Thăm Cơ Sở Dệt Lụa Tơ Tằm Cường Hoàn Silk Gần Đà Lạt

“Nuôi lợn ăn nằm – Nuôi tằm ăn đứng” đó là những đúc kết của người xưa để nói về công việc gian khổ khi nuôi những con vật tưởng như đơn giản. Vậy mà ngày nay, dù trải qua những khốn khó của cuộc đời nhưng cái nghiệp “ăn cơm đứng” ấy lại “vận” vào anh Phạm Văn Cuờng như một mối duyên tiền định. Để rồi sau bao năm trăn trở, nghề nuôi tằm dệt lụa đã làm cho tên tuổi của anh vươn xa, đồng thời thương hiệu Lụa Cường Hoàn – Cường Hoàn Silk ngày càng vươn xa.

Khôi phục phương thức dệt lụa truyền thống để kết hợp vớ tham quan du lịch

Anh Phạm Văn Cường, chủ cơ sở lụa Cường Hoàn (Cường Hoàn Silk) tại khu phố Trưng Vương, thị trấn Nam Ban – huyện Lâm Hà, chia sẻ cho chúng tôi về những tháng ngày cơ hàn khi chọn nghề nuôi tằm. Sinh ra và lớn lên tại huyện Đông Anh – Hà Nội đến năm 1980, anh Cường theo cha mẹ vào vùng đất mới Nam Ban – Lâm Hà lập nghiệp. Sau khi học xong cấp 3 và 4 năm rèn luyện nơi môi truờng quân ngũ, năm 1989 anh bắt đầu làm quen với nghề thu mua kén tằm. Ngày đó, chàng trai trẻ Phạm Văn Cường với chiếc xe đạp là tài sản quý nhất đã đi khắp vùng Lâm Hà, Đức Trọng mua kén tằm để bán lại cho các nhà máy dâu tằm tơ tại Bảo Lộc. Lợi nhuận chưa phải là cao nhưng đối với anh Cường đây cũng là một công việc mang lại niềm vui đồng thời cũng là tiền đề để anh nối dài mơ ước của mình sau này. Thế rồi khi có khách nước ngoài đến với địa phương đặc biệt là tham quan thác Voi – một danh thắng nổi tiếng ngày càng đông, anh Cường một lần nữa biến suy nghĩ thành hành động:” Mình phải khôi phục phương thức dệt lụa truyền thống để kết hợp vớ tham quan du lịch chắc sẽ khả quan hơn”. Với ý tưởng vừa định hình, anh Cường lại một lần nữa trở về cố hương và các tỉnh phía Bắc tìm hiểu các công đoạn của nghề ươm tơ – dệt lụa. Sau những ngày lang thang nơi vùng đất “áo lụa Hà Đông”, anh Cường cũng đã “gom” được cho mình một số nguyên tắc cơ bản về nghề dệt lụa. Khi trở lại vùng đất mới, anh Cường đã triển khai xây dựng một mô hình khép kín: mua kén – ươm tơ – dệt lụa – nhuộm – thiết kế sản phẩm – may thêu – bán hàng cho khách du lịch. Sau một thời gian hoạt động, Cơ sở Lụa Cường Hoàn ổn định sản xuất từng bước chiếm được thiện tình của du khách khi đến tham quan.

du khách tham quan máy quay tơ

du khách tham quan máy quay tơ

Cung đường từ Đà Lạt xuống Nam Ban giờ đây đã nhộn nhịp hơn xưa

Kể từ ngày cơ sở Lụa Cường Hoàn mở cửa đón du khách thì sản phẩm du lịch của vùng quê Nam Ban – Lâm Hà không còn đơn điệu như ngày trước. Cung đường từ Đà Lạt xuống Nam Ban giờ đây đã nhộn nhịp hơn xưa, từng đoàn khách du lịch hướng đến vùng đất này đã nhiều hơn. ông chủ cơ sở Lụa Cường Hoàn cho biết: có ngày cơ sở của anh đón cả chục đoàn du khách nước ngoài đến tham quan và hàng trăm lượt khách trong nước và các bạn trẻ đi theo nhóm.

Anh Hoàng Xuân Lâm một hướng dẫn viên du lịch chia sẻ: “Điều mà người nước ngoài quan tâm nhất chính là muốn tìm hiểu các quy trình sản xuất ra sản phẩm lụa như thế nào. Khi đưa khách đến đây mình phải giải thích cặn kẽ cho họ biết những điểm khác biệt trong việc tạo ra sản phẩm từ lụa thủ công như thế nào. Quá trình xử lý, nhuộm thì cần những kỹ năng ra sao, chú ý đến công đoạn gì, may thêu thì phải mất bao nhiêu ngày…”.

các nong kén tằm

các nong kén tằm

Điều thú vị là sau khi tham quan quá trình dệt lụa khép kín, du khách có thể mua những chiếc khăn, váy, áo thêu hoặc những chiếc cavat từ lụa vối nhiều họa tiết bắt mắt.

Anh Cường cho biết, nếu hoạt động hết tần suất, mỗi ngày cơ sở Lụa Cường Hoàn tiêu thụ gần 1 tấn kén. Theo anh, so với các vùng khác thì do Lâm Đồng có khí hậu ôn hòa, hợp với việc nuôi tằm hơn nên chất lượng tơ cũng tốt hơn, nếu ở các vùng khác độ dài của tơ tầm khoảng 500m thì độ dài của tơ tại Lâm Đồng là khoảng 800m. Từ chỗ là một cơ sỏ nhỏ lẻ, nhưng đến nay Cường Hoàn Silk đã là nơi tạo công ăn việc làm cho gần 50 lao động tại địa phương, sản phẩm Lụa Cường Hoàn đã có mặt ở một số nhà máy dệt trong nước và xuất ra một số thị trương như Campuchia,Thái Lan.

Cùng với khu du lịch thác Voi, chùa Linh Ẩn và các điểm, như: Cơ sở nấu rượu Kiết Tường, Trang trại dế Thiện An. Thì Cường Hoàn Silk đã góp phần tạo ra một điểm đến lý thú trong chương trình tour du lịch ngoại thành, đầy hấp dẫn tại vùng đất Lâm Hà trong những năm qua.

Bản đồ cơ sở dệt lụa Cường Hoàn Silk

3.8/5 - (6 bình chọn)
  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ trên Pinterest (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ trên Twitter (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ trên Tumblr (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ lên Reddit (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để in ra (Mở trong cửa sổ mới)

đặc sản

Từ khóa » Dệt Lụa Silk