Rối Loạn Ngôn Ngữ ở Trẻ Tăng động Giảm Chú ý – Hiểu đúng để Trị Sớm!

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tăng động giảm chú ý là “rào cản” khiến trẻ gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt và học tập. Vậy cha mẹ đã biết cách nhận biết sớm biểu hiện này ở trẻ chưa? Dưới đây là những thông tin hữu ích nhất.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì?

Rối loạn ngôn ngữlà khi trẻ khó sử dụng đúng những từ ngữ cũng như diễn đạt thành câu hoàn chỉnh trong giao tiếp. Trẻ có thể khó khăn khi nắm bắt và thấu hiểu những lời người khác nói, khó diễn đạt, bày tỏ ý kiến bằng ngôn từ cá nhân.

Giữa rối loạn ngôn ngữ và tăng động giảm chú ý, có mối tương quan nào không?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, có sự đồng nhất đáng kể giữa rối loạn ngôn ngữ và sự chú ý ở trẻ. Có đến gần 50% trường hợp trẻ tăng động giảm chú ý gặp các vấn đề về ngôn ngữ bao gồm: chậm nói và rối loạn ngôn ngữ. Ngoài ra, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường kèm theo một số biểu hiện kém tập trung và rối loạn hành vi.

– Trẻ tăng động giảm chú ý thường hay nghịch ngợm, tập trung kém nên khả năng học hỏi cách phát âm bị hạn chế, gia tăng nguy cơ bị chậm nói, rối loạn ngôn ngữ.

– Khi trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, việc bộc lộ những mong muốn không được thấu hiểu khiến trẻ dễ rơi vào tâm lý tự ti, dễ cáu gắt làm gia tăng các biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tăng động giảm chú ý

Dựa trên những miêu tả của cha mẹ kết hợp với thăm khám sức khỏe tổng quát và test kiểm tra, các chuyên gia sẽ đánh giá khả năng ngôn ngữ trẻ qua các kỹ năng như: nghe nói, việc hiểu đúng và trả lời câu hỏi, gọi tên các sự vật, lặp lại các cụm từ, ngữ điệu… Ở mỗi dạng rối loạn ngôn ngữ trẻ sẽ gặp những khó khăn nhất định như sau:

Rối loạn ngôn ngữ tiếp thu

– Khó hiểu lời nói và cử chỉ của người khác cũng như những gì trẻ đọc được.

– Khó làm theo chỉ dẫn.

– Khó học từ mới.

Rối loạn ngôn ngữ biểu cảm

– Khó sử dụng đúng từ ngữ trong từng ngữ cảnh.

– Bày tỏ suy nghĩ và ý tưởng không rõ ràng.

– Trẻ trên 3 tuổi không kể chuyện, ca hát hoặc đọc thơ.

– Trẻ có vốn từ vựng ít, khó khăn khi phải học từ mới.

– Chủ động đặt câu hỏi.

Rối loạn ngôn ngữ kết hợp

Việc nghe hiểu và diễn đạt đều bị hạn chế, thường gặp phổ biến ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi.

Cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ tăng động giảm chú ý tại nhà

Điều trị sớm tăng động giảm chú ý ở trẻ chính là cách tốt nhất để trẻ tập trung và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ. Các chuyên gia thường hướng dẫn cha mẹ nên chú ý đến các trò chơi để kích thích sự hào hứng của trẻ, khiến trẻ không có cảm giác đang điều trị. Trẻ có thể tham gia 1 – 2 buổi trị liệu ngôn ngữ/tuần tại các trung tâm, thời gian còn lại, cha mẹ sẽ dạy dỗ con tại nhà theo các cách sau:

– Trò chuyện nhiều, ca hát, đọc sách, kể chuyện cho trẻ: trẻ sẽ cải thiện ngôn ngữ tốt hơn khi cha mẹ khuyến khích trẻ nhắc lại những lời kể, câu hát, nhìn vào những hình ảnh trong sách và bày tỏ quan điểm. Cha mẹ nên trả lời những câu hỏi của trẻ để mở rộng vốn từ vựng.

– Khuyến khích trẻ tự đặt những câu hỏi, thắc mắc và trả lời một cách gãy gọn

Trò chuyện – Giải pháp cho rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Trò chuyện – Giải pháp cho rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

– Chơi cùng trẻ: đây chính là các tốt nhất để giúp con cải thiện các kỹ năng giao tiếp và kiểm soát các hành vi tăng động giảm chú ý. Cha mẹ nên chơi cùng bé các trò chơi cần nhiều sự tương tác giữa những người tham gia.

– Khuyến khích trẻ tự chỉ vào những đồ vật, biển báo và gọi tên chúng.

– Cho trẻ tham gia nhiều các hoạt động ngoại khóa để cải thiện kỹ năng giao tiếp qua việc tiếp xúc, tương tác với mọi người.

– Nhờ sự trợ giúp của thầy cô ở lớp, trẻ nên được khuyến khích tham gia phát biểu xây dựng bài, đọc bài trước lớp…

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh có thể kết hợp cho trẻ sử dụng cốm Egaruta, để tăng hiệu quả điều trị. Với thành phần từ các thảo dược tự nhiên cùng dưỡng chất bổ não, cốm Egaruta giúp trẻ giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động, nâng cao sự tập trung, góp phần cải thiện kĩ năng ngôn ngữ hiệu quả. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Thơm (Hải Phòng) để hiểu hơn về lợi ích của cốm Egaruta:

Nhờ dùng cốm Egaruta con tôi đã cải thiện ngôn ngữ hiệu quả

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tăng động chậm nói cần được phát hiện sớm và can thiệp đúng cách để trẻ phát triển ngôn ngữ và hành vi một cách toàn diện nhất. Nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề nào, bạn có thể liên hệ đến số 0962620043 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Bạn có thể quan tâm:

Giải pháp từ thảo dược lành tính dành cho trẻ tăng động giảm chú ý

10 lời khuyên trong nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý

Top 15 thực phầm tốt cho trẻ tăng động giảm chú ý

Ds. An Chu

Nguồn tham khảo:

https://www.understood.org/en/learning-attention-issues/child-learning-disabilities/communication-disorders/understanding-language-disorders

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3760166/

Từ khóa » Cách Dạy Trẻ Rối Loạn Ngôn Ngữ