Phương Pháp Giải Một Số Dạng Bài Tập Về H2S, SO2, SO3 Và Muối ...
Có thể bạn quan tâm
Dạng 1: Lý thuyết H2S, SO2, SO3 và muối sunfua
* Một số lưu ý cần nhớ:
- H2S là axit yếu và có tính khử mạnh
- SO2 là oxit axit, vừa có tính khử và tính OXH
- SO3 là oxit axit, chỉ có tính OXH
- Muối sunfua
Tan trong nước và axit | Không tan trong nước, nhưng tan trong axit | Không tan trong axit và nước |
Na2S, K2S,Ca2S, ... | FeS, ZnS, MgS,... | CuS, PbS, Ag2S |
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì
A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng.
B. Không có hiện tượng gì.
C. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen.
D. Tạo thành chất rắn màu đỏ.
Hướng dẫn giải chi tiết
Ta có phương trình:
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
=> Dung dịch bị vẩn đục màu vàng (S)
Đáp án A
Ví dụ 2: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học ?
A. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
Hướng dẫn giải chi tiết
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
H2S + CuCl2 → CuS + 2HCl
Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3
Đáp án A
Ví dụ 3: Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen ?
A. CO2. B. SO2.
C. O2. D. H2S.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Khi để lâu trong không khí, đồ vật bằng bạc bị xám đen là do:
4Ag + 2H2S + O2 2Ag2S↓ + 2H2O
Đáp án D
Ví dụ 4: Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí A ; nếu dùng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được khí B. Dẫn khí B vào dung dịch A thu được rắn C. Các chất A, B, C lần lượt là :
A. H2, H2S, S.
B. H2S, SO2, S.
C. H2, SO2, S.
D. O2, SO2, SO3.
Hướng dẫn giải chi tiết:
FeS + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2S
=> A là khí H2S
FeS + H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
=> B là khí SO2
2H2S + SO2 → 2S + 2H2O
=> C là S
Đáp án B.
Dạng 2: H2S, SO2, tác dụng với dung dịch kiềm
* Một số lưu ý cần nhớ:
Khi cho H2S vào dung dịch kiềm thì các phản ứng hóa học diễn ra là:
H2S + OH- → HS- + H2O (1) H2S + 2OH- → S2- + H2O (2) | SO2 + OH- → HSO3- + H2O (1) SO2 + 2OH- → SO32- + H2O (2) |
Đặt T = n OH-/n H2S
Nếu T ≤ 1 => Chỉ xảy ra phản ứng (1) => H2S có thể dư (nếu T < 1) , sinh ra muối axit
Nếu 1<T<2 => Xảy ra phản ứng (1), (2) => Sinh ra 2 muối axit và muối trung hòa
Nếu 2 ≤ T => Chỉ xảy ra phản ứng (2) => Sinh ra muối trung hòa, có thể dư kiềm (nếu T > 2)
* Đối với trường hợp của SO2 hoàn toàn tương tự như H2S.
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít H2S vào 800ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch.
* Hướng dẫn giải chi tiết:
n H2S = 5,6 : 22,4 = 0,25 mol
n NaOH = 0,8 * 0,5 = 0,4 mol
Ta có : n OH/ n H2S = 0,4 : 0,25 =1,6
=> Sau phản ứng sinh ra 2 muối NaHS và Na2S
Ta có phương trình:
H2S + NaOH → NaHS + H2O (1)
x x
H2S + 2NaOH → Na2S + H2O (2)
y 2y
Ta có hệ phương trình:
x + y = 0,25
x + 2y = 0,4
=> x = 0,1 ; y = 0,15
=> n NaHS = 0,1 mol; n Na2S = 0,15 mol
m Muối = m NaHS + m Na2S = 0,1 * 56 + 0,15 * 78 = 17,3 gam.
Ví dụ 2: Sục 2,24 lít H2S vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?
Hướng dẫn giải chi tiết:
n H2S = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
n Ca(OH)2 = 0,15 * 1 = 0,15 mol
n OH- = 0,15 * 2 = 0,3 mol
Ta có : T = : n OH/ n H2S = 0,3 : 0,1 = 3 > 2
Sau phản ứng chỉ sinh ra muối trung hòa
Ta có phương trình:
H2S + Ca(OH)2 → CaS + 2H2O
Sau phản ứng H2S hết => Tính theo H2S
n CaS = n H2S = 0,1 mol
=> m CaS = 0,1 * 72 = 72 gam
Dạng 3: Bài tập về muối sunfua
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư, khí sinh ra có tỉ khối so với hiđro là 9. Thành phần % theo khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là :
A. 40%. B. 50%.
C. 38,89%. D. 61,11%.
Hướng dẫn giải chi tiết
Khối lượng mol trung bình của H2S, H2 là: 9 * 2 =18
Gọi phần trăm số mol của H2S là x => phần trăm số mol của H2 là 100 –x
=> Ta có phương trình:
\(\frac{{34x + 2(100 - x)}}{{100}} = 18\)
=> x = 50%
Gỉa sử số mol H2S và số mol H2 là 1 mol
=> Ta có phương trình:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
1 1
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
1 1
=> Nếu số mol của H2, H2S la 1 mol thì số mol của Fe, FeS cũng là 1 mol
=> %m Fe = 56 : (56 * 1 + 88 * 1) * 100% = 38,89%
%m FeS = 100% - 38,89% = 61,11%
Ví dụ 2: Cho m gam FeS, CuS tác dụng với HCl dư thu được 2,24 lít khí H2S và 5 gam chất rắn. Tìm m.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Ta có phương trình hóa học:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (1)
CuS + HCl → Không phản ứng
Sau phản ứng, khối lượng chất rắn còn là 5g chính là khối lượng CuS
n H2S = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
(1) => n FeS = n H2S = 0,1 mol
=> m FeS = 0,1 * 88 = 8,8 gam.
m = m FeS + m CuS = 8,8 + 5 = 13,8 gam.
Dạng 4: Bài toán oleum
* Một số lưu ý cần nhớ:
Ta có phương trình:
H2SO4 + n SO3 → H2SO4 . n SO3
SO3 có thể tan vô hạn trong H2SO4 đặc để tạo thành oleum.
Khi hòa tan oleum vào nước, ta được dung dịch H2SO4
H2SO4 . n SO3 + n H2O → (n+1) H2SO4.
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Hoà tan 3,38 gam oleum X vào nước người ta phải dùng 800 ml dung dịch KOH 0,1 M để trung hoà dung dịch X. Công thức phân tử của oleum X là :
A. H2SO4.3SO3.
B. H2SO4.2SO3.
C. H2SO4.4SO3.
D.H2SO4.nSO3.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Ta có phương trình:
H2SO4 . n SO3 + n H2O → (n+1) H2SO4. (1)
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O (2)
(2) n H2SO4 = ½ n KOH = ½ * 0,8 * 0,1 = 0,04 mol
(1) n H2SO4 . n SO3 = 1 / (n+1) n H2SO4 = 0,04/(n+1) (mol)
Mặt khác m H2SO4 . n SO3 = 3,38 gam
=> \(\frac{{3,38}}{{98 + 80n}} = \frac{{0,04}}{{n + 1}}\)
=> n = 3
Đáp án A
Ví dụ 2: Số gam H2O dùng để pha loãng 1 mol oleum có công thức H2SO4.2SO3 thành axit H2SO4 98% là :
A. 36 gam.
B. 42 gam.
C. 40 gam.
D. Cả A, B và C đều sai.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Ta có phương trình:
H2SO4.2SO3 + 2H2O →3H2SO4 (1)
Từ (1) => n H2SO4 = 3 n oleum = 3 mol
=> m H2SO4 = 98 * 3 = 294 gam
=> m dd H2SO4 98% = 294 : 98 * 100 = 300 gam
=> Khối lượng nước cần thêm vào là:
m dd H2SO4 – m oleum = 300 – 258 * 1 = 42 gam
Đáp án B
Loigiaihay.com
Từ khóa » H2s Lớp 10
-
Hoá Học 10 Bài 32: Hiđro Sunfua - Lưu Huỳnh đioxit - Lưu Huỳnh Trioxit
-
Lý Thuyết Hóa 10: Bài 32. Hiđro Sunfua, Lưu Huỳnh đioxit ... - TopLoigiai
-
[SGK Scan] Hiđro Sunfua - Lưu Huỳnh đioxit Lưu Huỳnh Trioxit
-
Hidro Sunfua (H2S), Lưu Huỳnh Dioxit (SO2), Lưu Huỳnh Trioxit (SO3 ...
-
MÔN HÓA HỌC - LỚP 10 | HIĐRO SUNFUA, LƯU HUỲNH ĐIOXIT ...
-
Hidro Sunfua (H2S), Lưu Huỳnh đioxit (SO2), Lưu Huỳnh Trioxit (SO3)
-
Tính Chất Của Hiđro Sunfua (H2S): Tính Chất Hóa Học, Vật Lí, Điều Chế ...
-
Các Dạng Bài Tập Về H2S Và Muối Sunfua - Hoá Học Lớp 10 - Haylamdo
-
Giáo án Hóa Học Lớp 10 - Bài 32: Hidro Sunfua. Lưu Huỳnh đioxit ...
-
Bài 32. Hiđro Sunfua - Lưu Huỳnh đioxit - Lưu Huỳnh Trioxit | Loigiaihay
-
Lý Thuyết Bài Bài 32: Hiđro Sunfua-Lưu Huỳnh Đioxit - Lib24.Vn
-
Hóa Lớp 10: HIĐROSUNFUA ( H2S) 2023
-
Lý Thuyết Về Khí Hidro Sunfua
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Hóa Học Lớp 10 Bài 32 - Lưu Huỳnh đioxit - Zaidap