Phương Pháp Nhiệt Luyện Thép SKD11
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Sản phẩm
- Thép DC11
- Thép SKD11
- Thép SKD61
- Thép SCM440H
- Thép SCM440
- Thép SNCM439
- Thép SUJ2
- Thép SUS420J2 / 2083
- Thép P20 / 2311
- Thép S55C
- Thép S50C
- Thép SKS3
- Gia công
- Xử lý nhiệt
- Gia công phay CNC
- Gia công mài
- Blog
- Thép SKD11
- Thép DC11
- Thép SCM440
- Thép SKD61
- Kênh Thép công nghiệp Phú Thịnh
- Tin tức ngành thép
- Liên hệ
Danh mục sản phẩm
- Thép DC11
- Thép SKD11
- Thép SKD61
- Thép SCM440H
- Thép SCM440
- Thép SNCM439
- Thép SUJ2
- Thép SUS420J2 / 2083
- Thép P20 / 2311
- Thép S55C
- Thép S50C
- Thép SKS3
Hỗ trợ trực tuyến
028 6255 9973Phòng kinh doanh
028 6256 4763
Hỗ trợ kỹ thuật
0972 303 688
Giao nhận hàng hóa
0327 611 368
Chi tiết bài viết
Phương pháp nhiệt luyện thép SKD11Đăng lúc 14-09-2018 02:03:51 PM - Đã xem 16409
Chúng ta đã biết, thép SKD11 là loại thép có độ bền cao, chịu mài mòn tốt, độ thấm tôi tốt, ứng xuất tôi là thấp nhất thường được ứng dụng làm vật liệu cho dao xả băng, dao chấn tôn, khuôn dập kim loại, khuôn dập vỉ thuốc, chi tiết máy, …
Thế nhưng tùy vào ứng dụng của sản phẩm làm ra từ thép SKD11 mà cần yêu cầu độ cứng khác nhau. Bản thân độ cứng ban đầu của thép SKD11 chưa thể đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm mà phải trải qua quá trình nhiệt luyện bắt buộc. Vậy có bao nhiêu phương pháp nhiệt luyện thép SKD11? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Phương pháp nhiệt luyện thép SKD11 - Tôi chân không
Về cơ bản, đây là quá trình làm sao hòa tan đến mức độ cần thiết các nguyên tố hợp kim có trong cacbit để mactenxic có độ cứng cao nhưng không làm thô hạt và giòn. Nhiệt độ tôi càng cao, thời gian giữ nhiệt độ tôi càng dài, lượng austenit dư càng nhiều. Như vậy sau khi tôi, tổ chức tế vi gồm: Mactenxic, cacbit và austenit dư được hình thành. Đây là tổ chức không ổn định và tạo ứng xuất dễ gây nứt.
Vì vậy, sau khi tôi chân không cần tiến hành ram để khử ứng suất và xảy ra quá trình chuyển biến Austenit dư.
Trước khi được nung đến nhiệt độ tôi 1050°C, thép cần được nung sơ bộ nhằm hạn chế ứng suất nhiệt và ứng suất tổ chức tránh hiện tượng nứt ngay khi nung. Ứng suất nhiệt sinh ra khi có sự thay đổi nhiệt độ, sự thay đổi nhiệt độ càng lớn thì ứng suất nhiệt sinh ra càng lớn. Ứng suất tổ chức cũng được sinh ra khi có sự thay đổi nhiệt độ. Nếu xảy ra đồng thời cả 2 ứng suất trên rất dễ gây ra nứt, biến dạng chi tiết. Vì vậy, với phương pháp nhiệt luyện thép SKD11cần tiến hành nung phân cấp 2 lần.
Phương pháp nhiệt luyện thép SKD11 - Tôi chân không
a. Nung sơ bộ
- Nung sơ bộ lần 1: Nhiệt độ nung sơ bộ lần 1 với thép SKD11 khoảng 650°C, đây là vùng nhiệt độ thép có tính đàn hồi cao trong khi đó tính dẻo lại thấp nên chi tiết rất dễ bị nứt. Vì vậy cần nung với tốc độ chậm (tốc độ nung không quá 150°C/h) đến nhiệt độ 650°C, giữ nhiệt đủ lâu ở nhiệt độ này để đồng đều nhiệt trên toàn bộ tiết diện. Từ nhiệt độ 650°C trở lên, độ dẫn nhiệt của thép cao hơn nên có thể nung chi tiết với tốc độ cao hơn (nhưng không được quá gấp tránh làm tổn hại đến chi tiết) để rút ngắn thời gian nhiệt luyện.
- Nung sơ bộ lần 2: Nung với tốc độ nhanh hơn (khoảng 200°C/h) đến nhiệt độ 850° thì giữ nhiệt. Giữ nhiệt ở khoản nhiệt độ này có mục đích nhằm hòa tan 1 phần cementit hợp kim ở dạng (Fe,Cr)3C đồng thời chuẩn bị cho việc hòa tan cacbit Crôm ở dạng Cr7C3 và Cr12C6 để có thể rút ngắn được thời gian giữ ở nhiệt độ tôi, tránh được lớn hạt.
b. Nung kết thúc đến nhiệt độ tôi
- Nhiệt độ tôi và thời gian giữ nhiệt là 2 yếu tốt quan trọng nhất của phương pháp nhiệt luyện thép SKD11, trong đó nhiệt độ tôi đóng vai trò quan trọng.
- Với thép SKD11 được nung ở nhiệt độ 1030°C – 1050°C, giữ nhiệt ở nhiệt độ này nhằm hòa tan cacbit Crôm vào austenite và làm đồng đều thành phần các nguyên tố hợp kim. Thời gian giữ ở nhiệt độ này thường được tính theo kinh nghiệm: 2p - 2,5p/mm chiều dài chi tiết với chi tiết mỏng và đến 3p/mm chiều dài đối với chi tiết lớn.
c. Làm nguội
Sau quá trình nung tôi, chi tiết được làm nguội trong môi trường dung dịch làm nguội với nhiệt độ khoảng 600°C - 800°C nhằm giảm ứng suất, hạn chế cong vênh và nứt đồng thời đảm bảo tôi thấu chi tiết.
d. Ram thép
Kết thúc của quá trình nhiệt luyện là ram. Thép SKD11 sau khi tôi sẽ được ram ở nhiệt độ từ 500°C - 550°C để đạt độ cứng cao nhất 60 HRC - 62 HRC. Lúc này, cacbit tiết ra ở dạng nhỏ mịn, phân tán. Đồng thời ở nhiệt độ này austenite dư gần như phân hủy hoàn toàn thành mactenxit ram. Tùy vào yêu cầu sử dụng thì chi tiết thép SKD11 sẽ được ram ở mức nhiệt phù hợp để đạt độ cứng phù hợp theo yêu cầu.
2. Phương pháp nhiệt luyện thép SKD11 - Tôi dầu
a. Phương pháp tôi dầu
Theo nguyên tắc, thép SKD11 sẽ được tôi chân không để đạt được hiệu quả làm việc cao nhất. Tuy nhiên, phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng đặc biệt mà thép SKD11 trong quá trình tôi chân không sẽ được kết hợp với thấm dầu như trong quá trình tôi dầu. Giúp cho bề mặt sản phẩm tôi sau gia công sẽ sáng hơn, không bị bám các chất cặn Cacbon. Và sản phẩm sau khi áp dụng phương pháp này thường có màu đen thay vì màu vàng đồng. Vậy nên khi nhìn vào sản phẩm sau khi tôi chúng ta thường hiểu đây là sản phẩm được tôi dầu.
Phương pháp nhiệt luyện thép SKD11 - Tôi dầu
b. Tại sao không áp dụng rộng rãi phương pháp nhiệt luyện thép SKD11 - Tôi dầu
Tôi dầu được hiểu là một phương pháp tôi sử dụng dầu tôi kim loại trong quá trình nhiệt luyện nhằm kiểm soát nhiệt độ và làm lạnh nhanh vật liệu cần tôi. Rất phù hợp với các loại thép có thành phần Cacbon trung bình, thép hợp kim thấp và các loại thép đặc biệt khó nhiệt luyện.
Vì thép SKD11 là loại thép hợp kim cao với hàm lượng các nguyên tố hợp kim từ 14,35% – 17,25% và cacbon cao 1,5% nên việc làm lạnh nhanh của phương pháp nhiệt luyện thép SKD11 - Tôi dầu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và có nguy cơ bị nứt trong quá trình tôi.
Vì vậy để tạo nên một sản phẩm tốt, mang lại giá trị cao trong quá trình sử dụng thì ngoài thép tốt cần có phương pháp tôi phù hợp để mang lại hiệu quả tối ưu cho từng sản phẩm.
Để xem thêm các bài viết khác về thép SKD11. Vui lòng xem tại đây!
3. Liên hệ mua bán/báo giá nhiệt luyện thép SKD11
THÉP CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊNH
- Hotline: 0931 91 16 16
- Email: banhang@thepphuthinh.com
- Website: www.thepphuthinh.com
- Địa chỉ: 323 Đặng Thúc Vịnh, Ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Youtube: Thép công nghiệp Phú Thịnh
- Fanpage: Thép SKD11 - DC11
Các bài viết khác- MUA THÉP THÁNG 5️⃣ KHÔNG LO THỜI TIẾT | THÉP CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊNH
- SINH NHẬT TƯNG BỪNG - NHẬN NGAY QUÀ TẶNG | THÉP CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊNH
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT QUÝ MÃO 2023 | THÉP CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊNH
- SIÊU KHUYẾN MÃI 12-22 | THÉP CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊNH
- TRI ÂN KHÁCH HÀNG | MỪNG 12 NĂM THÀNH LẬP | THÉP CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊNH
Đối tác
THÉP CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊNH
Điện thoại: (028) 6255 9973 Địa chỉ: 323 Đặng Thúc Vịnh, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, Tp. HCM
Đang Online: 5 - Tổng truy cập: 16554532015 Copyright © Phu Thinh. Web Design by Nina.vn
Hotline: 028 6255 9973
Hướng dẫn mua hàng
Trao đổi với nhân viên kinh doanh
Từ khóa » Nhiệt Luyện Sơ Bộ Là Gì
-
Phương Pháp Nhiệt Luyện Là Gì? Có Bao Nhiêu Phương Pháp Nhiệt ...
-
Nhiệt Luyện Sơ Bộ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Nhiệt Luyện Là Gì? Tìm Hiểu Phương Pháp, Quy Trình Và Vai Trò Của ...
-
Các Hình Thức Nhiệt Luyện Sơ Bộ:
-
Nhiệt Luyện Là Gì
-
CÁC PHƯƠNG PHÁP NHIỆT LUYỆN TRONG GIA CÔNG CƠ KHÍ
-
Nhiệt Luyện – Wikipedia Tiếng Việt
-
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP NHIỆT LUYỆN - Bảo An Automation
-
Nhiệt Luyện Thép
-
Sơ Lược Về Nhiệt Luyện | CAD-CAM-CAE Sky
-
Nhiệt Luyện Là Gì
-
Nhiệt Luyện Là Gì?
-
Những Phương Pháp Nhiệt Luyện Ty Ren Sử Dụng Phổ Biến Nhất Hiện ...
-
4.1. NHIỆT LUYỆN THÉP - VISCO NDT