Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Trò Chơi - Có Thể Bạn Chưa Biết
Có thể bạn quan tâm
Phương pháp dạy học tích cực được đánh giá cao vì những lợi ích mà nó mang lại. Và một trong những phương pháp được ứng dụng phổ biến đó là tổ chức trò chơi. Vậy ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực trò chơi là gì? Những lưu ý quan trọng để phương pháp này phát huy hiệu quả tối đa?… Dưới đây là tất tần tật những điều bạn cần biết.
1. Phương pháp dạy học tích cực trò chơi là gì?
Phương pháp dạy học tích cực trò chơi là phương pháp giáo viên thông qua việc tổ chức các trò chơi liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực nhân thức, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua trò chơi, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển sự tự giác, tự chủ của học sinh.
2. Ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực trò chơi
Phương pháp dạy học tích cực thông qua trò chơi được đánh giá cao vì những ưu điểm của nó:
2.1 Phát triển các giác quan
Trong quá trình tham gia trò chơi, học sinh phải sử dụng các giác quan để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi, do đó mà các giác quan trở nên linh hoạt hơn, tư duy trừu tượng phát triển và sử dụng ngôn ngữ trở nên mạch lạc hơn.
2.2 Tạo điều kiện để phát triển kiến thức mới
Từ việc tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng, thông qua trò chơi, học sinh còn có thể phát hiện ra nhiều vấn đề mới khác so với nhiệm vụ ban đầu. Bằng việc vận dụng các kĩ năng, kĩ xảo để chơi trò chơi, học sinh nhanh chóng phát triển những kiến thức nền tảng thành những kiến thức mới, thú vị hơn. Ngoài ra để nâng cao kiến thức của các em, có thể sử dụng sách về phương pháp dạy học tích cực vô cùng hiệu quả.
2.3 Tăng khả năng ghi nhớ
Việc sử dụng trò chơi để thay đổi hình thức học tập làm cho không khí lớp học thoải mái và dễ chịu hơn. Từ đó, tạo cho học sinh sự tự giác, tích cực hơn trong việc tiếp nhận kiến thức.
Thông qua trò chơi, học sinh biết cách nhìn nhận, phân tích, so sánh khái quát các kiến thức một cách thoải mái và thú vị hơn. Điều này giúp học sinh có ấn tượng với kiến thức một cách mạnh mẽ và ghi nhớ thông tin lâu hơn.
2.4 Tạo tâm thế chủ động cho học sinh
Một trong những ưu điểm của phương pháp dạy tích cực trò chơi đó là luôn tạo tâm thế chủ động cho học sinh. Giáo viên chỉ là người đưa ra nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh cách thực tham gia, còn học sinh sẽ là người tham gia, chủ động tìm tòi kiến thức và giải quyết vấn đề. Từ đó, luyện tập cho học sinh sự tự tin và sự sẵn sàng, tích cực khi đón nhận những kiến thức mới.
3. Nhược điểm của phương pháp dạy học tích cực trò chơi
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời như trên, phương pháp dạy học cùng trò chơi có thể đặt ra một số thử thách đối với giáo viên. Và một số nhược điểm của phương pháp này đó là:
- Học sinh có thể dễ bị sa đà vào trò chơi, ít tập trung vào mục đích học tập
- Giáo viên có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát thời gian và nội dung kiến thức cần được truyền tải.
4. Quy trình thực hiện phương pháp dạy tích cực cùng trò chơi
Để tổ chức một giờ học theo phương pháp dạy học tích cực cùng trò chơi, giáo viên cần thực hiện theo quy trình 4 bước như sau:
Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi
- Tên trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu và lôi cuốn
- Mục đích trò chơi là sẽ giúp học sinh định hình được mình tham gia trò chơi để làm gì, mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi,… Từ đó, học sinh xác định được nhiệm vụ, vai trò của mình trong trò chơi này.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi
- Xác định: Số người tham gia, số đội tham gia, trọng tài, quản trò trong trò chơi
- Các dụng cụ dùng để chơi là gì?
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi, đội chơi, thời gian trò chơi, những việc không được làm trong trò chơi.
- Cách tính kết quả và cách tính điểm chơi, các giải thưởng.
Bước 3: Thực hiện trò chơi
- Khi học sinh đã hiểu rõ mục đích, luật chơi và cách chơi, học sinh sẽ chủ động tham gia vào trò chơi. Ở bước này, học sinh sẽ là người quyết định cho kết quả của trò chơi, do vậy giáo viên nên tương tác với học sinh để giúp học sinh tham gia tích vào trò chơi.
- Giáo viên sẽ là người quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ học sinh nếu học sinh còn lúng túng.
Bước 4: Nhận xét sau trò chơi
- Giáo viên hoặc trọng tài sẽ nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
- Trọng tài công bố kết quả chơi của tùng đối, cá nhân và trao giải thưởng cho đội, cá nhân đoạt giải.
5. Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực trò chơi
Thực tế là phương pháp dạy học tích cực cùng trò chơi không hề khó. Nhưng giáo viên cần đủ bản lĩnh, kỹ năng và chuyên môn để kiểm soát các giờ học. Và khi áp dụng phương pháp này cần lưu ý một số điểm sau:
- Mục đích của trò chơi phải thể hiện được mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.
- Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học tập, giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động tay chân.
- Luật chơi nên đơn giản để học sinh dễ hiểu, dễ thực hiện. Nên đưa ra các hình thức chơi để nhiều học sinh cùng tham gia, từ đó giúp học sinh tăng tương tác và giao tiếp hơn.
- Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm.
- Chọn quản trò có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học, để học sinh vừa hứng thú với giờ học, vừa có thể nắm bắt được kiến thức một cách tập trung.
Đây là những chia sẻ về phương pháp dạy học tích cực trò chơi – Một trong những phương pháp dạy học được đánh giá cao nhất được các chuyên gia giáo dục đề xuất. Có thể thấy những ưu điểm cũng như cách thức thực hiện khá đơn giản, mang lại nhiều lợi ích cho việc tiếp nhận kiến thức của học sinh. Vì vậy, đây có thể là một gợi ý dành cho các giao viên đang tìm kiếm các phương pháp giảng dạy hiệu quả.
Từ khóa » điều Kiện áp Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực
-
Điều Kiện áp Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực - Tài Liệu Text
-
Các Phương Pháp Dạy Học Tích Cực - Hiệu Quả Và Phổ Biến
-
Phương Pháp Dạy Học Tích Cực: Khái Niệm, Kỹ Thuật Và Cách áp Dụng
-
Phương Pháp Dạy Học Tích Cực: Định Nghĩa, Cách Thức, Kỹ Thuật
-
Một Số Phương Pháp Dạy Học Tích Cực ở Tiểu Học
-
[PDF] Một Số Phương Pháp Dạy Học Tích Cực - Khoa Sư Phạm
-
Áp Dụng Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Vào Giảng Dạy Quản Lý Hành ...
-
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở TIỂU HỌC
-
32 KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC HIỆU QUẢ NHẤT MÀ GIÁO ...
-
Phương Pháp DẠY HỌC Tích Cực - THCS Phan Công Hớn
-
Một Số Phương Pháp Dạy Học Tích Cực - Trường THCS Phan Đăng Lưu
-
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ...
-
Một Số Biện Pháp đổi Mới Phương Pháp Dạy Học - Đại Học Sư Phạm