Phương Pháp Giải Các Dạng Bài Tập Chương Nhóm Halogen
Có thể bạn quan tâm
Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Nhóm Halogen
Với Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Nhóm Halogen Hoá học lớp 10 tổng hợp các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Nhóm Halogen từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 10.
- 7 dạng bài tập Halogen trong đề thi Đại học có lời giải
- Dạng 1: Bài tập về tính chất hóa học và phương pháp điều chế Halogen
- Dạng 2: Bài tập nhận biết, tách chất Nhóm Halogen
- Dạng 3: Hoàn thành phương trình hóa học về Halogen
- Dạng 4: Kim loại tác dụng với Halogen
- Dạng 5: Halogen tác dụng với muối của halogen yếu hơn
- Dạng 6: Muối halogen tác dụng với AgNO3
- Dạng 7: Bài tập về nhóm Halogen
- Bài tập về Clo cực hay, có lời giải chi tiết
- Bài tập về Flo, Brom, Iot cực hay, có lời giải chi tiết
- Bài tập về Axit clohidric HCl cực hay, có lời giải chi tiết
- Bài tập về Hợp chất có oxi của clo cực hay, có lời giải chi tiết
Bài tập trắc nghiệm
- 45 bài tập trắc nghiệm chương Nhóm Halogen có đáp án
- Bài tập về Halogen trong đề thi đại học có đáp án
- 100 câu trắc nghiệm Nhóm Halogen có lời giải chi tiết (cơ bản)
- 100 câu trắc nghiệm Nhóm Halogen có lời giải chi tiết (nâng cao)
Bài tập về tính chất hóa học và phương pháp điều chế Halogen
A. Bài tập tự luận
Bài 1. Vì sao clo ẩm có tính tẩy trắng còn clo khô thì không?
Hướng dẫn:
Cl + H2 O → HCl + HClO ( Axit hipoclorơ)
HClO có tính tẩy trắng
Bài 2. Viết 3 phương trình phản ứng chứng tỏ clo có tính oxi hóa, 2 phương trình phản ứng chứng tỏ clo có tính khử.
Hướng dẫn:
3 phương trình phản ứng chứng tỏ Clo có tính oxi hóa:
2Na + Cl2 → 2NaCl
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
H2 + Cl2 → 2HCl
2 phương trình phản ứng chứng tỏ Clo có tính khử:
Cl + H2 O → HCl+ HClO ( Axit hipoclorơ)
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2 O
Bài 3. a) Từ MnO2 , HCl đặc, Fe hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2 , FeCl2 và FeCl3 .
b) Từ muối ăn, nước và các thiết bị cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2 , HCl và nước Javel .
Hướng dẫn:
a, MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2 O
Fe + HCl → FeCl2 + H2 ↑
FeCl2 + 2Cl2 → 2FeCl3
b, 2NaCl + 2H2 O → H2 + 2NaOH + Cl2
Cl2 + H2 → 2HCl
Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2
Bài 4. Viết 1 phương trình phản ứng chứng tỏ axit HCl có tính oxi hóa, 1 phương trình phản ứng chứng tỏ HCl có tính khử.
Hướng dẫn:
HCl có tính oxi hóa
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
HCl có tính khử
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2 O
Bài 5. Viết 3 phương trình phản ứng điều chế sắt (III) clorua.
Hướng dẫn:
FeCl2 + 2Cl2 → 2FeCl3
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Fe2 O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2 O
Bài 6. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho lần lượt các chất trong nhóm A {HCl, Cl2 } tác dụng với lần lượt các chất trong nhóm B {Cu, AgNO3 , NaOH, CaCO3 }.
Hướng dẫn:
Với HCl:
Cu + HCl → không xảy ra
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + H2 O
NaOH + HCl → NaCl + H2 O
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2 O
Với Cl2
Cu + Cl2 → CuCl2
AgNO3 + Cl2 → không xảy ra
2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2 O
CaCO3 + Cl2 → không xảy ra
Bài 7. Axit HCl có thể tác dụng những chất nào sau đây? Viết phản ứng xảy ra: Al, Mg(OH) 2 , Na2 SO4 , FeS, Fe2 O3 , Ag2 SO4 , K2 O, CaCO3 , Mg(NO3 ) 2 .
Hướng dẫn:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Mg(OH) 2 + HCl → MgCl2 + H2 O
Na2 SO4 + HCl → không xảy ra
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
Fe2 O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2 O
Ag2 SO4 + HCl → AgCl↓ + H2 SO4
K2 O + HCl → KCl + H2 O
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2 O
Mg(NO3 ) 2 + HCl → không xảy ra
Bài 9: Cho dãy các chất sau, chất nào có khả năng tác dụng được với axit HCl? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra, ghi rõ điều kiện của phản ứng: Fe, FeCl2 , FeO, Fe2 O3 , Fe3 O4 , KMnO4 , Cu, AgNO3 , H2 SO4 , Mg(OH) 2 .
Hướng dẫn:
Các chất có thể tác dụng với axit HCl là: Fe, FeO, Fe2 O3 , Fe3 O4 , KMnO4 , AgNO3 , Mg(OH) 2 .
PTHH:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2 O
Fe2 O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2 O
Fe3 O4 + 8HCl → FeCl2 +2FeCl3 + 4H2 O
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2 O
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
Bài 10: Trong các hình vẽ mô tả cách thu khí clo sau đây, hình vẽ nào mô tả đúng cách thu khí clo trong phòng thí nghiệm? Giải thích?
Đáp án: Hình 1.
Giải thích
- Do khí Cl2 nặng hơn không khí nên người ta để ngửa bình (Cl2 nặng hơn không khí sẽ nằm ở dưới nó đẩy không khí có chứa sẵn trong bình ra khỏi bình và chiếm chỗ).
- Dùng bông có tẩm dung dịch NaOH để cho không khí đi ra ngoài và khi bình đầy khí Cl2 thì Cl2 sẽ bị giữ lại trong bình không thoát ra ngoài được do 1 phần nó pứ với NaOH và phần này bị mất đi gọi là hao phí trong quá trình điều chế.
- Không sử dụng phương pháp đẩy nước do Cl tan trong nước.
Bài 11: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào mô tả đúng nhất cách thu khí HCl trong phòng thí nghiệm?
Đáp án Hình 4 (HD: Do HCl nặng hơn không khí nên để ngửa ống nghiệm. HCl tan nhiều trong nước nên không sử dụng phương pháp đẩy nước.)
Bài 12: Hãy giải thích: Vì sao người ta có thể điều chế hiđro clorua (HCl), hiđro florua (HF) bằng cách cho H2 SO4 đặc tác dụng với muối clorua hoặc florua. Nhưng không thể áp dụng phương pháp này để điều chế hiđro bromua (HBr), hoặc hiđro iotua (HI) ?
Hướng dẫn:
Có thể điều chế HCl và HF bằng phản ứng :
2NaCl + H2 SO4 → Na2 SO4 + HCl
CaF2 + H2 SO4 → CaSO4 + 2HF
Nhưng không áp dụng phương pháp trên điều chế HBr và HI vì HBr và HI có tính khử mạnh có thể phản ứng ngay với H2 SO4 :
2HBr + H2 SO4 → Br2 + SO2 + 2H2 O
8HI + H2 SO4 → 4 I2 + H2 S + 4H2 O
Bài 13: Vì sao người ta có thể điều chế các halogen: Cl2 , Br2 , I2 bằng cách cho hỗn hợp H2 SO4 đặc và MnO2 tác dụng với muối clorua, bromua, iotua nhưng phương pháp này không thể áp dụng điều chế F2 ? Bằng cách nào có thể điều chế được flo (F2 ) ? Viết phương trình phản ứng điều chế Flo.
Hướng dẫn:
Do F có tính oxi hóa rất mạnh nên phương pháp duy nhất để diều chế F là dùng dòng điện để oxi hóa ion F-trong florua nóng chảy (PP điện phân).
PTHH Điện phân hỗn hợp KF và HF:
2HF → H2 + F2
(KF)
Bài 14: Từ NaCl, MnO2 , H2 SO4 đặc, Zn, H2 O. Hãy viết phương trình hóa học để điều chế khí hiđroclorua và khí Clo bằng 2 cách khác nhau?
Hướng dẫn:
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 ↑ + 2H2 O
2NaCl + 2H2 O H2 ↑ + 2NaOH + Cl2 ↑
2NaCltt + H2 SO4 Na2 SO4 + 2HCl↑
H2 + Cl2 → 2HCl
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trong tự nhiên, các halogen
A. chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
B. chỉ tồn tại ở dạng muối halogenua.
C. chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
D. tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 2: Cho 4 đơn chất F2 ; Cl2 ; Br2 ; I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là :
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 3: Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là :
A. flo. B. clo. C. brom. D. iot.
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 4: Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác :
A. Tất cả muối AgX (X là halogen) đều không tan trong nước.
B. Tất cả các hiđro halogenua đều tồn tại ở thể khí, ở điều kiện thường.
C. Tất cả các hiđro halogenua khi tan vào nước đều cho dung dịch axit.
D. Các halogen (từ F2 đến I2) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại.
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 5: Dãy nào được xếp đúng thứ tự tính axit và tính khử giảm dần ?
A. HCl, HBr, HI, HF. B. HI, HBr, HCl, HF.
C. HCl, HI, HBr, HF. D. HF, HCl, HBr, HI.
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 6: Sục Cl2 vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất là :
A. Cl2, H2O. B. HCl, HClO.
C. HCl, HClO, H2O. D. Cl2, HCl, HClO, H2O.
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 7: Trong PTN, Cl2 thường được điều chế theo phản ứng :
HCl đặc + KMnO4 → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Hệ số cân bằng của HCl là :
A. 4. B. 8. C. 10. D. 16.
Lời giải:
Đáp án: D
16HCl đặc + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Câu 8: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế clo bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. phân huỷ khí HCl.
D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2 ; KMnO4…
Lời giải:
Đáp án: D
16HCl đặc + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
4HCl + MnO2 → Cl2 + MnCl2 + 2H2O
Câu 9: Cho các phản ứng sau :
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O
(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O
(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là :
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Lời giải:
Đáp án: A
Các phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là : a, c
Câu 10: Dãy nào được xếp đúng thứ tự tính axit giảm dần và tính oxi hoá tăng dần ?
A. HClO, HClO3, HClO2, HClO4. B. HClO4, HClO3, HClO2, HClO.
C. HClO, HClO2, HClO3, HClO4. D. HClO4, HClO2, HClO3, HClO.
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 11: Clorua vôi, nước Gia-ven (Javel) và nước clo thể hiện tính oxi hóa là do
A. chứa ion ClO-, gốc của axit có tính oxi hóa mạnh.
B. chứa ion Cl-, gốc của axit clohiđric điện li mạnh.
C. đều là sản phẩm của chất oxi hóa mạnh Cl2 với kiềm.
D. trong phân tử đều chứa cation của kim loại mạnh.
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 12: Phương pháp duy nhất để điều chế Flo là :
A. Cho dung dịch HF tác dụng với MnO2.
B. Điện phân nóng chảy hỗn hợp NaF và NaCl.
C. Điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và HF.
D. Cho Cl2 tác dụng với NaF.
Lời giải:
Đáp án: C
Bài tập nhận biết, tách chất Nhóm Halogen
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
Dựa vào các tính chất đặc trưng của chúng
a/ Nhận biết một số anion ( ion âm)
b/ Nhận biết một số chất khí .
c/ Nhận biết một số chất khí .
*Với bài tập tách chất
a) Tách một chất ra khỏi hỗn hợp :
Dạng toán này chỉ cần tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp, loại bỏ các chất khác, ta có một trong hai cách giai sau :
- Cách 1: Dùng hóa chất phản ứng tác dụng lên các chất cần loại bỏ, còn chất cần tách riêng không tác dụng sau phản ứng được tách ra dễ dàng.
- Cách 2: Dùng hóa chất tác dụng với chất cần muốn tách riêng tạo ra phẩm mới. Sản phẩm dễ tách khỏi hỗn hợp và dễ tái tạo lại chất đầu.
b) Tách riêng các chất ra khỏi nhau :
Dạng toán này tách riêng các chất ra khỏi nhau không được bỏ chất nào. Để giải ta sử dụng đồng thời cách 1, cách 2 ở trên để giải.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Chỉ dùng một hóa chất, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch sau: KI, Zn(NO3 ) 2 , Na2 CO3 , AgNO3 , BaCl2
Hướng dẫn:
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:
Cho dung dịch HCl lần lượt vào các mẫu thử trên.
- Mẫu thử tạo hiện tượng sùi bọt khí là Na2CO3
2HCl + Na2 CO3 → 2NaCl + CO2 + H2 O
- Mẫu thử tọa kết tủa trắng là AgNO3
AgNO3 + HCl → AgCl↓+ HNO3
Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào hai mẫu thử còn lại
- Mẫu thử nào kết tủa trắng là dung dịch BaCl2
2AgNO3 + BaCl2 → 2AgCl↓ + Ba(NO3 ) 2
- Mẫu thử tạo kết tủa vàng là dung dịch KI
AgNO2 + KI → AgI ↓ (vàng) + KNO3
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là dung dịch Zn(NO3 ) 2
Ví dụ 2. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các ung dịch đựng trong các lọ mất nhãn như sau: NaF, NaCl, NaBr, và NaI.
Hướng dẫn:
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:
Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử trên.Mẫu thử nào trong suốt là NaF. Vì AgF tan tốt.
- Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
- Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr
AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3
- Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI
AgNO3 + NaI → AgI↓ + NaNO3
Ví dụ 3: . Bằng phương pháp hóa học. Hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2 SO4 , KOH
Hướng dẫn:
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:
Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử. Ta chia thành 3 nhóm hóa chất sau:
Nhóm I: Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh: KOH
Nhóm II: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ: HCl, H2 SO4 .
Nhóm III: Dung dịch không đổi màu quỳ tím: NaI, NaCl, NaBr
Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (III)
- Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
- Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr
AgNO3 + NaBr → AgBr↓+ NaNO3
- Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI
AgNO3 + NaI → AgI↓+ NaNO3
Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (II)
- Mẫu thử nào kết tủa trắng là HCl
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
- Còn lại là H2 SO4
Ví dụ 4: Không dùng thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các dung dịch: MgCl2 , NaOH, NH4 Cl, BaCl2 , H2 SO4
Hướng dẫn:
Ghi số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, trên 5 lọ dung dịch cần nhận biết. Rót dung dịch ở mỗi lọ vào lần lượt các ống nghiệm đã được đánh cùng số. Nhỏ 1 dung dịch vào mẫu thử của 4 dung dịch còn lại. Sau các lần thí nghiệm cho đến khi hoàn tất ta được kết quả sau đây:
Từ bảng kết quả nhận thấy:
- Chất nào tác dụng với 4 chất kia tạo thành 1↓ + 1↑ là NaOH
- Chất nào tạo thành khí với NaOH là NH4 Cl; chất tọa thành kết tủa với NaOH và MgCl2
- Chất tác dụng với 4 chất khí tạo thành 1↓ mà khác MgCl2 là BaCl2 và chất tạo thành kết tủa với BaCl2 là H2 SO4
Ví dụ 5. Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Làm thế nào để thu được brom tinh khiết . Viết phương trình hóa học.
Hướng dẫn:
Cho một ít NaBr vào hỗn hợp:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Chưng cất hỗn hợp để lấy Br
Ví dụ 6. Tinh chế N2 trong hỗn hợp khí N2 , CO2 , H2 S
Hướng dẫn:
Cho hỗn hợp khí sục qua dung dịch nước vôi trong có dư, chỉ có khí N2 không tác dụng đi ra khỏi dung dịch, hai khí còn lại phản ứng với nước vôi theo phương trình phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2 O
H2 S + Ca(OH) 2 → CaS ↓ + 2H2 O
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Có 4 chất bột màu trắng là vôi bột, bột gạo, bột thạch cao (CaSO4.2H2O) bột đá vôi (CaCO3). Chỉ dùng chất nào dưới đây là nhận biết ngay được bột gạo ?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch H2SO4 loãng.
C. Dung dịch Br2. D. Dung dịch I2.
Lời giải:
Đáp án: D
Cho Iot và dung dịch hồ tinh bột ⇒ dung dịch không màu chuyển thành màu xanh
Câu 2. Để phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3 ta có thể dùng
A. Dung dịch AgNO3. B. Quỳ tím.
C. Quỳ tím và dung dịch AgNO3. D. Đá vôi.
Lời giải:
Đáp án: C
- Dùng quỳ tím nhận biết được 2 nhóm: HCl, HNO3 (nhóm 1) làm quỳ chuyển đỏ và KCl, KNO3 (nhóm 2) không làm quỳ chuyển màu.
- Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào 2 ống nghiệm của mỗi nhóm ⇒ tạo kết tủa trắng là HCl (nhóm 1) và KCl (nhóm 2)
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3
Câu 3. Có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl2, H2 bằng thuốc thử
A. Dung dịch AgNO3. B. Quỳ tím ẩm.
C. Dung dịch phenolphtalein. D. Không phân biệt được.
Lời giải:
Đáp án: B
HCl làm quỳ tím chuyển đỏ
Cl2 làm mất màu quỳ tím
H2 không làm quỳ tím chuyển màu
Câu 4. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch: BaCl2, Zn(NO3)2, Na2CO3, AgNO3, HBr.
A. HCl B. AgNO3 C. Br2 D. Không nhận biết được
Lời giải:
Đáp án: A
Chọn thuốc thử là dung dịch HCl.
Lần lượt nhỏ dung dịch HCl vào các mẫu thử đựng trong 5 ống nghiệm riêng biệt.
- Mẫu thử có sủi bọt khí là Na2CO3
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
- Mẫu thử tạo kết tủa trắng, ra ngoài ánh sáng hóa đen là AgNO3
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
2AgCl → 2Ag + Cl2
- Mẫu thử còn lại là BaCl2, Zn(NO3)2, HBr không thấy hiện tượng
Dùng AgNO3 vừa nhận biết để nhận ra ba mẫu thử còn lại
- Mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2:
BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl↓
- Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là HBr
HBr + AgNO3 → AgBr↓ + HNO3
- Mẫu thử không hiện tượng là Zn(NO3)2
Câu 5. Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Một trong các hoá chất có thể loại bỏ clo ra khỏi hỗn hợp là :
A. KBr. B. KCl. C. H2O. D. NaOH.
Lời giải:
Đáp án: A
Cl2 + KBr → Br2 + KCl
Câu 6. Dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết các dung dịch sau đây: KI, HCl, NaCl, H2SO4
Lời giải:
Đáp án:
- Dùng quỳ tím phân biệt được 2 nhóm: HCl, H2SO4 làm quỳ chuyển đỏ
KI và NaCl không làm đổi màu quỳ tím.
- Dùng dung dịch BaCl2 phân biệt HCl và H2SO4: Sản phẩm tạo kết tủa trắng là H2SO4
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
- Dùng dung dịch AgNO3 để phân biệt dung dịch KI và NaCl (AgI↓ màu vàng tươi; AgCl↓ màu trắng)
AgNO3 + KI → AgI + KNO3
AgNO3 + NaCl → AgCl + KNO3
Hoặc đốt: KI ngọn lửa màu tím; NaCl ngọn lửa màu vàng.
Câu 7. Có ba bình không ghi nhãn, mỗi bình đựng một trong các dung dịch NaCl, NaBr và NaI. Chỉ dùng hai thuốc thử (không dùng AgNO3), làm thế nào để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình ? Viết phương trình hóa học.
Lời giải:
Đáp án:
Dùng nước brom cho lần lượt vào ba dung dịch, nhận ra bình đựng dung dịch NaI nhờ chuyển màu nâu sẫm
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
- Hai dung dịch còn lại là NaCl và NaBr thì dùng nước clo nhận ra dung dịch NaBr do dung dịch chuyển sang màu vàng.
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Câu 8. Nhận biết các khí sau bằng phương pháp hóa học: Cl2, O2, HCl và SO2
Lời giải:
Đáp án:
Cho quỳ tím ẩm vào bốn mẫu khí, khí nào không có hiện tượng là O2, khí làm quỳ tím bạc màu là Cl2; hai khí làm quỳ tím ẩm hóa đỏ là HCl và SO2
- Dẫn hai khí còn lại qua dung dịch Br2 có màu vàng nâu nhạt, dung dịch brom bị mất màu là khí SO2, còn lại là HCl
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Câu 9. Tinh chế NaCl có lẫn NaBr, NaI, Na2CO3.
Lời giải:
Đáp án:
Hòa tan hỗn hợp vào nước tạo thành dung dịch hỗn hợp NaCl, NaBr, NaI, Na2CO3.
Thổi khí HCl vào chỉ có Na2CO3 phản ứng:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
Thổi tiếp Cl2 (có dư) vào:
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2
2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2
Cô cạn dung dịch H2O, Br2, I2 bay hơi hết còn lại NaCl nguyên chất.
Câu 10. Muối ăn bị lẫn tạp chất là Na2SO4, MgCl2, CaCl2 và CaSO4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để loại bỏ các tạp chất, thu được NaCl tinh khiết. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Lời giải:
Đáp án:
Hơi HCl, H2OCác phương trình hóa học:
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl
CaSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + CaCl2
MgCl2 + Na2CO3 → MgCO3↓ + 2NaCl
CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
Hoàn thành phương trình hóa học về Halogen
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
- Nắm vững các tính chất hóa học của các halogen và hợp chất của chúng
- Một số tính chất đặc trưng cần lưu ý:
+ Halogen là những phi kim điển hình. Đi từ flo đến iot, tính oxi hoá giảm dần. Các halogen đứng trước đẩy halogen đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối halogen.
+ Flo có độ âm điện lớn nhất nên trong tất cả các hợp chất chỉ có số oxi hoá 1. Các nguyên tố halogen khác, ngoài số oxi hoá –1 còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7.
+ Tính khử của HX: Tăng dần từ HF < HCl < HBr < HI.
+ Tính axit của dung dịch HX: Tính axit tăng dần từ HF < HCl < HBr < HI.
+ Tính axit của HXO4 : Giảm dần từ HClO4 > HBrO4 > HIO4.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
a) MnO2 → Cl2 → HCl → Cl2 → CaCl2 → Ca(OH) 2 → Clorua vôi
b, KMnO4 → Cl2 → KCl → Cl2 → axit hipoclorơ
→ NaClO → NaCl → Cl2 → FeCl3
Hướng dẫn:
a, MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2 O
H2 + Cl2 → 2HCl
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2 O
Ca + Cl2 → CaCl2
CaCl2 + NaOH → Ca(OH)2 + NaCl
Cl2 + Ca(OH) 2 → CaOCl2 + H2O
b, 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2 O
Cl2 + 2K → 2 KCl
2KCl → 2K + Cl2
Cl + H2 O → HCl+ HClO
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2 O
NaClO + 2HCl → Cl2 + NaCl + H2 O
2NaCl + 2H2 O → H2 + 2NaOH + Cl2
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Ví dụ 2. Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau:
a) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
b) KClO3 + HCl → KCl + Cl2 + H2O
c) KOH + Cl2 → KCl + KClO3 + H2O
d) Cl2 + SO2 + H2O → HCl + H2SO4
e) Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O
f) CrO3 + HCl → CrCl3 + Cl2 + H2O
g) Cl2 + Ca(OH) 2 → CaCl2 + Ca(OCl)2 + H2O
Hướng dẫn:
a, 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2 O
b, KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2 O
c, 6KOH + 3Cl2 → 5KCl + KClO3 + 3H2 O
d, Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2 SO4
e, Fe3 O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
f, 2CrO3 + 12HCl → 2CrCl3 + 3Cl2 + 6H2 O
g, 2Cl2 + 2Ca(OH) 2 → CaCl2 + Ca(OCl)2 + 2H2O
Ví dụ 3: Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng(nếu có):
Hướng dẫn:
a, 1. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2. Cl2 + SO2 + 2H2 O → 2HCl + H2SO4
3. 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2
4. 2NaCl + 2H2 O H2 ↑ + 2NaOH + Cl2
5. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2 O
b, 1. Fe + HCl → FeCl2 + H2
2. FeCl2 + NaOH → Fe(OH) 2 + NaCl
3. Fe(OH) 2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
4. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
5. FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng thực hiện các biến hóa dưới đây, ghi tên các chất và điều kiện của phản ứng.
Lời giải:
Đáp án:
(1 ) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
(2) NaClO + 2HCl → NaCl + Cl2 + H2O
(3) Cl2 + Ca(OH)2 rắn → CaOCl2 + H2O
(4) CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O
(5) 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O
(6) KClO3 +6HCl → 3Cl2 + KCl + 3 H2O
Câu 2. Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây ?
A. KCl, KClO3, Cl2. B. KCl, KClO3, KOH, H2O.
C. KCl, KClO, KOH, H2O. D. KCl, KClO3.
Lời giải:
Đáp án: B
3Cl2+ 6 KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O
Câu 3. Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH loãng, nguội, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây ?
A. KCl, KClO3, Cl2. B. KCl, KClO3, KOH, H2O.
C. KCl, KClO, KOH, H2O. D. KCl, KClO3.
Lời giải:
Đáp án: C
Cl2+ 2 KOH → KCl + KClO + 3H2O
Câu 4. Cho các chất sau : KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit HCl tác dụng được với các chất :
A. (1), (2), (4), (5). B. (3), (4), (5), (6).
C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (5).
Lời giải:
Đáp án: A
HCl + KOH → KCl + H2O
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
2KMnO4 + 16HCl → 5Cl2 + 2KCl + 2MnCl2 +8 H2O
Câu 5. Cho các chất sau : CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với các chất :
A. (1), (2). B. (3), (4). C. (5), (6). D. (3), (6).
Lời giải:
Đáp án: D
Do Ag đứng sau H2 trong dãy hoạt động hóa học nên không tác dụng được với axit HCl vàH2SO4 loãng
PbS là muối không tan trong axit nên không phản ứng
FeS cũng là muối không tan nhưng tan được trong axit.
*Một số lưu ý về muối sunfua
- Tan trong nước: Na2S, K2S, (NH4)2S, BaS,…
- Không tan trong nước nhưng tan trong HCl, H2SO4 loãng: FeS, ZnS, MnS,…
- Không tan trong nước và không tan trong HCl, H2SO4 loãng: CuS, PbS, Ag2S, SnS, CdS, HgS…
- Không tồn tại trong nước: MgS, Al2S3, …
Câu 6. Cho các phản ứng :
(1) O3 + dung dịch KI →
(2) F2 + H2O -to→
(3) MnO2 + HCl đặc -to→
(4) Cl2 + dung dịch H2S →
Các phản ứng tạo ra đơn chất là :
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4).
C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Lời giải:
Đáp án: A
(1) O3 + 2KI + H2O → I2 + O2 + 2KOH
(2) 2F2 + 2H2O -to→ O2 + 4HF
(3) MnO2 + 4HCl đặc -to→ Cl2 + MnCl2 + 2H2O
(4) 4Cl2 + H2S + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
Câu 7. Cho sơ đồ chuyển hóa:
Fe3O4 + dung dịch HI (dư) X + Y + H2O
Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa. Các chất X và Y là :
A. Fe và I2. B. FeI3 và FeI2.
C. FeI2 và I2. D. FeI3 và I2.
Lời giải:
Đáp án: C
Fe3O4 + 8 HI 3FeI2 + I2 + 4H2O
Câu 8. Cho sơ đồ:
Viết các phản ứng xảy ra theo sơ đồ trên với X là NaCl.
Lời giải:
Đáp án:
2NaCl -đp→ 2Na + Cl2
2Na + Cl2 → 2NaCl
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Cl2 + H2 → 2HCl
NaOH + HCl → NaCl + H2O
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl
Từ khóa » Cách Viết Pthh Lớp 10
-
Bài Tập Phương Trình Hóa Học Lớp 10 Về Halogen - Kiến Guru
-
Chuỗi Phản ứng Hóa Học Lớp 10 Chương Halogen
-
Cách Hoàn Thành Phương Trình Hóa Học Về Halogen Hay, Chi Tiết
-
Mẹo Viết Phương Trình Hóa Học Lớp 10, Từ Điển ...
-
Phương Trình Hóa Học Lớp 10 - CungHocVui
-
Tài Liệu Các Phương Trình Hóa Học Lớp 10 Chương Halogen - 123doc
-
Bài Tập Hoàn Thành Phương Trình Hóa Học Về Halogen
-
TẤT CẢ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC... - Bài Giảng Toán Lí Hóa Bá đạo
-
Cách Viết Công Thức Hóa Học – Dành Cho Học Sinh Mất Gốc - YouTube
-
Hóa Học Lớp 10 – Phương Pháp Giải Bài Tập Theo Phương Trình Phản ...
-
Tổng Hợp Chuỗi Phản ứng Hóa Học Lớp 10 | Bán Máy Nước Nóng
-
Kim Loại Tác Dụng Với Halogen - Hoá Học Lớp 10 - Haylamdo
-
Tổng Hợp Các Công Thức Hóa Học Lớp 10 đầy đủ, Chi Tiết Nhất
-
Cách Viết Phương Trình Hóa Học Lớp 10