Phương Pháp Giải Bài Tập Về Đoạn Mạch Nối Tiếp | SGK Vật Lí Lớp 9

Phương pháp:

- Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: \(I = {I_1} = {I_2} = ... = {I_n}\)

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: \(U = {U_1} + {U_2} + ... + {U_n}\)

- Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng các điện trở thành phần: \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2} + ... + {R_n}\)

- Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữ hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)

Bài tập ví dụ:

Bài 1: Một mạch điện gồm 3 điện trở \({R_1} = 2\Omega ,{R_2} = 5\Omega ,{R_3} = 3\Omega \) mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1,2A. Tìm hiệu điện thế hai đầu mạch?

Hướng dẫn giải

Điện trở tương đương của mạch là:

\(R = {R_1} + {R_2} + {R_3} = 2 + 5 + 3 = 10\Omega \)

Hiệu điện thế hai đầu mạch là:

\(U = I.R = 1,2.10 = 12V\)

Bài 2: Hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp nhau trong một đoạn mạch. Biết R1 = 2R2, ampe kế chỉ 1,8A, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 54V. Tính R1 và R2?

Hướng dẫn giải

Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

\(R = {R_1} + {R_2} = 2{{\rm{R}}_2} + {R_2} = 3{{\rm{R}}_2}\)

Theo định luật Ôm ta có:

\(I = \dfrac{U}{R} \Leftrightarrow R = \dfrac{U}{I} = \dfrac{{54}}{{1,8}} = 30\Omega \)

\(R = 3{{\rm{R}}_2} = 30 \Rightarrow {R_2} = \dfrac{{30}}{3} = 10\Omega \)

Theo đề bài: \({R_1} = 2{{\rm{R}}_2} \Rightarrow {R_1} = 2.10 = 20\Omega \)

Vậy \(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = 20\Omega \\{R_2} = 10\Omega \end{array} \right.\)

Loigiaihay.com

Từ khóa » Các Bài Tập Về Mạch Nối Tiếp Lớp 9