Phương Pháp Giải Một Số Dạng Bài Tập Về Lực Hấp Dẫn – định Luật ...
Có thể bạn quan tâm
Dạng 1: Tính lực hấp dẫn giữa hai vật
- Áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn:
\({F_{h{\rm{d}}}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}} = G\frac{{mM}}{{{r^2}}}\) => Các đại lượng cần tính.
Với \(G = 6,{67.10^{ - 11}}N{m^2}/k{g^2}\)
- Điều kiện áp dụng định luật:
+ Hai vật coi như hai chất điểm.
+ Vật hình cầu, đồng chất, khi đó r là khoảng cách giữa hai tâm của hai vật.
Bài tập ví dụ:
Bài 1: Hai tàu thủy có khối lượng 40000 tấn ở cách nhau 1 km. Tính lực hấp dẫn giữa chúng.
Hướng dẫn giải
Đổi 40000 tấn = 4.107 kg và 1 km = 1000 m
Áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn ta có độ lớn lực hấp dẫn giữa chúng là:
\({F_{h{\rm{d}}}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}} = 6,{67.10^{ - 11}}\frac{{{{\left( {{{4.10}^7}} \right)}^2}}}{{{{1000}^2}}} = 0,1068N\)
Bài 2: Nếu khối lượng của hai vật đều tăng gấp đôi để lực hấp dẫn giữa chúng không đổi thì khoảng cách giữa chúng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn, ta có:
Lực hấp dẫn lúc đầu giữa hai vật là: \({F_1} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r_1}^2}}\)
Lực hấp dẫn giữa hai vật sau khi khối lượng hai vật tăng gấp đôi là:
\({F_2} = G\frac{{2{m_1}2{m_2}}}{{{r_2}^2}} = G\frac{{4{m_1}{m_2}}}{{{r_2}^2}}\)
Theo đề bài thì lực hấp dẫn không đổi, tức \({F_1} = {F_2}\)
\( \Rightarrow G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r_1}^2}} = G\frac{{4{m_1}{m_2}}}{{{r_2}^2}} \Leftrightarrow {r_2} = 2{{\rm{r}}_1}\)
Dạng 2: Tính trọng lượng của vật thay đổi theo độ cao, gia tốc rơi tự do phụ thuộc độ cao
- Trọng lượng: \[P = G\frac{{mM}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}}\]
Trong đó:
m: là khối lượng của vật (kg)
h: là độ cao của vật so với mặt đất
M và R: là khối lượng và bán kính của Trái đất.
- Gia tốc rơi tự do của vật:
+ Ở độ cao h: \(g = \frac{{GM}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}}\) (1)
+ Ở gần mặt đất: (h<<R): \({g_0} = \frac{{GM}}{{{R^2}}}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: \(\frac{{{g_0}}}{g} = \frac{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}}{{{R^2}}} = \frac{{{P_0}}}{P}\)
Bài tập ví dụ: Tính độ cao mà ở đó gia tốc rơi tự do là 9,6 m/s2. Biết bán kính Trái Đất là 6400 km và gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất là 2,8 m/s2.
Hướng dẫn giải
Gia tốc rơi tự do ở độ cao h là: \({g_h} = \frac{{GM}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}} = 9,6m/{s^2}\)
Gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất là: \(g = \frac{{GM}}{{{R^2}}} = 9,8m/{s^2}\)
Suy ra: \(\frac{{{g_h}}}{g} = {\left( {\frac{R}{{R + h}}} \right)^2} = \frac{{9,6}}{{9,8}} = 0,98\)
\( \Rightarrow R = \sqrt {0,98} \left( {R + h} \right) \Leftrightarrow h = \frac{{R\left( {1 - \sqrt {0,98} } \right)}}{{\sqrt {0,98} }} = 65km\).
Từ khóa » Bài Tập Về Lực Hấp Dẫn Lớp 10
-
Bài Tập Vật Lý Lớp 10 Lực Hấp Dẫn, Vật Lý Phổ Thông
-
Bài Tập Về Lực Hấp Dẫn Chọn Lọc, Có đáp án
-
Bài Tập Lực Hấp Dẫn Dạng 2 - Tính Trọng Lượng Của Vật Thay đổi Theo ...
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Và Bài Tập Về Lực Hấp Dẫn ( đầy đủ)
-
Bài 11 : Lực Hấp Dẫn. Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn
-
Tổng Hợp Bài Tập Về Lực Hấp Dẫn Và Lực đàn Hồi - Hocmai
-
Cách Tính Lực Hấp Dẫn Giữa Hai Vật Hay, Chi Tiết | Vật Lí Lớp 10
-
BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN Doc - 123doc
-
Lực Hấp Dẫn, Bài Tập Lực Hấp Dẫn, Vật Lý Lớp 10
-
Phương Pháp Giải Một Số Dạng Bài Tập Về Lực Hấp Dẫn – định Luật Vạn
-
Các Dạng Bài Tập Lực Hấp Dẫn - 123doc
-
Giải Bài Tập Vật Lý 10 Bài 11: Lực Hấp Dẫn. Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn
-
Giải Bài Tập Trang 69, 70 Vật Lí 10, Lực Hấp Dẫn - Định Luật Vạn Vật H
-
Hay Nhất Giải Bài Tập Vật Lí Lớp 10. - MarvelVietnam