng phước, vun bồi phước, tích phước còn phải biết tiếc phước. tốt nhất là tu phước hữu lậu, tiến lên nữa là tu phước vô lậu. nhờ tu phước tiểu quả của nhân thiên rồi tiến lên tu phước rộng lớn của Phật đạo. Ngày xưa vua Lương Võ Đế hỏi tổ sư Đạt Ma rằng: - Từ khi tôi lên ngôi đến nay đã xây dựng rất nhiều chùa tháp, độ cho rất nhiều người xuất gia, vậy tôi được bao nhiêu phước đức? Tổ Đạt Ma nói: - Một tí công đức cũng không có. Bởi vì tổ Đạt Ma cho rằng: “Nhân của hữu lậu thì chỉ đắc quả nhỏ của Nhân thiên, hết phước sẽ đọa trở lại. Đối với việc kiến tánh thành Phật chẳng bổ ích tí nào cả. cho nên tổ mới nói như vậy. Đáng tiếc là vua Lương Võ Đế chấp vào tướng bố thí nên không ngộ được ý chỉ của bậc thánh. Đến như phước vô lậu là từ tâm vô lậu mà sanh, cho nên bảo tâm vô lậu là tâm vô ngã, dùng tâm vô lậu để làm việc bố thí chính là bố thí vô tướng. Kinh Kim Cang có ghi: Bồ tát không trụ vào tướng bố thí cho nên phước đức lớn không thể nghĩ bàn. Lại nữa, đức Phật hỏi ngài Tu Bồ Đề : - Nếu có người đem hết thất bảo trong tam thiên đại thiên thế giới để bố thí, người ấy được bao nhiêu phước đức? Tu bồ Đề trả lời: - Dạ thưa, rất nhiều. Đức Phật dạy: Nếu lại có người ở trong kinh này thọ trì cho đến 4 câu kệ rồi đem giảng nói cho người khác, phước đức của người nầy lớn hơn người kia. Vì sao? - Này Tu Bồ Đề ! tất cả chư Phật và pháp vô thượng chánh đẳng giác của chư Phật đều từ kinh này mà lưu xuất, cho nên phước của người đó rất lớn. Tóm lại, nếu muốn trở thành người tốt, hay muốn thành Phật đi nữa thì điều trước tiên là phải Tu Phước. Thích Quảng Tráng Từ khóa:

hầu hạ, lớn tuổi, thương yêu, giúp đỡ, nhỏ tuổi, quét dọn, giàu sang, thân thể, khỏe mạnh, thế gian, hàn phi, gọi là, người đời, yên ổn, ra đi, nhẹ nhàng, giới hạn, thanh phước, tuy nhiên, đầy đủ, trí tuệ

Đánh giá bài viết Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Mỗi bước tiến tu đều đem lại an lạc (03/02/2024)
  • An cư - Bốn chúng cùng tu (26/05/2024)
  • Kinh lời dạy cuối cùng của Đức Phật (23/03/2024)
  • Tu là nguồn hạnh phúc (19/08/2021)
  • Thành kính Tưởng niệm nhân ngày vía Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn (23/03/2024)
  • Ý nghĩa Đức Phật thành đạo và các giá trị thực tiễn (19/01/2021)
  • Hạnh Nguyện Đức Bồ Tát Quán Thế Âm (28/03/2024)
  • Cầu an theo tinh thần Kinh Phước Đức (07/08/2018)
  • Bốn pháp đưa đến hạnh phúc (15/09/2018)
  • Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm và vấn đề bình đẳng giới (28/03/2024)

Những tin cũ hơn

  • Tự tánh thiền (10/08/2016)
  • Lột xác và tập nghiệp chúng sinh (10/08/2016)
  • Pháp nhũ của Đức Đệ Tam Pháp Chủ GHPGVN gửi tới chư Tăng Ni hành giả an cư (09/08/2016)
  • Bản ngã của một sự hưởng thụ (08/08/2016)
  • Công đức tùy thời bố thí (06/08/2016)
  • An cư, sám hối cho tiêu nghiệp (05/08/2016)
  • Tôn trọng sự sống của thai nhi (02/08/2016)
  • Sau thời chánh pháp (29/07/2016)
  • Quán vô thường (25/07/2016)
  • Yếu nghĩa sâu xa của kinh Địa Tạng (25/07/2016)
+ Xem phản hồi - Gửi phản hồi

Ý kiến bạn đọc

Nội dung

Mã an toàn: Mã chống spamThay mới

  • Xem nhiều
  • Bình luận mới
  • Nghi Lễ Cách lập bàn thờ Phật và Ông Bà trong nhà
  • Giáo lý căn bản Tam khổ và Bát khổ
  • Diễn đàn Phóng sanh như thế nào mới có ý nghĩa và đúng chánh pháp
  • Đời sống 95 câu danh ngôn cho cuộc sống giúp bạn
  • Video Bảy Loại Vợ - Bài giảng của Thầy Thích Pháp Hòa
  • Chúng con cảm niệm công ơn Quý Thầy đã không quản ngại xa xôi, bộn bề công việc Thầy về giúp chúng...
  • Bài viết tuyệt vời. Cám ơn tác giả bài viết này.
  • Cảm ơn sư phụ có bài đăng hay và cảm động.
  • Em là một trong những người may mắn được tham gia khoá tu, trải nghiệm được những điều mới mẻ, về...
  • Chúng tôi là những người đã cao tuổi rất chú tâm theo dõi những khóa tu dành cho giới trẻ như thế...

Bài viết mới

  • Lễ Tưởng niệm Húy nhật lần thứ 24 Hòa thượng Thích Chơn Hiền Lễ Tưởng niệm Húy nhật lần thứ 24 Hòa thượng Thích Chơn Hiền
  • TT. Huế: Phân ban PTDT TƯ trao học bổng cho các học sinh và tặng quà cho bà con dân tộc thiểu số TT. Huế: Phân ban PTDT TƯ trao học bổng cho các học sinh và tặng quà cho bà con dân tộc thiểu số
  • Ban Trị sự Phật giáo huyện A Lưới chúc mừng Giáng sinh năm 2024 tại Giáo xứ Sơn Thuỷ Ban Trị sự Phật giáo huyện A Lưới chúc mừng Giáng sinh năm 2024 tại Giáo xứ Sơn Thuỷ
  • Gia đình Phật tử Sơn Thủy tổ chức lễ Quy y Tam bảo cho các em Đoàn sinh Gia đình Phật tử Sơn Thủy tổ chức lễ Quy y Tam bảo cho các em Đoàn sinh
  • Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa” Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”
  • Khi ta có tư tưởng tốt lành thì âm khí sẽ biến mất Khi ta có tư tưởng tốt lành thì âm khí sẽ biến mất
  • Khóa tu Bát Quan trai hướng vọng kỷ niệm Khánh đản Đức Phật A Di Đà tại chùa Sơn Nguyên Khóa tu Bát Quan trai hướng vọng kỷ niệm Khánh đản Đức Phật A Di Đà tại chùa Sơn Nguyên
  • GĐ Hương Sen Phóng sanh đăng hướng vọng kỷ niệm khánh đản Đức Phật A Di Đà GĐ Hương Sen Phóng sanh đăng hướng vọng kỷ niệm khánh đản Đức Phật A Di Đà

Tin xem nhiều

  • Gia đình Phật tử Sơn Thủy tổ chức lễ Quy y Tam bảo cho các em Đoàn sinh Gia đình Phật tử Sơn Thủy tổ chức lễ Quy y Tam bảo cho các em Đoàn sinh
  • Ban Trị sự Phật giáo huyện A Lưới chúc mừng Giáng sinh năm 2024 tại Giáo xứ Sơn Thuỷ Ban Trị sự Phật giáo huyện A Lưới chúc mừng Giáng sinh năm 2024 tại Giáo xứ Sơn Thuỷ
  • Lễ Tưởng niệm Húy nhật lần thứ 24 Hòa thượng Thích Chơn Hiền Lễ Tưởng niệm Húy nhật lần thứ 24 Hòa thượng Thích Chơn Hiền
  • TT. Huế: Phân ban PTDT TƯ trao học bổng cho các học sinh và tặng quà cho bà con dân tộc thiểu số TT. Huế: Phân ban PTDT TƯ trao học bổng cho các học sinh và tặng quà cho bà con dân tộc thiểu số
  • Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa” Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”

Thăm dò ý kiến

Nhờ đâu bạn biết đến website phatgiaoaluoi.com?

Sự giới thiệu của bạn bè

Tình cờ tìm gặp trên google

Tình cờ tìm gặp trên Yahoo search

Tình cờ tìm gặp trên facebook

Công cụ tìm kiếm khác

Kết quả

Giới thiệu

Chào mừng quý vị ghé thăm website http://phatgiaoaluoi.com

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN A LƯỚI BAN TRỊ SỰ Văn phòng: Niệm Phật đường Sơn Nguyên, 32 Giải phóng A So, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 090 501 2992 - Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Website: www.phatgiaoaluoi.com LỜI NÓI ĐẦU Nam mô Bổn sư Thích...

Thành viên

Quên mật khẩu GoogleGoogleYahooYahooMyopenidMyopenid

Thống kê

  • Đang truy cập: 352
  • Khách viếng thăm: 351
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 87416
  • Tháng hiện tại: 1602327
  • Tổng lượt truy cập: 118407983
Xem bản: Desktop | Mobile Trang chủ Đăng ký thành viên Liên hệ Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
    Tổng biên tập: Thích Tâm Phương Email: phatgiaoaluoi@gmail.com
  • Mọi ý kiến đóng góp, gởi bài vui lòng gởi về:
      Email: phatgiaoaluoi@gmail.com Gửi ý kiến Điện thoại: 091.431.2992

Xin ghi rõ nguồn chính khi trích dẫn thông tin từ website này.

Ngày thành lập : 12-09-2012

Từ khóa » đạt được Phước Thọ Là Gì