Phương Pháp Dạy Trẻ Bị Rối Loạn Ngôn Ngữ Hiệu Quả Nhất, Mẹ ...
Có thể bạn quan tâm
Phát triển ngôn ngữ tốt là một dấu hiệu cho thấy trẻ phát triển trí tuệ tốt. Do đó, khi thấy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ khiến bố mẹ không khỏi sốt ruột và lo lắng. Thấu hiểu trăn trở đó của các chị em, Healthyblog.net mang đến cho bạn những thông tin cần thiết về chứng rối loạn ngôn ngữ giao tiếp ở trẻ nhỏ ngay sau đây.
1. Rối loạn ngôn ngữ là gì?
Khi não bộ gặp phải tổn thương hay mắc bệnh lý có thể dẫn đến chứng rối loạn ngôn ngữ giao tiếp vì não bộ là nơi thực hiện chức năng ngôn ngữ. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp như chậm nói, khó diễn đạt lời nói, không hiểu lời nói hay nói ngọng.
Rối loạn ngôn ngữ có một số dạng sau đây:
- Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận: bé chậm và rất khó để hiểu được lời nói.
- Rối loạn ngôn ngữ biểu cảm: bé gặp khó khăn trong việc phát âm hay bày tỏ lời nói.
- Rối loạn ngôn ngữ vận ngôn: bé chậm nói và nói không rõ các âm, nói ngọng.
Chứng rối loạn ngôn ngữ giao tiếp sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sự phát triển toàn diện của bé nên mẹ cần hết sức để ý để sớm nhận ra biểu hiện bệnh của con nhé.
2. Nguyên nhân nào khiến bé bị rối loạn ngôn ngữ?
Có những nguyên nhân nào dẫn đến chứng rối loạn ngôn ngữ giao tiếp ở trẻ? Ắt hẳn mẹ rất thắc mắc vì không hiểu sao con yêu lại mắc phải căn bệnh đáng ghét này. Việc hiểu được nguyên nhân cũng sẽ giúp mẹ dễ đưa ra cách khắc phục hiệu quả hơn. Healthyblog.net sẽ liệt kê một số nguyên nhân trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường gặp sau đây:
- Thứ 1, nếu bé gặp phải bệnh lý về hệ thần kinh hay những tổn thương về não bộ sẽ dễ mắc phải chứng rối loạn ngôn ngữ. Bởi cớ, rối loạn ngôn ngữ giao tiếp là một di chứng của não bộ.
- Thứ 2, chứng rối loạn ngôn ngữ có thể xảy ra do bé bị tổn thương thính lực khiến bé khó nghe để giao tiếp cách bình thường.
- Thứ 3, một số bé bị mắc chứng rối loạn ngôn ngữ giao tiếp do gặp phải các bất thường trong hệ thống phát âm gây nên.
- Thứ 4, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ giao tiếp có thể vì bé ít giao tiếp và ít được giao tiếp. Chẳng hạn như bé mê điện thoại, tivi, thường xuyên chơi 1 mình hay ít được bố mẹ nói chuyện sẽ kém phát triển ngôn ngữ hơn bình thường.
Như vậy, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà các bé nhỏ có thể dễ mắc phải chứng rối loạn ngôn ngữ giao tiếp. Mẹ cần quan tâm để sớm nhận ra và là người đồng hành để giúp con yêu nhanh chóng thoát khỏi tình trạng không mong muốn này.
3. Biểu hiện của trẻ bị rối loạn ngôn ngữ
Sớm nhận ra tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở bé là điều quan trọng vì nó sẽ giúp bạn dễ dàng điều trị bệnh cho bé hơn. Thế thì dấu hiệu trẻ bị rối loạn ngôn ngữ là gì? Mẹ cùng xem qua một số dấu hiệu nhận biết sau đây để xem thử bé yêu có đang mắc phải chứng rối loạn ngôn ngữ giao tiếp không nhé.
- Mẹ nên xem qua bảng phát triển ngôn ngữ của bé qua từng giai đoạn để xem thử bé nhà mình có đang bị chậm nói hay không. Vì chậm nói là một trong những dấu hiệu cho thấy bé có khả năng mắc chứng rối loạn ngôn ngữ giao tiếp. Chẳng hạn như bé 18 tháng mà vẫn chưa nói được một từ hoàn chỉnh nào, bé được 2 tuổi nhưng chỉ nói được 1 từ thì có nghĩa là bé đang bị chậm nói.
- Bé gặp khó khăn trong phát âm như khi được 30 tháng mà vẫn phát âm không chuẩn, nói không rõ ràng hay bị ngập ngừng trong khi nói thì cũng là dấu hiệu cho thấy bé bị rối loạn ngôn ngữ giao tiếp.
- Một biểu hiện của trẻ bị rối loạn ngôn ngữ khác đó chính là bé gặp khó khăn trong việc diễn tả lời nói, mong muốn của bản thân. Chẳng hạn như bé không tìm được từ ngữ để nói một câu dài, bé mất nhiều thời gian để suy nghĩ từ ngữ hay bé không thể gọi tên người thân, tên các sự vật đơn giản dù đã trên 30 tháng.
- Một dấu hiệu để nhận biết bé đang bị rối loạn ngôn ngữ giao tiếp khác nữa là khi bé gặp khó khăn để hiểu ngôn ngữ. Chẳng hạn như bé đã 36 tháng nhưng lại không thể hiểu được những câu nói dài của bạn mà chỉ hiểu được 2 từ hay những cụm từ ngắn thôi.
- Bé đi học rất chậm trong việc học, đọc và viết chữ cũng là một biểu hiện của chứng rối loạn ngôn ngữ.
- Bé bị nói lắp, nói ngọng cũng là một biểu hiện của chứng rối loạn ngôn ngữ giao tiếp rất thường gặp.
Nếu nhận thấy bé yêu nhà mình đang có những biểu hiện như trên thì rất có thể trẻ bị rối loạn ngôn ngữ rồi, mẹ nên sớm giúp con khắc phục nhé.
4. Phương pháp dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ
Chắc hẳn, sau khi dựa vào những triệu chứng nêu trên, mẹ đã có thể phần nào xác định được bé yêu nhà mình có đang bị chứng rối loạn ngôn ngữ hay không. Nếu chẳng may bé đang mắc phải chứng rối loạn ngôn ngữ giao tiếp thì nên khắc phục như thế nào?
Tùy vào biểu hiện rối loạn ngôn ngữ của từng trẻ mà mẹ sẽ có cách khắc phục khác nhau. Sau đây là một số cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, mẹ có thể tham khảo.
a. Đối với trẻ chậm nói
Nếu bé yêu bị chậm nói, mẹ có thể khắc phục tình trạng này cho con bằng những phương pháp sau đây:
- Thường xuyên trò chuyện cùng con: Chắc chắn, bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn để giúp con khắc phục tình trạng chậm biết nói. Một trong những vấn đề quan trọng bạn cần làm đó là thường xuyên trò chuyện cùng con. Ban đầu có thể bé chưa hiểu, chưa thể trò chuyện tốt cùng bạn. Thậm chí đôi khi bạn sẽ phải kiên nhẫn diễn tả để bé hiểu bạn đang nói gì. Tuy nhiên, cách này sẽ giúp bé yêu thích trò chuyện và chóng biết nói hơn.
- Đọc sách và cho bé nghe nhạc là một trong những cách giúp phát triển ngôn ngữ cho con. Khi cùng con đọc sách, bé sẽ có cơ hội được làm quen với những ngôn ngữ mới để mở rộng vốn từ.
- Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên đưa bé đi dạo chơi để bé khám phá thế giới và học hỏi tốt hơn. Trong quá trình dạo chơi, mẹ có thể chỉ và giới thiệu cho bé biết thứ này là gì để bé quan sát và nói nhiều hơn.
b. Đối với trẻ nói lắp, nói ngọng
- Chậm rãi khi giao tiếp với trẻ chính là điều mẹ cần làm nếu bé bị rối loạn ngôn ngữ khi nói lắp, nói ngọng. Bạn nên nhìn vào mắt bé mỗi khi giao tiếp, nói chậm rãi để bé học được cách phát âm của mẹ dần sửa đổi.
- Đa số các bé bị nói lắp là do quá căng thẳng khi giao tiếp. Do đó, mẹ hãy luôn tươi cười, động viên và khích lệ để bé thoải mái trong khi nói chuyện sẽ giúp giảm thiểu vấn đề nói lắp.
- Nhiều trẻ bị nói lắp và cảm thấy tự ti nên càng giúp giao tiếp. Việc mẹ cần làm là giúp bé hiểu rằng mẹ vẫn yêu thương và chấp nhận bé. Các thành viên trong gia đình cũng cần học cách phát âm chuẩn, khích lệ bé nói chậm rãi để bé quen với việc giao tiếp hơn. Dần dần, bé sẽ không còn nói lắp nữa.
- Không cắt lời của bé vì điều đó sẽ khiến bé ngại giao tiếp.
c. Đối với trẻ bị rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận
Một vài phương pháp dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ dành cho bé bị rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận hay biểu cảm mà mẹ cần biết:
- Bé bị rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu được lời nói. Do đó, khi giao tiếp với bé mẹ nên nói chậm rãi hoặc có thể diễn tả để bé dễ hiểu. Mẹ nên bắt đầu từ những cụm từ cho đến những câu ngắn, rồi câu dài để bé có thể làm quen dần dần.
- Bé bị rối loạn ngôn ngữ biểu cảm gặp khó khăn trong việc bày tỏ mong muốn của mình. Vì vậy, khi gặp bé gặp khó khăn khi suy nghĩ từ ngữ, mẹ hãy giúp bé nhé. Chẳng hạn như mẹ có thể hỏi là: “Có phải con muốn ăn không? Có phải con mệt không?” Sau khi bé đã trả lời câu hỏi, mẹ hãy giúp bé tự nhắc lại mong muốn của mình để bé ghi nhớ từ ngữ.
- Tương tự như cách khắc phục cho trẻ chậm nói, việc cho bé nghe nhạc, hát cho bé nghe hay đọc sách sẽ giúp tăng vốn từ ngữ cho bé để có thể có giao tiếp một cách tốt hơn.
- Thường xuyên chơi đùa với con là cách giúp khắc phục hiệu quả cho trẻ bị rối loạn ngôn ngữ giao tiếp. Vì với tình trạng này, trẻ sẽ được điều trị về ngôn ngữ lẫn tâm lý. Tâm lý thoải mái, trẻ yêu thích việc giao tiếp thì mới có thể giao tiếp tốt được. Vì vậy, mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để giúp con yêu thích giao tiếp và cải thiện giao tiếp từng ngày.
- Nếu bé chậm biết viết biết đọc, mẹ có thể dán các từ ngữ quen thuộc trong cuộc sống xung quanh nhà. Bé thường xuyên nhìn thấy sẽ ghi nhớ tốt hơn. Thỉnh thoảng, mẹ có thể chơi những trò chơi để bé nhận diện từ ngữ và ghi nhớ chúng.
- Cho bé đến các nơi đông người, đặc biệt là khi được đi nhà trẻ, tiếp xúc với nhiều bạn bè cùng trang lứa thì khả năng ngôn ngữ của bé cũng sẽ được khắc phục tốt hơn.
Bên trên là một số cách nhằm khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ. Nhìn chung thì trẻ bị rối loạn giao tiếp rất cần được động viên để yêu thích giao tiếp. Tăng cường vốn ngôn ngữ cho con và giúp con tự tin, thoải mái trong giao tiếp thành công sẽ giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng rối loạn ngôn ngữ.
5. FAQ – Những câu hỏi thường gặp
Hiểu rằng khi bé yêu bị rối loạn ngôn ngữ giao tiếp, mẹ sẽ rất lo lắng và có nhiều thắc mắc muốn được giải đáp. Healthyblog.net sẽ giải đáp một số thắc mắc thường thấy của các chị em trong vấn đề này.
a. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ có nguy hiểm không?
Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều các bà mẹ trẻ quan tâm khi chẳng may bé yêu mắc phải triệu chứng này. Thật ra, chứng rối loạn ngôn ngữ không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé. Bé vẫn có thể ăn uống và phát triển cơ thể một cách hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, khi bị rối loạn ngôn ngữ có thể gây ra một số ảnh hưởng như:
- Bé thiếu tự tin trong giao tiếp, ngại giao tiếp, lo lắng khi giao tiếp lâu ngày sẽ không thích giao tiếp nữa, từ đó dễ dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ.
- Rối loạn giao tiếp gây ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ nhỏ, từ đó làm suy giảm nhận thức khiến bé kém phát triển trí tuệ.
- Rối loạn giao tiếp cũng gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
Nhìn chung, việc khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ giao tiếp cho bé càng sớm càng tốt. Để làm được điều đó, bạn cần thực sự quan tâm đến con để nhận ra những bất thường của bé trong quá trình giao tiếp.
b. Phòng bệnh rối loạn ngôn ngữ cho trẻ như thế nào?
Phòng bệnh hơn trị bệnh. Đó là lý do vì sao mẹ cần biết cách phòng chứng rối loạn ngôn ngữ cho bé ngay từ sớm. Để phòng trẻ em bị rối loạn ngôn ngữ, mẹ có thể áp dụng các cách sau đây:
- Nói chuyện với bé càng sớm càng tốt. Ngay từ khi bé mới tập nói những từ như ơ, a,.. thì bạn nên tìm cách bắt chuyện, tránh bỏ qua giao tiếp với bé vì như vậy sẽ kích thích bé nói chuyện sớm.
- Thường xuyên trò chuyện, cùng con đọc sách, nghe nhạc hay hát cho bé nghe là cách giúp bé biết thêm nhiều từ mới để nói tốt hơn.
- Đừng nhốt bé mãi trong phòng mẹ nhé. Việc thường xuyên đưa con đi chơi, khám phá thế giới và tiếp xúc với các trẻ em cùng trang lứa sẽ kích thích bé yêu thích và biết nói sớm hơn.
- Không cho bé xem điện thoại, tivi quá nhiều vì dễ khiến bé thụ động và dẫn tới việc bé bị rối loạn ngôn ngữ.
- Khi bé phát âm sai, mẹ hãy giúp bé sửa lại cho đúng, đừng thờ ơ mẹ nhé. Cả gia đình bạn cũng tập cách phát âm đúng vì các bé đang trong quá trình học và bắt chước theo người lớn.
Nếu bố mẹ quan tâm, dành thời gian và tích cực hỗ trợ thì bé sẽ nhanh chóng biết nói và vốn ngôn ngữ sẽ được mở rộng hơn. Ngôn ngữ tốt cũng giúp ích cho sự phát triển trí tuệ để bé yêu thông minh hơn nên mẹ đừng bỏ qua nhé.
Bên trên là các thông tin cần thiết về trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Mong rằng những chia sẻ của Healthyblog.net đã giúp ích cho mẹ trong việc giúp bé yêu khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ giao tiếp không mong muốn nhé.
Rate this postfrom Healthyblog https://ift.tt/3mHQx02
Share this:
Related
Từ khóa » Cách Dạy Trẻ Rối Loạn Ngôn Ngữ
-
Khắc Phục Chứng Rối Loạn Ngôn Ngữ ở Trẻ Em | Vinmec
-
Các Phương Pháp Can Thiệp Rối Loạn Ngôn Ngữ Cho Trẻ Em
-
Phương Pháp Can Thiệp Rối Loạn Ngôn Ngữ ở Trẻ Gồm Những Gì?
-
Rối Loạn Ngôn Ngữ ở Trẻ Và Phương Pháp Can Thiệp Kịp Thời
-
Rối Loạn Ngôn Ngữ ở Trẻ: Cách Nhận Biết Và Khắc Phục - MarryBaby
-
Khắc Phục Chứng Rối Loạn Ngôn Ngữ ở Trẻ Nhỏ - Hello Bacsi
-
Phát Hiện Và Khắc Phục Rối Loạn Ngôn Ngữ ở Trẻ
-
Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em Chậm Nói Và Cách Khắc Phục - Meviet
-
Rối Loạn Ngôn Ngữ ở Trẻ Em Là Gì? Dấu Hiệu Và Biểu Hiện Bố Mẹ Nên ...
-
Phương Pháp Can Thiệp Rối Loạn Ngôn Ngữ ở Trẻ Hiệu Quả Hiện Nay
-
CHẬM NÓI Ở TRẺ: RỐI LOẠN NGÔN NGỮ HAY NGUY CƠ TỰ KỶ
-
Phục Hồi Ngôn Ngữ Cho Trẻ Bị Rối Loạn
-
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NGÔN NGỮ Ở TRẺ EM
-
Rối Loạn Ngôn Ngữ ở Trẻ Tăng động Giảm Chú ý – Hiểu đúng để Trị Sớm!