Phương Pháp Cho Trẻ Khám Phá Khoa Học Về Môi Trường Xung Quanh

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Phương pháp cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh
  • pdf
  • 51 trang
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƢ PHẠM TỰ NHIÊN BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHƢƠNG PHÁP CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH DÀNH CHO HỆ CAO ĐẲNG NGHÀNH GIÁO DỤC MẦM NON GV: Nguyễn Thị Ngọc Diệp Quảng Ngãi, tháng 5 năm 2014 MỤC LỤC Lời nói đầu ........................................................................................................ 7 MỤC TIÊU CHUNG CỦA MÔN HỌC ........................................................... 8 BÀI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 9 1. Đối tƣợng và nhiệm vụ của môn học................................................................9 1.1. Đối tƣợng .......................................................................................................9 1.2. Nhiệm vụ .......................................................................................................9 2. Mối quan hệ với các môn khoa học khác .........................................................9 3. Vài nét về lịch sử môn học..............................................................................10 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................... 11 1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................11 1.1.1. Khoa học....................................................................................................11 1.1.2. Môi trƣờng xung quanh ............................................................................11 1.1.2.1. Môi trƣờng thiên nhiên .........................................................................11 1.1.2.2. Môi trƣờng xã hội .................................................................................11 1.1.3. Khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ......................................11 1.2. Ý nghĩa của việc cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh 12 1.2.1. Đối với sự phát triển trí tuệ. ......................................................................12 1.2.2. Đối với sự phát triển tình cảm đạo đức thẩm mĩ, thể lực và lao động ....12 1.3. Đặc điểm nhận thức của trẻ về môi trƣờng xung quanh ............................12 1.3.1. Đặc điểm nhận thức của trẻ về môi trƣờng xung quanh ..........................12 1.3.2. Quan điểm của Piaget và Vƣgôtxki về các giai đoạn lứa tuổi sự phát triển của trẻ ...............................................................................................................13 1.3.2.1. Quan điểm của Piaget ...........................................................................13 1.3.2.2. Quan điểm của Vƣgôtxki về sự phát triển và việc dạy học. ................14 1.4. Mục đích, nhiệm vụ của việc cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ...............................................................................................14 1.4.1. Mục đích ....................................................................................................14 1.4.2. Nhiệm vụ ...................................................................................................14 1.4.2.1. Phát triển, rèn luyện năng lực nhận thức và năng lực khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh. ..........................................................................14 1.4.2.2. Mở rộng và nâng cao kiến thức của trẻ về thế giới khách quan ..........15 2 1.4.2.3. Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn .......................................................15 1.5. Các nguyên tắc cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ..15 1.5.1. Đảm bảo tính mục đích .............................................................................15 1.5.2. Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ .......16 1.5.3. Đảm bảo an toàn cho trẻ ...........................................................................16 Chƣơng 2. NỘI DUNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH Ở TRƢỜNG MẦM NON ................................................... 18 2.1. Yêu cầu đối với trẻ ở các lứa tuổi khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ...............................................................................................................18 2.1.1. Lứa tuổi nhà trẻ .........................................................................................18 2.1.1.1. Trẻ từ 0 đến 12 tháng ............................................................................18 2.1.1.2. Trẻ từ 12 đến 24 tháng ..........................................................................18 2.1.1.3. Trẻ từ 24 đến 36 tháng ..........................................................................18 2.1.2. Lứa tuổi mẫu giáo .....................................................................................19 2.1.2.1. Mẫu giáo bé (3-4 tuổi) ..........................................................................19 2.1.2.2. Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ........................................................................20 2.1.2.3. Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi).........................................................................20 2.2. Nội dung khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh.........................21 2.2.1. Môi trƣờng thiên nhiên .............................................................................21 2.2.1.1. Động vật ................................................................................................21 2.2.1.3. Thiên nhiên vô sinh...............................................................................22 2.2.1.4. Hiện tƣợng tự nhiên ..............................................................................22 2.2.2. Nội dung khám phá thế giới đồ vật ..........................................................23 2.2.2.1. Đồ dùng, đồ chơi...................................................................................23 2.2.2.2. Phƣơng tiện giao thông:........................................................................23 2.2.3. Nội dung khám phá cuộc sống xã hội. .....................................................23 2.2.3.1. Bản thân.................................................................................................23 2.2.3.2. Gia đình .................................................................................................24 2.2.3.3. Trƣờng mầm non ..................................................................................24 2.2.3.4. Nghề nghiệp ..........................................................................................24 2.2.3.5. Quê hƣơng đất nƣớc, văn hoá dân tộc và các hành tinh ......................25 3 Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH ............................................................................ 26 3.1. Phƣơng pháp quan sát .................................................................................26 3.1.1. Khái niệm ..................................................................................................26 3.1.2. Mục đích ....................................................................................................26 3.1.3. Các loại quan sát .......................................................................................26 3.1.4.Yêu cầu đối với việc chuẩn bị và tiến hành quan sát ................................27 3.2. Phƣơng pháp sử dụng tranh, ảnh, mô hình, băng hình, máy vi tính, sách (phƣơng tiện trực quan) .......................................................................................27 3.2.1. Mục đích ....................................................................................................27 3.2.2. Yêu cầu đối với việc sử dụng các phƣơng tịên trực quan........................28 3.3. Đàm thoại ....................................................................................................28 3.3.1. Khái niệm ..................................................................................................28 3.3.2. Mục đích ....................................................................................................28 3.3.3. Các loại đàm thoại.....................................................................................28 3.3.3.1. Đàm thoại đƣợc sử dụng phối hợp với các phƣơng pháp khác ...........28 3.3.3.2. Đàm thoại đƣợc tiến hành độc lập........................................................29 3.3.4. Yêu cầu với việc chuẩn bị và hƣớng dẫn đàm thoại ................................29 3.3.4.1. Chuẩn bị ................................................................................................29 3.3.4.2. Hƣớng dẫn đàm thoại ...........................................................................30 3.3.5. Sử dụng truyện kể, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố, bài hát .........................30 3.3.5.1. Truyện kể và thơ ...................................................................................30 3.3.5.2. Ca dao tục ngữ ......................................................................................30 3.3.5.3. Câu đố ...................................................................................................30 3.3.5.4. Bài hát, bản nhạc ...................................................................................30 3.3.6. Sử dụng trò chơi ........................................................................................31 3.3.6.1. Trò chơi học tập ....................................................................................31 3.3.6.2. Trò chơi vận động .................................................................................31 3.3.6.3. Trò chơi sáng tạo...................................................................................32 3.3.7. Mô hình hoá ..............................................................................................32 3.3.7.1. Khái niệm: .............................................................................................32 3.3.7.2. Các loại mô hình ...................................................................................32 4 3.3.7.3. Hƣớng dẫn trẻ xây dựng và sử dụng mô hình......................................32 3.3.8. Thí nghiệm ................................................................................................33 3.3.8.1. Khái niệm ..............................................................................................33 3.3.8.2. Mục đích................................................................................................33 3.3.8.3. Các loại thí nghiệm ...............................................................................33 3.3.8.4. Hƣớng dẫn thực hiện ............................................................................33 3.3.9. Sử dụng hoạt động tạo hình ......................................................................34 Chƣơng 4. ĐIỀU KIỆN VÀ PHƢƠNG TIỆN CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH....................................... 35 4.1. Điều kiện......................................................................................................35 4.1.1. Đối với giáo viên .......................................................................................35 4.1.2. Đối với ban giám hiệu nhà trƣờng ............................................................35 4.2. Phƣơng tiện..................................................................................................35 4.2.1. Môi trƣờng giáo dục trong gia đình..........................................................35 4.2.2. Môi trƣờng giáo dục trong lớp..................................................................36 4.2.2.1. Môi trƣờng vật chất ..............................................................................36 4.2.2.2. Môi trƣờng xã hội .................................................................................36 4.2.3. Môi trƣờng giáo dục trong trƣờng mầm non ...........................................37 4.2.3.1. Môi trƣờng vật chất ..............................................................................37 4.2.3.2. Môi trƣờng xã hội .................................................................................37 Chƣơng 5. TỔ CHỨC CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH ............................................................................ 38 5.1. Tổ chức cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ...............................................................................................................38 5.1.1. Thông qua sinh hoạt hằng ngày ................................................................38 5.1.1.1. Đối với trẻ từ 0-12 tháng ......................................................................38 5.1.1.2. Đối với trẻ từ 12-24 tháng ....................................................................38 5.1.1.3. Trẻ từ 24 đến 36 tháng ..........................................................................38 5.1.2. Thông qua hoạt động ngoài trời................................................................39 5.1.2.1. Cho trẻ tiếp xúc, quan sát, trải nghiệm.................................................39 5.1.2.2. Cho trẻ chơi các trò chơi.......................................................................39 5.1.2.3. Cô và trẻ đọc các bài thơ ngắn về đối tƣợng quan sát .........................40 5 5.1.2.4. Cho trẻ dùng phấn vẽ dƣới sân. ............................................................40 5.1.2.5. Chơi các trò chơi vận động thƣ giãn. ...................................................40 5.1.2.6. Cho trẻ chơi tự do. ................................................................................40 5.1.3. Trong giờ học ............................................................................................40 5.1.3.1. Yêu cầu đối với giờ học. .......................................................................40 5.1.3.2. Các loại giờ học. ...................................................................................40 5.2. Tổ chức cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ...............................................................................................................42 5.2.1. Hoạt động ngoài trời .................................................................................42 5.2.1.1. Ý nghĩa của hoạt động ngoài trời .........................................................42 5.2.1.2. Nội dung khám phá môi trƣờng xung quanh trong hoạt động ngoài trời ...............................................................................................................42 5.2.1.3. Cách tổ chức hoạt động ngoài trời .......................................................43 5.2.2. Tham quan .................................................................................................43 5.2.2.1. Ý nghĩa ..................................................................................................44 5.2.2.2. Tổ chức tham quan. ..............................................................................44 5.2.3. Sinh hoạt hằng ngày. .................................................................................44 5.2.4. Hoạt động góc (HĐG)...............................................................................45 5.2.5. Ngày hội, ngày lễ. .....................................................................................45 5.2.6. Tiết học khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ........................45 5.2.6.1. Yêu cầu đối với tiết học khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ...............................................................................................................45 5.2.6.2. Chuẩn bị tiết học ...................................................................................46 5.2.6.3. Các loại tiết học khám phá MTXQ ......................................................46 5.3. Phối hợp các hình thức tổ chức cho trẻ khám phá .....................................49 5.4. Lập kế hoạch và đánh giá quá trình tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh .......................................................................................49 5.4.1. Lập kế hoạch .............................................................................................49 5.4.2. Đánh giá.....................................................................................................50 6 Lời nói đầu Phƣơng pháp cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh là một học phần nằm trong nhóm kiến thức chuyên ngành của chƣơng trình đào tạo ngành giáo dục mầm non non trình độ cao đẳng. Cơ sở của môn học này là phƣơng pháp cho trẻ làm quen với môi trƣờng xung quanh (MTXQ). Trong xu thế đổi mới mạnh mẽ của giáo dục mầm non hiện nay, với mục tiêu chủ yếu là phát triển năng lực chung cho trẻ, các hoạt động giáo dục ở trƣờng mầm non phải hƣớng tới việc dạy cho trẻ biết cách học nhƣ thế nào, phát huy tối đa tính tích cực của trẻ trong các hoạt động. Phƣơng pháp cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay. Nội dung bài giảng của học phần gồm năm chƣơng đƣợc soạn theo giáo trình “ Phƣơng pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh” (Dành cho hệ Cao đẳng Sƣ phạm Mầm non) của TS Hoàng Thị Oanh – TS Nguyễn Thị Xuân. Bài giảng giúp ngƣời học nắm đƣợc những nội dung sau: - Một số vấn đề chung về môn học. - Nội dung khám phá khoa hoc về môi trƣờng xung quanh ở trƣờng mầm non. - Phƣơng pháp cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh. - Điều kiện và phƣơng tiện cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh. - Tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh. 7 MỤC TIÊU CHUNG CỦA MÔN HỌC 1. Về kiến thức - Nắm đƣợc một số vấn đề chung về môn học: Một số khái niệm liên quan đến môn học, mối quan hệ của môn học phƣơng pháp cho mầm non khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh với các môn hoc khác,… - Biết đƣợc nội dung khám phá khoa hoc về môi trƣờng xung quanh ở trƣờng mầm non đối với từng từng độ tuổi: Nhà trẻ, mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn. - Biết đƣợc các phƣơng pháp đƣợc sử dụng cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh - Biết đƣợc những điều kiện và phƣơng tiện cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh. - Vận dụng những kiến thức đã học vào việc lập nội dung, kế hoạch cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh 2. Kĩ năng - Có kĩ năng tổ chức hoạt đông khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh cho trẻ ở mầm non - Có kĩ năng sử dụng và phối hợp các phƣơng pháp khi tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh. - Có kĩ năng xử lí tình huống trong hoạt động cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh. 3. Thái độ - Nhận thức đúng về tầm quan trọng của môn học đối với công tác giáo dục trẻ mầm non. - Có thái độ say mê khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh. - Nhiệt tình, sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh - Có lòng yêu nghề, mến trẻ. 8 BÀI MỞ ĐẦU 1. Đối tƣợng và nhiệm vụ của môn học 1.1. Đối tƣợng Đây là môn học ứng dụng nghiên cứu quá trình cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ở trƣờng mầm non, bao gồm: mục đích, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện và cách tổ chức các hình thức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh ở các độ tuổi mầm non theo xu hƣớng đổi mới 1.2. Nhiệm vụ - Hƣớng dẫn sinh viên lĩnh hội những tri thức cơ bản về cách thức tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh. - Hình thành và rèn luyện hệ thống kĩ năng về tổ chức, hƣớng dẫn các hình thức cho trẻ làm với môi trƣờng xung quanh nhƣ: tiết học, dạo chơi, sinh hoạt hằng ngày, tham quan... - Giáo dục sinh viên thích thú vơi môn học, yêu thích thiên nhiên cuộc sống xung quanh và sáng tạo trong tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh. 2. Mối quan hệ với các môn khoa học khác Môn phƣơng pháp hƣớng dẫn trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh có quan hệ với nhiều lĩnh vực khác, có thể chia thành 2 nhóm. Thứ nhất là nhóm các môn làm cơ sở cho môn học này, bao gồm: - Các môn khoa học cơ bản nhƣ: Sinh vật học, Sinh thái học, Khoa học môi trƣờng… là cơ sở kiến thức cho trẻ khám phá thiên nhiên và xã hội. - Tâm lí học trẻ em, giáo dục học mầm non là cơ sở để lựa chọn xác định yêu cầu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức các hoạt động khám phá môi trƣờng xung quanh Thứ hai là nhóm các môn chuyên ngành trong chƣơng trình đào tạo ngành sƣ phạm mầm non: Tổ chức hoạt động tạo hình, phát triển ngôn ngữ, hình thành biểu tƣợng toán....Các môn nêu trên có mối quan hệ tƣơng hỗ với nhau. 9 3. Vài nét về lịch sử môn học 3.1. Trên thế giới Môi trƣờng xung quanh nhƣ một phƣơng tiện giáo dục trẻ em và từ lâu nó đƣợc các nhà giáo dục trên thế giới quan tâm. Tƣ tƣởng của các nhà giáo dục học về vai trò của môi trƣờng xung quanh đối với giáo dục trẻ em phát triển mạnh mẽ trong các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí giáo dục Liên Xô (K.D. Usinxki; N.K. Krupxkaia; X.N. Nhikolaeva…) 3.2. Ở Việt Nam Vấn đề cho trẻ làm quen với môi trƣờng xung quanh đƣợc các nhà giáo dục Việt Nam quan tâm từ những năm 50 - 60 của thế kỉ XX. Từ năm 1980, khi chƣơng trình dự thảo cải cách đƣợc biên soạn thì “ Làm quen với môi trƣờng xung quanh” đƣợc tách ra thành một lĩnh vực tƣơng đối độc lập với tên gọi “ Phƣơng pháp cho trẻ làm quen với môi trƣờng xung quanh. Cho đến năm 2007, để thống nhất về tên gọi của nội dung này với các nƣớc trong khu vực và quan trọng hơn cả là nhấn mạnh mục tiêu phát triển của trẻ nên sử dụng tên gọi “ Phƣơng pháp khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh”. 10 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khoa học Khoa học là thuật ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày. Liên quan đến thuật ngữ này còn rất nhiều những cụm từ xuất hiện khá phổ biến nhƣ: - “Kiến thức khoa học” là những kiến thức chính xác ở mức độ cao, đƣợc chia làm 2 lĩnh vực: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. - “Nghiên cứu khoa học” là hoạt động tìm tòi, khám phá của loài ngƣời để phát minh ra các tri thức có thể giải thích các hiện tƣợng tự nhiên, xã hội. - Đối với lứa tuổi mầm non: khoa học là những hiểu biết về thế giới xung quanh mà trẻ phát hiện, tích lũy trong các hoạt động tìm kiếm khám phá các sự vật, hiện tƣợng xung quanh. Đây chƣa phải là những kiến thức có độ chính xác cao, nhƣng nó phong phú và góp phần làm giàu vốn sống cho trẻ. 1.1.2. Môi trƣờng xung quanh 1.1.2.1. Môi trƣờng thiên nhiên Bao gồm toàn bộ sự vật hiện tƣợng của giới vô sinh (không khí, ánh sáng, nƣớc, đất...), thế giới hữu sinh (động vật, thực vật, con ngƣời). 1.1.2.2. Môi trƣờng xã hội Bao gồm môi trƣờng chính trị, môi trƣờng sản xuất, môi trƣờng sinh hoạt xã hội, môi trƣờng văn hoá. Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, môi trƣờng xã hội bao gồm những đồ vật, sự kiện xã hội cụ thể, các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Môi trƣờng xã hội đƣợc chia làm 2 nhóm: môi trƣờng hẹp (bản thân, gia đình, trƣờng mầm non), môi trƣờng rộng (hàng xóm, khối phố, môi trƣờng gần gũi với trẻ). 1.1.3. Khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh Đối với các nhà khoa học, cách tốt nhất để học khoa học là làm khoa học, và với trẻ mầm non làm khoa học tức là quá trình khám phá nó. 11 Cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh chính là việc giáo viên tạo ra điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để trẻ tích cực tìm tòi, phát hiện những điều thú vị về các sự vật hiện tƣợng xung quanh trẻ. 1.2. Ý nghĩa của việc cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh 1.2.1. Đối với sự phát triển trí tuệ Khám phá môi trƣờng xung quanh là hoạt động hấp dẫn làm thoả mãn nhu cầu nhận thức của trẻ. Trong hoạt động khám phá khoa học các giác quan của trẻ đƣợc phát triển, khả năng nhận cảm của trẻ đƣợc nhanh nhạy và chính xác hơn, đồng thời trong qua trình khám phá khoa học, trẻ phải tiến hành các thao tác trí tuệ nhƣ: quan sát, so sánh, phán đoán, nhận xét, giải thích...vì vậy mà tƣ duy và ngôn ngữ của trẻ phát triển. 1.2.2. Đối với sự phát triển tình cảm đạo đức thẩm mĩ, thể lực và lao động - Môi trƣờng xung quanh đƣợc coi là phƣơng tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo. Trong qua trình khám phá cần khơi gợi cho trẻ tình cảm nhân ái, quan tâm và bảo vệ những đối tƣợng yếu ớt hơn mình, giúp trẻ có tâm hồn trong sáng, yêu quý thiên nhiên... - Là phƣơng tiện giáo dục thẩm mĩ: qua việc khám phá trẻ nhận ra cái đẹp, yêu cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp - Trong quá trình tham quan khám phá góp phần rèn luyện sức khoẻ cho trẻ (khi trẻ dạo chơi vƣờn hoa, ngắm vẻ đẹp của cỏ cây hoa lá, trẻ đƣợc vận động và hít thở không khí trong lành...). 1.3. Đặc điểm nhận thức của trẻ về môi trƣờng xung quanh 1.3.1. Đặc điểm nhận thức của trẻ về môi trƣờng xung quanh Hoạt động học tập của trẻ ở trƣờng mầm non còn mang tính sơ khai, trẻ tiếp nhận kiến thức về môi trƣờng xung quanh theo nhiều cách khác nhau. - Trẻ học qua việc sử dụng giác quan: trẻ nhận thức thế giới xung quanh thông qua tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tƣợng xung quanh bằng cảm giác và tri giác. 12 - Trẻ học bằng thử nghiệm, thí nghiệm và thực hành. Có những sự vật hiện tƣợng trong thế giới xung quanh trẻ không thể nhận biết qua quan sát thông thƣờng mà phải qua hoạt động thực nghiệm - Trẻ học qua trò chơi: Thông qua các trò chơi học tập, xây dựng, vận đông trẻ khám phá sự vật hiện tƣợng đa dạng xung quanh. - Trẻ học qua sự tƣơng tác, chia sẻ kinh nghiệm. Trong quá trình học, trẻ nói ra, chia sẻ hiểu biết của mình với cô giáo và bạn bè xung quanh, đặt câu hỏi thắc mắc những gì chƣa biết. - Trẻ học qua tƣ duy, suy luận: Để giải thích các hiện tƣợng, để đƣa ra cách giải quyết phù hợp, kịp thời những tình huống đa dạng xảy ra trong cuộc sống, trẻ cần phải huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm có sẵn để phán đoán, suy luận. - Trẻ tập trung chú ý, ghi nhớ và tái hiện các sự vật hiện tƣợng xung quanh khi có hứng thú và trải nghiệm phù hợp. - Việc học của trẻ sẽ hiệu quả hơn, cũng nhƣ sự phát triển nhận thức của trẻ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nếu trẻ đƣợc tham gia vào các hoạt động phù hợp với trình độ, khả năng của mình. - Trẻ xuất phát từ những gia đình và cơ sở văn hoá, xã hội khác nhau, thể trạng của từng trẻ cũng không giống nhau vì vậy chúng có những khả năng khác nhau trong học tập. 1.3.2. Quan điểm của Piaget và Vƣgôtxki về các giai đoạn lứa tuổi sự phát triển của trẻ 1.3.2.1. Quan điểm của Piaget Theo Piaget, quá trình hình thành và phát triển trí tuệ là sự liên tục hình thành các cấu trúc mới trên cơ sở các cấu trúc đã có. Để đạt đƣợc sự phát triển đó, chủ thể phải tiến hành các hoạt động tƣơng tác với môi trƣờng nhằm tích lũy và hoàn thiện những tri thức, thao tác đã có và chuyển hóa thành cấu trúc mới. Điều này cho thấy, để kích sự phát triển của trẻ cần cho trẻ tiếp xúc với môi trƣờng xung quanh. 13 1.3.2.2. Quan điểm của Vƣgôtxki về sự phát triển và việc dạy học. Vugotxki cho rằng, quá trình phát triển trí tuệ của trẻ chính là kết quả của việc chiếm lĩnh, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài ngƣời trong hoạt động với đồ vật. Về mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ trẻ em Vugotxki cho rằng dạy học phải đi trƣớc sự phát triển và kéo theo sự phát triển. 1.4. Mục đích, nhiệm vụ của việc cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh 1.4.1. Mục đích - Phát triển năng lực trí tuệ để trẻ phát hiện các vấn đề và giải quyết các tình huống đơn giản. - Hình thành thái độ tích cực với môi trƣờng xung quanh. - Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết vầ các sự vật hiện tƣợng xung quanh. 1.4.2. Nhiệm vụ 1.4.2.1. Phát triển, rèn luyện năng lực nhận thức và năng lực khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh. - Phát triển và rèn luyện các kĩ năng nhận thức: + Quan sát: Biết sử dụng phối hợp các giác quan để tìm hiểu khám phá sự vật. + So sánh: Xác định nhanh chóng các điểm giống nhau và khác nhau, sự thay đổi và phát triển của sự vật hiện tƣợng. + Phân nhóm: Phân loại sự vật hiện tƣợng theo nhóm và giải thích lý do. + Sử dụng: Sử dụng và bảo quản một cách thích hợp các dụng cụ khoa học nhƣ: các dụng cụ cân, thƣớc các loại, kính lúp, kính hiển vi... + Suy luận: Dựa trên kết quả quan sát, trẻ đƣa ra nhận xét về tình huống quan sát và suy luận những gì mà trẻ chƣa nhìn thấy vì nó chƣa xảy ra hoặc không thể quan sát đƣợc + Phán đoán: Đƣa ra dự báo hợp lý hoặc ƣớc lƣợng dựa trên kết quả quan sát và kinh nghiệm kiến thức của mình. 14 + Sử dụng phƣơng pháp khám phá khoa học theo trình tự: Dự đoán, thu thập về số liệu, vẽ lập biểu đồ khái quát hoá. + Nhận xét, chia sẻ thông tin với mọi ngƣời bằng ngôn ngữ nói hoặc dùng hình ảnh, sơ đồ sao cho ngƣời khác hiểu đƣợc ý nghĩa và kết quả khám phá của mình. + Hợp tác, thoả thuận trong nhóm bạn bè. Phát triển trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ về thế giới khách quan và các - phẩm chất trí tuệ. Hoàn thiện các quá trình tâm lý nhận thức và phát triển khả năng chú ý, ghi - nhớ có chủ định. 1.4.2.2. Mở rộng và nâng cao kiến thức của trẻ về thế giới khách quan - Hình thành ở trẻ sự hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của các sự vật hiện tƣợng xung quanh, mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng. - Mở rộng, nâng cao hiểu biết của trẻ về các cách thức khám phá khoa học đa dạng. - Cho trẻ làm quen với các thuật ngữ liên quan đến khái niệm khoa học đơn giản. 1.4.2.3. Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn - Khơi gợi ở trẻ hứng thú và sự sẵn sàng khám phá những điều mới lạ xung quanh. - Giáo dục trẻ sự tôn trọng, thiện cảm với mọi cơ thể sống, sự cảm thông chia sẻ với mọi ngƣời xung quanh. - Giáo dục ý thức tự giác bảo vệ thiên nhiên và thế giới đồ vật. - Giáo dục trẻ biết cảm thụ cái đẹp, giữ gìn sự cân bằng và trật tự môi trƣờng. - Giáo dục thái độ khoa học cho trẻ: thận trọng khi quan sát, khi kết luận lạc quan, có thái độ tích cực đối với sự đổi mới. 1.5. Các nguyên tắc cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh 1.5.1. Đảm bảo tính mục đích Khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh là một nội dung giáo dục cơ bản trong trƣờng mầm non. Vì vậy việc thực hiện nội dung này góp phần tích cực 15 vào việc giải quyết mục tiêu chung của ngành học. Các mục đích của việc cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh cũng xuất phát từ mục tiêu chung của ngành học 1.5.2. Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ Các sự vật, hiện tƣợng trong môi trƣờng thiên nhiên và môi trƣờng xã hội xung quanh chúng ta rất đa dạng và phong phú. Vì vậy giáo viên nên chọn nội dung gần gũi cho trẻ tìm hiểu, khám phá. Các phƣơng pháp, hình thức và phƣơng tiện khám phá cần phải vừa sức với trẻ, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của trƣờng lớp, địa phƣơng. 1.5.3. Đảm bảo tính tích cực hoạt động của trẻ Hoạt động khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh cần phải có sự tham gia tích cực và chủ động của trẻ. Giáo viên cần cho trẻ đƣợc trực tiếp sờ, nắn, ngửi, nếm, và thực hành thí nghiệm. Chỉ có tham gia hoạt động trẻ mới đƣợc trải nghiệm và tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Giáo viên mầm non cần tạo môi trƣờng hấp dẫn, phong phú và tạo nhiều cơ hội cho trẻ đƣợc khám phá, tổ chức các hoạt động đa dạng để trẻ tham gia. 1.5.4. Đảm bảo an toàn cho trẻ Trong quá trình khám phá khoa học trẻ em đƣợc tiếp xúc với rất nhiều sự vật hiện tƣợng và các nguyên vật liệu khác nhau. Bên cạnh việc phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ cần phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ tiếp xúc với đối tƣợng. Cần chú ý về thời gian, mức độ và thể tạng của từng trẻ để tổ chức hoạt động khám phá cho phù hợp. Khi tổ chức hoạt động phải chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn về mặt thể xác và tinh thần cho trẻ.  Đọc thêm tài liệu: + Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên), Tâm lí học trẻ em trƣớc tuổi học, NXB Đại học Sƣ Phạm, Hà Nội. + Đào Thanh Âm (Chủ biên), Giáo dục học mầm non, NXB Đại học Sƣ Phạm Hà Nội, 2003. Tìm đọc các mục về mục đích, nhiệm vụ, các nguyên tắc giáo dục mầm non. 16  Câu hỏi và bài tập 1. Phân tích ý nghĩa của việc cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh đối với giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. 2. Phân tích các nguyên tắc cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh. Trình bày một số ví dụ về cách vận dụng các nguyên tắc đó trong việc lựa chọn và thực hiện nội dung, phƣơng pháp, hình thức và phƣơng tiện cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh. 17 Chƣơng 2 NỘI DUNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH Ở TRƢỜNG MẦM NON 2.1. Yêu cầu đối với trẻ ở các lứa tuổi khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh 2.1.1. Lứa tuổi nhà trẻ 2.1.1.1. Trẻ từ 0 đến 12 tháng - Biết biểu lộ cảm xúc với những ngƣời thân, bắt chƣớc động tác của ngƣời lớn, nhìn theo vật chuyển động và phản ứng với âm thanh. - Nhận biết tên mình và tên gọi một số đồ dùng, đồ chơi, con vật gần gũi, biểu lộ cảm xúc bằng các âm bập bẹ và cử chỉ đơn giản. - Biết cầm, nắm, gõ lắc....đồ chơi. Biết nhặt đồ chơi và bỏ đồ chơi vào thùng theo yêu cầu của ngƣời lớn. Biết xếp chồng hai vật lên nhau, tháo lắp những đồ chơi đơn giản. 2.1.1.2. Trẻ từ 12 đến 24 tháng - Nhận biết và gọi tên một số thành viên trong gia đình, một số đồ dùng đồ chơi, con vật, hoa quả gần gũi. - Nhận biết màu sắc (xanh đỏ), kích thƣớc (to nhỏ) của đối tƣợng. - Gọi tên một số hành động của con ngƣời và con vật gần gũi. - Thực hiện đƣợc một số thao tác: tháo lắp, xếp chồng, lồng từ 3 đến 6 đồ vật, xâu hạt, vò, xé giấy.... - Sử dụng đƣợc một số đồ dùng sinh hoạt: cầm muỗng, cầm ca uống nƣớc... - Thực hiện một số hành động chơi đơn giản (ôm búp bê, đẩy xe...) - Nhận biết và biểu lộ cảm xúc khác nhau. 2.1.1.3. Trẻ từ 24 đến 36 tháng - Biết gọi tên và nhận biết một số đặc điểm nổi bậc của đồ dùng, rau quả, phƣơng tiện giao thông, hiện tƣợng tự nhiên... - Biết tên và chức năng một số bộ phận trên cơ thể. - Biết tên và hành động của ngƣời thân trong gia đình. 18 - Biết phối hợp các giác quan (thị giác, xúc giác, thính giác) để nhận biết, phân biệt các sự vật hiện tƣợng. - Thực hiện một số thao tác đơn giản với đồ vật: chọn đồ vật có kích thƣớc hình dạng, màu sắc thích hợp bỏ vào hộp; xếp chồng, xếp cạnh, sâu hột hạt, lật vở theo đúng chiều, thực hiện hành động chơi và dùng vật thay thể đơn giản. - Biết bắt chƣớc hành động của ngƣời lớn và sử dụng đồ dùng đúng chức năng. - Trò chuyện, trao đổi với cô giáo và bạn bè trong lớp: Biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. - Gần gũi gắn bó với ngƣời thân, mạnh dạn trong giao tiếp, yêu quý thế giới đồ vật xung quanh. 2.1.2. Lứa tuổi mẫu giáo 2.1.2.1. Mẫu giáo bé (3-4 tuổi) - Yêu cầu về kiến thức: Trẻ biết tên, biết một số đặc điểm, dấu hiệu đặc trƣng rõ nét của sự vật, hiện tƣợng gần gũi, biết tên, chức năng của các bộ phận trên cơ thể, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết tên và công việc của các thành viên trong gia đình, mối quan hệ và nhu cầu của họ. - Yêu cầu về kĩ năng: + Có khả năng sử dụng, phối hợp các giác quan để quan sát, nhận biết các sự vật hiện tƣợng. + Có khả năng phân biệt, so sánh một số đặc điểm khác, giống nhau rõ nét của các sự vật đơn giản, biết giải thích một số hiện tƣợng đơn giản. + Có khả năng tập trung chú ý trong thời gian nhất định. + Hiểu và trả lời các câu hỏi của cô giáo và bạn bè, biết đặt câu hỏi về các sự vật hiện tƣợng mà mình quan tâm. - Yêu cầu về thái độ: Thích tiếp xúc, thích khám phá các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên và trong xã hội. Có thói quen vệ sinh, lễ phép trong giao tiếp, có các hành vi văn hoá trong sinh hoạt ở nơi công cộng. 19 2.1.2.2. Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) - Yêu cầu về kiến thức: Tiếp tục cho trẻ nhận biết đặc điểm đặc trƣng của các sự vật, hiện tƣợng xung quanh. Nhận biết và giải thích một số mối quan hệ đợn giản của sự vật hiện tƣợng - Yêu cầu về kĩ năng: + Có khả năng quan sát 2 hoặc nhiều đối tƣợng cùng một lúc. + Biết so sánh đặc điểm giống và khác nhau của 2 đối tƣợng. Bƣớc đầu biết phân nhóm các sự vật, hiện tƣợng theo dấu hiệu đơn giản, rõ nét, có khả năng dự đoán và suy luận hợp lý. + Có khả năng tập trung chú ý và ghi nhớ có chủ định. + Có khả năng thoả thuận hợp tác với bạn bè trong học tập cũng nhƣ trong vui chơi. + Biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc - Yêu cầu về thái độ: Cảm nhận và yêu quý cái hay, cái đẹp trong thiên nhiên, trong xã hội. Có thái độ nâng niu, trân trọng và giữ gìn các đối tƣợng xung quanh. Có thói quen vệ sinh và hành vi văn hoá văn minh trong giao tiếp. Biết hợp tác chia sẻ với bạn bè trong vui chơi và học tập. 2.1.2.3. Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) - Yêu cầu về kiến thức: Trẻ biết đặc điểm cơ bản, đặc trƣng và cần thiết của sự vật hiện tƣợng phổ biến trong thiên nhiên, trong xã hội, biết sự đa dạng phong phú của các sự vật hiện tƣợng xung quanh, biết thay đổi, phát triển các mối quan hệ, liên hệ giữa chúng. - Yêu cầu về kĩ năng: + Có khả năng quan sát nhiều đối tƣợng cùng một lúc, biết sử dụng các cách thức khám phá, tìm hiểu môi trƣờng xung quanh. + Có khả năng so sánh sự giống và khác nhau của hai hay nhiều đối tƣợng. + Có khả năng phân nhóm đối tƣợng theo một hoặc vài dấu hiệu tiêu biểu. + Có khả năng phán đoán, suy luận dựa trên vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có. 20 Tải về bản full

Từ khóa » Khám Phá Khoa Học Về Môi Trường Xung Quanh