Phương Pháp đo độ Bền Nén Vòng Giấy Và Carton - THÔNG TIN KHÁC

PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ BỀN NÉN VÒNG GIẤY VÀ CARTON

  • Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền nén cạnh (độ bền nén vòng) của giấy và carton, đặc biệt đối với carton dùng trong sản xuất các loại bao bì vận chuyển.
  • Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại giấy và carton có độ dày nằm trong khoảng từ 100 µm đến 580 µm. Đối với các mẫu có độ dày nhỏ hơn 280 µm giá trị thử có thể là kết quả kết hợp của cả biến dạng oằn và nén đơn thuần.

Xác định độ bền nén giấy và carton – khái niệm

Độ bền nén (compressive strength)

Lực nén lớn nhất trên một đơn vị chiều dài mà mẫu thử giấy hoặc carton có thể chịu được cho đến khi bắt đầu bị nén xuống. Đơn vị: KN/m.

Độ bền nén vòng (ring crush resistance)

Lực nén lớn nhất trên một đơn vị chiều dài mà một mẫu thử hẹp khi bị uốn cong thành hình trụ (vòng tròn) có thể chịu được trên cạnh của mẫu mà không bị nén xuống dưới các điều kiện xác định. Đơn vị: KN/m.

Ch số độ bền nén vòng (ring-crush-resistance index)

Chỉ số độ bền nén vòng: Độ bền nén vòng chia cho định lượng. Đơn vị: KN/m.

Nguyên tắc của phương pháp đo độ bền nén vòng

Một dải hẹp mẫu thử giấy hoặc carton được uốn cong thành vòng tròn và chịu tác dụng của lực nén cạnh tăng dần cho đến khi mẫu thử bắt đầu bị xẹp xuống.

Thiết bị, dụng cụ đo độ bền nén vòng

Thiết bị thử độ bền nén Drk113 với thông số kỹ thuật như sau:

  • Thang kiểm tra : 5-5000 N
  • Độ phân giải : 0.1N
  • Độ chính xác: ± 1%
  • Tốc độ hành trình: 12.5 ± 2.5 mm/min
  • Hành trình kiểm tra từ khi bắt đầu đến kết thúc: 75 mm
  • Kích thước máy: 530x 350×580 mm
  • Nguồn điện sử dụng: 220v/50 Hz
  • Trọng lượng: 55 kg.

Dụng cụ cắt mu: gồm một khuôn cắt, có khả năng cắt chính xác mẫu thử theo các kích thước quy định với các mép cắt thẳng, song song, sắc và sạch.

Bộ vòng thử mẫu (dụng cụ đặt mẫu): thường là hình trụ có hốc hình trụ, kết hợp với một đĩa ở chính giữa có thể tháo ra được, tạo thành một đường rãnh hình khuyên.

Xác định độ bền nén giấy và carton (nén vòng, nén cạnh)
Xác định độ bền nén giấy và carton (nén vòng, nén cạnh)

Cách sử dụng thiết bị đo độ bền nén vòng giấy và carton

Lấy mẫu

  • Nếu phép thử dùng để đánh giá một lô hàng, mẫu được lấy theo TCVN 3649 (ISO 186).
  • Nếu phép thử được thực hiện đối với mẫu dạng khác thì phải bảo đảm mẫu thử được lấy đại diện cho mẫu thử nghiệm.

Chuẩn bị mẫu thử

Trước khi chuẩn bị mẫu thử cần chú ý:

  • Nếu có yêu cầu phải tính chỉ số độ bền nén vòng thì xác định định lượng của mẫu thử theo TCVN 1270 (ISO 536).
  • Xác định độ dày của mẫu thử theo TCVN 3652 (ISO 534).
  • Sử dụng găng tay trong suốt thời gian chuẩn bị mẫu và tiến hành thử nghiệm, vì các chất nhiễm bẩn từ tay, đặc biệt là độ ẩm, có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

Tiến hành chuẩn bị mẫu

  • Sử dụng dụng cụ cắt mẫu để cắt cùng một thời điểm từ mẫu các mẫu thử. Mẫu thử không được nhăn, gấp nếp hoặc không được có các khuyết tật vì có thể ảnh hưởng đến kết quả thử. Bảo đảm các cạnh của mẫu thử thẳng và vết cắt sạch, không bị sờn xước và các cạnh phải song song nhau trong khoảng 0,015 mm trên suốt chiều dài của mẫu thử.
  • Nếu không có các quy định khác, cắt ít nhất 10 mẫu thử theo mỗi chiều. Các mẫu thử có chiều dài vuông góc với chiều dọc giấy sẽ được sử dụng cho phép thử độ bền nén theo chiều dọc. Các mẫu có chiều dài song song với chiều dọc giấy sẽ được sử dụng cho phép thử độ bền nén theo chiều ngang.
  • Đối với mẫu thử có thành phần xơ sợi ở hai mặt khác nhau; mặt ngoài được hướng vào phần sống của khuôn cắt. Dụng cụ cắt có xu hướng tạo nên các vết lồi nhỏ hoặc hơi quăn ở cạnh cắt, và nếu các vết này hướng theo tâm của vòng khuyên thì sẽ bị kênh lên ở tâm đĩa. và là nguyên nhân gây ra sai số của kết quả đo.
  • Nếu hai mặt không phân biệt được hoặc không thể xác định được mặt ngoài thì cắt cùng một số lượng mẫu thử, ít nhất là mười mẫu thử với cùng một mặt hướng vào phần sống của khuôn cắt.

Xác định độ bền nén vòng giấy

  • Đặt mẫu có đường kính phù hợp vào bộ vòng thử mẫu. 
  • Cẩn thận đưa mẫu thử vào đường rãnh tiếp tuyến và nhẹ nhàng lồng vào dụng cụ đặt mẫu cho đến khi hai đầu của mẫu thử chạm nhau. Đặt mẫu thử vào dụng cụ đặt mẫu sao cho thử nghiệm được một nửa số mẫu thử có mặt hướng vào trong và một nửa số mẫu thử có mặt hướng ra ngoài. Cẩn thận để đảm bảo rằng đĩa không bị đẩy lên và cạnh dưới của mẫu thử phải nằm ở bên dưới đĩa.

Bng 1 – Các đường kính đĩa phù hp

Độ dày của mẫu thử a

µm

Đường kính đĩa gợi ý a

(d ± 0,05) µm

100 đến 140 48,90
141 đến 170 48,80
171 đến 200 48,70
201 đến 230 48,60
231 đến 280 48,50
281 đến 320 48,40
321 đến 370 48,20
371 đến 420 48,00
421 đến 500 47,80
501 đến 580 47,60
a Các số liệu trên chỉ là các khoảng được gợi ý. Giá trị 175 % đề cập ở trên là hệ số kiểm soát. Trong một số trường hợp nếu đĩa có dung sai thấp hơn, giá trị 175 % có thể bị quá, thì khi đó có thể sử dụng chiều rộng đường rãnh nhỏ hơn tiếp theo.
  • Đưa dụng cụ đặt mẫu vào chính giữa tấm phẳng dưới của thiết bị thử nén (5.3), nếu cần thiết sử dụng các dụng cụ đánh dấu để đảm bảo dụng cụ đặt mẫu luôn để cùng một vị trí.
  • Để dụng cụ đặt mẫu sao cho hai đầu tiếp xúc của mẫu thử luôn luôn quay về phía bên trái hoặc bên phải trước khi thử nghiệm. Vận hành thiết bị thử nén cho đến khi mẫu thử bị xẹp xuống và ghi lại lực nén lớn nhất trước khi mẫu thử bị hỏng, chính xác đến niutơn.
Cách sử dụng thiết bị kiểm tra độ bền nén giấy và carton
Cách sử dụng thiết bị kiểm tra độ bền nén giấy và carton

CHÚ THÍCH

Phép thử độ bền nén vòng rất nhạy với độ ẩm của giấy và carton. Biết được độ ẩm của mẫu sẽ giúp giải thích được sự khác nhau đối với kết quả thử nghiệm giữa các phòng thí nghiệm.

Nguồn sai số chủ yếu là do làm hỏng mẫu thử khi lồng vào dụng cụ đặt mẫu. Khi có yêu cầu về độ chính xác tối đa của kết quả thì sử dụng dụng cụ lồng mẫu thử. Chi tiết về dụng cụ lồng mẫu thích hợp có thể tìm đọc trong tài liệu tham khảo [12] của thư mục tài liệu tham khảo.

Tính toán kết quả

Độ bền nén vòng

Đối với mỗi chiều yêu cầu (chiều dọc, chiều ngang), tính độ bền nén vòng trung bình, tính bằng kN/m theo công thức: σ = F/l

Trong đó: 

  • F là lực nén trung bình lớn nhất, tính bằng N
  • l là chiều dài của mẫu thử, tính bằng mm

Chỉ số độ bền nén vòng

Nếu có yêu cầu, tính chỉ số độ bền nén vòng, theo công thức: X =σ/g 

Trong đó

  • σ là độ bền nén vòng trung bình, tính bằng kN/m;
  • g là định lượng của mẫu thử đã điều hòa, tính bằng g/m2

Tuy nhiên, thiết bị Drk113 đã tính toán sẳn và được sẳn sàng in kết quả và máy in mini được tích hợp trong máy

Phương pháp đo độ bền nén vòng
Phương pháp đo độ bền nén vòng

Nguồn: https://vanbanphapluat.co/tcvn-6896-2015-giay-cac-tong-cac-dinh-do-ben-nen-phuong-phap-nen-vong

Ngoài ra máy kiểm tra độ nén giấy, carton DRK 113 đo được các chỉ tiêu sau:

  • Độ nén cạnh (Sức chống đè bẹp dọc gân sóng ECT)
  • Thử nghiệm ép dẹp phẳng (FCT)
  • Thử nghiệm dính ghim – Adhesive Strength Test (PAT)
  • Tube Compress Test (CMT)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

  • Máy đo độ nén thùng carton 
  • Phương pháp đo lực nén thùng carton theo phương pháp BCT
  • Máy đo độ bục
  • Máy đo độ độ cobb (độ thấm hút nước) giấy carton

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá các loại dụng cụ,thiết bị phù hợp với từng yêu cầu khác nhau của Quý khách hàng. Xin cám ơn

Ms.Tuyết. 0978.260.025 Mail: chauthidiemtuyet@gmail.com Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X

Thích điều này:

Thích Đang tải...

Từ khóa » đơn Vị đo Ect