PHƯƠNG PHÁP DỆT LỤA ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI MƯỜNG

Dệt vải là phong tục lâu đời, họ thực hiện từng công đoạn một cách thủ công từ trồng bông, nuôi tằm, dệt lụa đến nhuộm và may quần áo.

Từ tháng 5 âm lịch ( đầu hè) , người Mường sẽ bắt đầu thu hoạch bông, sau đó mang đi phơi khô, rồi cán bông, kéo sợi. Theo tục lệ của người Mường, trước khi về nhà chồng, con gái Mường phải tự tay mình dệt từ 6 đến 12 chiếc chăn, đệm làm của hồi môn quà cho họ hàng nhà chồng. Những tấm chăn càng dày, màu sắc đẹp mặt, đường dệt thẳng và hài hòa càng thể hiện sự khéo léo, chăm chỉ của cô gái. Vì thế ở các xứ Mường, hầu như nhà nào cũng có khung cửi, con gái Mường 13, 14 tuổi đã được dạy cho thành thạo nghề dệt.

Khung dệt của người Mường có cấu tạo khá đặc biệt có nhiều go, hoa văn càng phức tạp thì số go phải dùng càng lớn. Trong quá trình dệt vì hoa văn cầu kì mà phải dệt thành mảnh vải tương đối lớn. Do đó trong quá trình dệt tay quay phải thật đều, liên tục, có vậy sợi dệt mới mềm, mịn và đẹp được. Sau đó sẽ chia ra để se vào từng ống sợi nhỏ, trước khi se sợi dệt sẽ được mang đi hồ qua bằng cơm trắng để nguội. Mỗi ống chỉ sẽ dài tầm 15 cm to bằng cô tay đàn ông.

Tài năng của người dệt đất Mường Thanh còn thể hiện ở việc phân bổ bố cục các hoa văn ở từng rang sao cho hợp lý, việc sắp xếp vị trí của từng loại hình động vật, hình trang trí ở rang dưới như thế nào cho đẹp mắt, cái nọ hỗ trợ làm nổi bật cái kia mà không phá vỡ bố cục chung… Tất cả những cái đó đòi hỏi đầu óc thẩm mỹ tinh tế và điêu luyện của người thợ dệt, để tạo ra được một sản phẩm có giá trị. Hoa văn nào nên ở trên, hoa văn nào thì ở dười sẽ hợp hơn, nó đòi hỏi sự hiểu biết vô cùng sâu sắc.

Nếu muốn hiểu rõ hơn về hoa văn của dân tộc Mường thì bạn phải quan sát trang phục của phụ nữ nơi đây. Trang phục của đàn ông thì đơn giản hơn nhiều thường là màu đen hoặc xanh thẫm, hoa văn thường được thêm thắt ở phần cổ áo, cổ tay áo, ống quần hoặc phần cúc. Trang phục của phụ nữa nơi đây cầu kì hơn rất nhiều bao gồm khăn đội đầu màu trắng, yếm, áo mặc ngoài, váy, tênh ( loại khăn dài thường nhuộm lục, thít quanh váy, ngang tầm hông), áo chùng( dạng áo dài của phụ nữ Thái, xẻ giữa nhưng không cúc, không khuy, màu trắng hoặc đen), khăn thắt áo (khăn sồi không nhuộm thắt quanh áo chùng ngang tầm hông để khép hai tà áo lại, hai múi khăn buông ngắn đăng đối hai bên)

Bà Nguyễn Thị Sen, xóm Tân Tiến, xã Dân Chủ, Thành phố Hòa Bình, cho biết: "Khi dệt xong thì bắt đầu nhuộm màu cho vải. Để nhuộm màu cho vải, chúng tôi thường dùng nguyên liệu là các loại cây trong rừng. Màu đỏ lấy từ cây bang, màu vàng lấy từ cây nghệ, màu đen lấy từ cây chàm… Như muốn vải có màu đen, tôi hái lá chàm về ủ khoảng ba ngày, sau đó vắt lấy thứ nước màu sánh đen, đổ vào ống để trong một tuần rồi mới bỏ bọt, nhuộm sợi... Khi dệt, để có một tấm vải dệt hoàn chỉnh, theo ý mình thì mất rất nhiều thời gian và công sức. Chúng tôi dệt bằng tay nên độ chặt, lỏng, mềm, cứng của vải là theo ý mình vì vậy những loại vải thổ cẩm người Mường dệt ra rất bền, giặt không phai".

Kỹ thuật dệt lụa của người Mường được truyền từ trong chính gia đình, người mẹ chỉ dạy cho con gái theo tay nghề và phong cách cá nhân. Co gái sẽ học hỏi và phát triển theo khả năng của mình. Chính vì thế mỗi hoa văn dệt đều không chỉ mang đậm bản sắc của Xứ Mường mà còn của cá nhân người dệt đó.

------------------------------------------------------------

Tổng đài: 0585888668

Hotline: 034.991.8868 - 0936.461.889

Địa chỉ:

CS1: Số 17, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

CS2: Số 6A, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

CS3: Trung Tâm Kinh Doanh Lụa Chất Lượng Cao.

CS4: Số 12, chợ Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

CS5: Số 2, ngõ 31, phố Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

Fb: https://www.facebook.com/phuonglinhsilk

https://www.instagram.com/phuonglinhsilk17/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCKFLvyT8r5C_vY7ZMi3h9Xw

Từ khóa » Dệt Lụa Silk