Phương Pháp Tính Toán Mức Trợ Cấp Theo Pháp Luật Chống Trợ Cấp ...
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ > Bình Luận >
Phương pháp tính toán mức trợ cấp theo pháp luật chống trợ cấp của Australia17/07/2014 12:00
Theo điều 1 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO, một khoản trợ cấp được coi là tồn tại khi có sự đóng góp tài chính của chính phủ hoặc cơ quan công mà tạo ra ‘một lợi ích’, và lợi ích đó phải là riêng biệt. Một khi Ủy ban chống bán phá giá của Úc (Anti-Dumping Commission - cơ quan điều tra các vụ kiện phòng vệ thương mại của Úc) (sau đây gọi là ADC) phát hiện ra rằng có tồn tại loại trợ cấp có thể đối kháng như trên, ADC sẽ tính toán mức thuế chống trợ cấp tương đương với mức trợ cấp mà doanh nghiệp đó đã được nhận. Giới thiệu chung về phương pháp tính toán mức trợ cấp của Úc Theo điều 1 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO, một khoản trợ cấp được coi là tồn tại khi có sự đóng góp tài chính của chính phủ hoặc cơ quan công mà tạo ra ‘một lợi ích’, và lợi ích đó phải là riêng biệt. Một khi Ủy ban chống bán phá giá của Úc (Anti-Dumping Commission - cơ quan điều tra các vụ kiện phòng vệ thương mại của Úc) (sau đây gọi là ADC) phát hiện ra rằng có tồn tại loại trợ cấp có thể đối kháng như trên, ADC sẽ tính toán mức thuế chống trợ cấp tương đương với mức trợ cấp mà doanh nghiệp đó đã được nhận. Phương pháp tính toán mức trợ cấp được quy định chi tiết tại phần XVB của Đạo luật thuế quan 1901 (Custom Act 1901) và Đạo luật thuế quan (chống bán phá giá) 1975 (Customs Tariff (Anti-dumping) Act 1975) của Úc, và phù hợp với điều 14 Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO (Hiệp định SCM). Mục tiêu của phương pháp tính toán Mục đích của phương pháp này nhằm xác định lượng trợ cấp trên từng đơn vị hàng hóa (unit) đối với mỗi chương trình trợ cấp mà nhà xuất khẩu được nhận. Đơn vị này được lựa chọn tùy thuộc vào tính chất từng vụ việc, ví dụ có thể là chiếc, hoặc tấn trong trường hợp hàng rời có khối lượng lớn như hóa chất. Trợ cấp sẽ được tính cho giai đoạn điều tra (POI), thường là năm tài chính gần nhất của công ty được hưởng trợ cấp tại nước đang bị điều tra nhằm có thể thẩm tra được các tài khoản được kiểm toán. Trong trường hợp vụ kiện kép chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD), ADC sẽ xác định POI chung cho cả 02 vụ việc. Nguyên tắc tính toán chung Hình thức trợ cấp dễ tính nhất là trợ cấp được cấp trực tiếp cho từng đơn vị hàng hóa. Tuy nhiên, hầu hết các trợ cấp không được cấp theo hình thức đơn giản như vậy, ví dụ như trợ cấp được cấp chung cho nhiều loại hàng hóa, hoặc trợ cấp được cấp một lần nhưng lại tạo ra lợi ích trong khoảng thời gian dài sau khi được nhận, do đó để tính toán được trợ cấp trên từng đơn vị hàng hóa đối với mỗi chương trình trợ cấp trước hết phải tiến hành phân bổ tổng lượng trợ cấp đã nhận được một cách thích hợp (theo thời gian và theo đối tượng hàng hóa). Việc tính toán lượng trợ cấp thường được tiến hành theo 03 bước chính: - Quy trợ cấp về POI (có tính đến giá trị thời gian của tiền); - Tính toán mức trợ cấp trên từng đơn vị hàng hóa bán được trong POI; - Chuyển trợ cấp trên từng đơn vị sang mức thuế theo giá hàng (ad valorem rate) bằng cách thể hiện lượng trợ cấp trên từng đơn vị dưới dạng phần trăm giá FOB trung bình trên từng đơn vị hàng hóa xuất khẩu. Quy trợ cấp về giai đoạn điều tra Thông thường, trợ cấp được nhận vào năm nào thì khi tính toán sẽ tính trợ cấp cho năm đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc quy hoàn toàn một khoản trợ cấp cho một năm nhất định cũng là hợp lý. Có một số loại trợ cấp thanh toán 01 lần có thể tạo ra lợi ích vượt ngoài năm được nhận trợ cấp. Việc quy trợ cấp về giai đoạn điều tra tùy thuộc nhiều vào loại hình trợ cấp. Theo quy định của Úc, trợ cấp thường được chia làm 02 loại chính: - Trợ cấp định kỳ (recurring subsidies): là những trợ cấp thường liên quan đến hoạt động sản xuất và bán hàng liên tục của doanh nghiệp và về bản chất trợ cấp này là liên tục. Ví dụ, miễn giảm thuế thu nhập có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế hàng năm của doanh nghiệp. Loại trợ cấp này thường được sử dụng hoàn toàn cho năm nhận trợ cấp (expensed). Đối với trợ cấp định kỳ, khi tính toán lượng trợ cấp cho POI, ADC sẽ không xét tới các khoản trợ cấp được cấp ngoài POI. - Trợ cấp không định kỳ (non-recurring subsidies): về bản chất trợ cấp này thường là ngoại lệ hoặc không thường xuyên, và thường gắn liền với cấu trúc tài chính dài hạn hơn của doanh nghiệp (ví dụ như nợ và cổ phần) hoặc là tài sản của doanh nghiệp (ví dụ như nhà máy và thiết bị). Bởi vì loại trợ cấp này tạo ra lợi ích liên tục cho doanh nghiệp ảnh hưởng vượt ngoài năm mà doanh nghiệp được nhận trợ cấp, nên sẽ được phân bổ cho giai đoạn dài hơn (allocated), từ đó một phần của trợ cấp sẽ được quy về cho POI. Ví dụ, đối với các khoản trợ cấp được sử dụng để mua tài sản vốn, được phân bổ theo vòng đời dự kiến của tài sản. Ngoài ra, có một số trợ cấp, dù được cấp trên cơ sở trợ cấp định kỳ, nhưng vì có liên quan đến tài sản cố định nên lợi ích phát sinh từ những năm trước trong giai đoạn khấu hao vẫn được tính đến khi tính toán mức trợ cấp hợp lý cho POI, ví dụ như miễn thuế nhập khẩu cho máy móc trang thiết bị nhập khẩu. Trong một cuộc điều tra, ADC sẽ yêu cầu các bên quan tâm nộp bản đệ trình để xác định xem một trợ cấp nên được tính hoàn toàn cho 1 năm hay phân bổ cho giai đoạn dài (expensed or allocated). Giai đoạn phân bổ cho trợ cấp Như đã nói ở trên, các trợ cấp định kỳ được phân bổ hoàn toàn vào năm được nhận trợ cấp. Còn đối với các trợ cấp không định kỳ, đặc biệt là các khoản trợ cấp gắn liền với việc mua bán tài sản cố định/cấu trúc nợ dài hạn của doanh nghiệp, lượng trợ cấp thường được trải dài cho giai đoạn tương đương với giai đoạn khấu hao thông thường của tài sản. Giai đoạn phân bổ thông thường đối với khấu hao tài sản: vào giai đoạn đầu của cuộc điều tra, ADC thường yêu cầu các nhà xuất khẩu và chính phủ cung cấp thông tin về vòng đời trung bình của tài sản (AUL) đang bị điều tra, nhưng nếu các nhà xuất khẩu và chính phủ không thể cung cấp thông tin này, ADC sẽ dựa vào bất kỳ nguồn thông tin có thể tin cậy được để xác định AUL. Trong trường hợp việc sử dụng khoản trợ cấp này chưa rõ, hoặc không gắn với việc mua tài sản vốn, AUL có thể được ước lượng bằng cách lấy bình quân gia quyền AUL của các tài sản được sử dụng bởi các công ty khác trong cùng ngành, hoặc nếu thông tin đó không tồn tại có thể sử dụng AUL tương đương của ngành công nghiệp Úc. ADC sẽ không giả định rằng giai đoạn khấu hao sử dụng cho mục đích tính thuế là giống với AUL thực tế của ngành. Ngoại lệ: với các khoản nợ dài hạn với mức lãi suất ưu đãi, giai đoạn phân bổ là thời hạn của khoản nợ, thay vì AUL. Tính mức trợ cấp cho từng năm trong giai đoạn phân bổ, trong đó có bao gồm POI Lượng trợ cấp khi được quy về cho giai đoạn điều tra phải cộng thêm lãi suất (interest or discount rate) để phản ánh giá thị thay đổi theo thời gian của tiền tệ, dù trợ cấp đó được phân bổ hoàn toàn vào 1 năm hay được phân bổ cho giai đoạn dài. Lãi suất này có thể là lãi suất thương mại hàng năm đối với trợ cấp được phân bổ hoàn toàn cho 1 năm (expensed), hoặc đối với trợ cấp phân bổ cho giai đoạn dài, lãi suất được xác định dựa trên thông tin liên quan đến năm được nhận trợ cấp ban đầu, thường là chi phí cho khoản vay dài hạn lãi suất cố định mà công ty đang bị điều tra phải trả, hoặc bình quân lãi suất của các khoản vay dài hạn lãi suất cố định của nước bị điều tra. Công thức tính lượng trợ cấp được phân bổ cho AUL của tài sản: Trong đó: - Ak: lượng trợ cấp phân bổ cho năm k - y: giá trị danh nghĩa của lượng trợ cấp - n: vòng đời AUL của tài sản trong ngành công nghiệp bị điều tra - d: mức lãi suất (discount rate), và - k: năm phân bổ (năm nhận trợ cấp = 1; 1 ≤ k ≤ n). Phân bổ trợ cấp cho hàng hóa Sau khi xác định được lượng trợ cấp cho POI, bước tiếp theo, lượng trợ cấp này sẽ được phân bổ cho hàng hóa theo tiêu chí thích hợp nhất và phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể (do doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa và tổng lượng trợ cấp trong POI lại liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nên phải phân bổ để ước tính được lượng trợ cấp dành cho hàng hóa đang bị điều tra), theo đó có 02 phương pháp phân bổ như sau: - Dựa trên tổng chi phí sản xuất, hoặc - Dựa trên số lượng sản xuất hoặc doanh số bán hàng. Tính toán mức trợ cấp trên từng đơn vị hàng hóa bán được trong POI Khi đã tính được lượng trợ cấp cho POI, đồng thời phân bổ được lượng trợ cấp đó cho hàng hóa bị điều tra, bước tiếp theo chính là tính toán mức trợ cấp trên từng đơn vị hàng hóa. Công thức chung là trợ cấp trên từng đơn vị hàng hóa bằng lượng trợ cấp POI chia cho tổng doanh số bán của hàng hóa mà trợ cấp đó có đóng góp lợi ích. Việc xác định mẫu số thích hợp còn tùy thuộc vào bản chất của chương trình trợ cấp. - Nếu trợ cấp không phải xuất khẩu (non-export subsidies), ví dụ trợ cấp sản xuất, mẫu số là tổng doanh số bán của toàn bộ các sản phẩm của doanh nghiệp (bao gồm cả nội địa và xuất khẩu, hàng hóa bị điều tra và không bị điều tra) - Nếu trợ cấp xuất khẩu (export subsidies), mẫu số là tổng giá trị xuất khẩu trong POI. Nếu lợi ích của trợ cấp được giới hạn cho 1 loại sản phẩm cụ thể, mẫu số chỉ phản ánh doanh số bán hàng của sản phẩm đó. Khối lượng sản xuất cũng có thể liên quan nếu trợ cấp gắn liền với sản xuất. Chuyển trợ cấp trên từng đơn vị sang mức thuế theo giá hàng (ad valorem rate) Mức trợ cấp trên từng đơn vị sản phẩm, sau đó, sẽ được chuyển đổi sang mức thuế theo giá hàng hóa (tức là tính theo phần trăm giá hàng xuất khẩu). Ví dụ cách tính như sau: - Một mức trợ cấp $20tr được dùng để mua thiết bị vốn và lượng trợ cấp tính cho POI là $2tr; - Lượng trợ cấp này sau đó được phân bổ cho hàng hóa đang bị điều tra dựa trên tỷ lệ chi phí sản xuất của hàng hóa đó trên tổng chi phí sản xuất và bằng $0.5tr; - Tổng doanh số bán của sản phẩm đó của nhà xuất khẩu trong POI là 10tr đơn vị do đó mức trợ cấp trên từng đơn vị là $0.05/đơn vị; - Giá FOB trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu sang Úc (trung bình trong suốt POI) được tính ra là $0.30/đơn vị; - Mức thuế theo giá hàng bằng 16,6%. Mức thuế theo giá hàng này được dùng để xác định xem lượng trợ cấp này có được coi là trợ cấp không đáng kể (negligible) theo quy định tại mục 269TDA(16) không. Xác định mức trợ cấp cho từng loại trợ cấp cụ thể Các khoản cấp vốn (grants) Trong hầu hết các trường hợp, với một khoản cấp vốn (grant) (không hoàn lại vốn), lợi ích nhận được bằng với mức cấp vốn (tài trợ thực tế cộng với lãi suất trên khoản tiền đó trong thời gian được hưởng). Trợ cấp đó có thể được phân bổ hoàn toàn cho 1 năm hay phân bổ cho giai đoạn dài. Khoản lợi ích này (cho năm đầu cấp vốn) được xem là phát sinh kể từ ngày nhận. Ví dụ về các khoản trợ cấp không hoàn lại: - Chuyển tiền trực tiếp: đây là hình thức đơn giản nhất của cấp vốn. Lượng trợ cấp là lượng tiền mà công ty bị điều tra nhận được. - Miễn giảm thuế và tín dụng thuế: lợi ích bằng với chênh lệch giữa mức thuế mà doanh nghiệp thực trả và mức thuế mà doanh nghiệp đáng lẽ phải trả nếu không có chương trình trợ cấp. Lợi ích này thường được phân bổ hoàn toàn (expensed) vào năm nhận trợ cấp (lợi ích thường được nhận vào ngày công ty lẽ ra phải nộp thuế với trường hợp được miễn thuế, thường phát sinh vào ngày công ty nộp bản khai thuế). - Khấu hao nhanh: khấu hao nhanh tài sản được coi tương đương với việc giảm thuế cho doanh nghiệp. Lượng trợ cấp là chênh lệch giữa lượng thuế mà công ty đáng lẽ phải trả trong POI khi tiến hành khấu hao tài sản bình thường và lượng thuế thực tế công ty đã trả trong POI khi tiến hành khấu hao nhanh. - Trợ cấp lãi suất: lượng trợ cấp là số tiền lãi mà công ty tiết kiệm được trong POI. - Xóa nợ: việc chính phủ xóa nợ cho công ty được coi như là một khoản trợ cấp. Các khoản trợ cấp này có thể được phân bổ hoàn toàn cho 1 năm hoặc cho cả giai đoạn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tất cả các miễn hoặc giảm các nghĩa vụ khác, như thuế nhập khẩu, trợ cấp thất nghiệp,…, nhìn chung đều được coi là một khoản trợ cấp. Các khoản vay Trong trường hợp khoản vay từ chính phủ (có hoàn trả lại tiền) thì lượng trợ cấp là chênh lệch giữa số tiền lãi thực trả cho khoản vay chính phủ đó và số tiền lãi thông thường phải trả đối với một khoản vay thương mại tương đương trong POI. Khoản vay thương mại tương đương thường là một khoản vay có số tiền vay và thời gian hoàn trả tương tự. Đặc biệt, cần lưu ý tới sự tương đồng trong cấu trúc của khoản vay, ví dụ lãi suất cố định với lãi suất biến động; thời gian đáo hạn ngắn hạn với dài hạn; và loại tiền tệ mà khoản vay đó được thực hiện. Lãi suất thương mại thường được ưu tiên xác định dựa trên cơ sở lãi suất thực trả của công ty bị điều tra đối với khoản vay thương mại tương đương. Nếu không có số liệu này, có thể sử dụng lãi suất thực trả đối với khoản vay tương đương của các công ty khác trong ngành có cùng tình hình tài chính, hoặc nếu không, sẽ dùng lãi suất thực trả với bất kỳ khoản vay tương đương nào của bất kỳ công ty nào có cùng tình hình tài chính trong bất kỳ ngành nào. Nếu một khoản vay từ một ngân hàng sở hữu nhà nước không được thực hiện trên cơ sở thương mại, thì khoản vay đó thường không được sử dụng làm ngưỡng chuẩn để xác định “khoản vay thương mại tương đương”. Với các khoản vay ngắn hạn, ADC sẽ phân bổ lợi ích từ khoản vay đó vào năm mà công ty phải trả lãi vay. Với các khoản vay dài hạn có lãi suất cố định ưu đãi, ADC sẽ phân bổ lợi ích của khoản vay đó cho suốt thời hạn của khoản vay. Cụ thể ví dụ về tính trợ cấp của các khoản vay như sau: - Hoãn nộp thuế: đây được coi như một khoản vay từ chính phủ. Việc hoãn nộp thuế dưới 1 năm có thể được coi là khoản vay ngắn hạn, và trong trường hợp này lãi suất ngắn hạn được sử dụng làm ngưỡng chuẩn. Với khoản vay trên 1 năm được coi là khoản vay dài hạn, và lãi suất dài hạn được sử dụng làm ngưỡng chuẩn. Lợi ích nhận được là khoản vay bằng với khoản thuế được hoãn nộp trong quãng thời gian được hoãn thuế. - Cấp vốn có hoàn lại: được coi như một khoản vay không tính lãi cho đến khi được hoàn trả. Nếu khoản vay này không được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ thì sẽ được coi như là một khoản trợ cấp kể từ ngày xác định không hoàn trả. Lượng trợ cấp bằng với lượng cấp vốn trừ đi bất cứ khoản đã trả nào. - Các khoản vay nghĩa vụ nợ tiềm tàng (contingent liability loans): các khoản vay này được cấp với lãi suất ưu đãi nên trợ cấp là chênh lệch giữa số tiền lãi đã trả và số tiền lãi thường phải trả với khoản vay thương mại tương đương trong POI. Mặc dù vậy, nếu như khoản nợ này không được trả, sẽ được coi là một khoản trợ cấp kể từ ngày xác định là khoản nợ này không được trả. Lượng trợ cấp lúc đó chính là giá trị khoản vay trừ đi số tiền đã trả được. - Các khoản vay không đủ mức tin cậy (uncreditworthy loans): khi chính phủ cho một người “không đủ mức tin cậy” (uncreditworthy) để vay tiền – tức là tình hình tài chính của công ty đó yếu đến nỗi không thể vay được các khoản vay thương mại - ADC sẽ xem xét xem liệu toàn bộ khoản vay đó có được coi là tương đương với một khoản trợ cấp hay không. Bảo lãnh vay Nhìn chung, bảo lãnh vay của chính phủ sẽ không được coi là đem lại lợi ích, trừ khi có sự chênh lệch giữa khoản tiền mà công ty được bảo lãnh vay trả cho khoản vay được chính phủ bảo lãnh với số tiền lẽ ra phải trả cho một khoản vay thương mại tương tự trong trường hợp không có sự bảo lãnh của chính phủ; Trong trường hợp này nguồn lợi là khoản chênh lệch giữa hai khoản tiền phải trả, có tính đến sự chênh lệch về lệ phí. Góp vốn cổ phần Việc chính phủ góp vốn cổ phần không được coi là tạo thành một lợi ích, trừ khi quyết định đầu tư có thể bị coi là không phù hợp với thực tiễn hoạt động đầu tư thông thường (kể cả việc cấp vốn đầu tư có nhiều rủi ro) của các nhà đầu tư tư nhân trên lãnh thổ nước xuất khẩu. Chính phủ cung cấp hàng hóa và dịch vụ Việc chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ hoặc mua hàng sẽ không được coi là đem lại lợi ích, trừ khi việc cung cấp đó được thanh toán với một số tiền ít hơn mức đủ bù đắp hoặc thanh toán tiền mua hàng cao hơn mức đủ bù đắp. Thanh toán ở mức đủ bù đắp sẽ được xác định trong tương quan với điều kiện thị trường phổ biến đối với hàng hoá hoặc dịch vụ tại nước cung cấp hay tiến hành mua (kể cả giá, chất lượng, tính sẵn có, điều kiện thị trường, vận chuyển hay các điều kiện khác về mua và bán). Trợ cấp xuất khẩu: một khoản trợ cấp được cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu không có nghĩa là một khoản trợ cấp xuất khẩu, trừ khi khoản trợ cấp đó được dùng phục vụ cho việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Các khoản trợ cấp thường được coi là trợ cấp xuất khẩu gồm: - Giá ưu đãi cho đối với các sản phẩm, dịch vụ nhập khẩu được sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, với những điều kiện thuận lợi hơn cung cấp cho các sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hay dịch vụ để sử dụng trong sản xuất hàng tiêu thụ trong nước, nếu trong trường hợp là một sản phẩm, các điều kiện điều khoản đó thuận lợi hơn điều kiện thương mại thông thường sẵn có trên thị trường thế giới dành cho nhà xuất khẩu của Thành viên đó. Lợi ích này thường được phân bổ hoàn toàn cho năm nhận trợ cấp. - Miễn hay hoàn thuế gián thu cao hơn mức áp dụng đối với sản xuất hay lưu thông một sản phẩm tương tự tiêu thụ trên thị trường nội địa, đối với sản xuất hay lưu thông xuất khẩu hàng hóa: Trợ cấp thường được phân bổ hoàn toàn cho năm nhận trợ cấp. Mức trợ cấp là chênh lệch giữa mức thuế đáng lẽ doanh nghiệp phải nộp và mức thuế thực tế doanh nghiệp đã nộp. - Các chương trình bảo lãnh hoặc bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: đây được coi là trợ cấp nếu chính phủ cung cấp các chương trình này với phí thu thấp không hợp lý, không đủ để chi trả cho chi phí hoạt động dài hạn hoặc thâm hụt của các chương trình đó. - Giảm hoặc hoàn thuế, phí nhập khẩu đối với đầu vào dùng để sản xuất hàng xuất khẩu: hệ thống thoái thu đối với sản phẩm thay thế (subsitution drawback) có thể cho phép hoàn trả hoặc thoái thu các khoản thu nhập đánh vào đầu vào được tiêu thụ trong quá trình sản xuất một sản phẩm khác và khi sản phẩm này được xuất khẩu có mang 1 hàm lượng đầu vào có nguồn gốc trong nước có cùng chất lượng và đặc điểm của vật tư đầu vào thay thế cho hàng nhập khẩu. Hệ thống thoái thu này có thể tạo thành một khoản trợ cấp xuất khẩu nếu: + Hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu tương ứng không xảy ra trong khoảng thời gian hợp lý, không quá 02 năm (quy định cụ thể hơn so với Hiệp định SCM); hoặc + lượng thoái thu vượt quá các khoản thu ban đầu đánh vào đầu vào nhập khẩu được yêu cầu thoái thu. ADC có thể coi toàn bộ lượng được miễn, hoãn nộp, giảm hoặc hoàn là lợi ích nếu chính phủ nước ngoài không chứng minh được mình có hệ thống kiểm soát chặt chẽ để chắc chắn rằng hàng hóa nhập khẩu được dùng để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong trường hợp hệ thống kiểm soát nêu trên không tồn tại, ADC có thể bằng các nghiệp vụ của mình kiểm tra xem liệu nguyên liệu đầu vào có được tiêu thụ dể sản xuất hàng xuất khẩu thật sự hay không (so sánh lượng đầu vào, khấu hao, lượng sản phẩm đầu ra,....). Nếu như họ không thể chứng minh được sự liên hệ hợp lý giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra thì ADC sẽ cho rằng toàn bộ tiền miễn giảm,... là một khoản trợ cấp không hoàn lại (a grant). Ngày xuất khẩu hàng hóa thường được coi là ngày nhận trợ cấp trong trường hợp miễn, giảm hoặc hoàn thuế; trong trường hợp hoãn nộp thuế một năm hoặc ít hơn, lợi ích được nhận vào ngày phải nộp các khoản thuế, phí nhập khẩu. Trong trường hợp hoãn thuế dài hơn lợi ích được nhận vào ngày bắt đầu được hoãn nộp thuế. Lợi ích thường được phân bổ hoàn toàn vào năm được nhận. Kết luận Nhìn chung, cách tính mức trợ cấp của Úc về được xây dựng trên tinh thần của Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng SCM của WTO. Bên cạnh đó, Úc cũng đưa ra phương pháp chi tiết, cụ thể hơn về cách tính toán và phân bổ trợ cấp, và phương pháp này có nhiều điểm tương đồng với quy định của Hoa Kỳ, như về phân loại 02 loại trợ cấp, cách phân bổ trợ cấp không định kỳ,.... Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranhCác tin khác
- Tổng quan tình hình phòng vệ thương mại Việt Nam năm 2023 (20/05/2024)
- Tổng quan tình hình phòng vệ thương mại Việt Nam năm 2022 (20/05/2024)
- Nghiên cứu một số nội dung chính trong quy định của Nam Phi về chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (14/12/2022)
- Tổng quan tình hình phòng vệ thương mại Việt Nam năm 2021 (18/05/2022)
- Phòng vệ thương mại - Công cụ tháo gỡ khó khăn và bảo vệ sản xuất trong nước (05/07/2021)
- Sự kiện
- Tin tức
- Ấn phẩm
Hội thảo: Thỏa thuận Xanh EU và Tác động tới xuất khẩu Việt Nam - Những điều doanh nghiệp cần biết
Thời gian: 8h00 – 11h30 sáng Thứ Năm, ngày 16 tháng 11 năm 2023 Địa điểm: Hội trường 1, Tầng 7, Trụ sở VCCI (Tòa bên ngoài), 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
- Hội thảo: Đánh giá 02 năm thực thi EVFTA tại Việt Nam từ góc nhìn doanh nghiệp
- Webinar: Tăng cường đầu tư trực tiếp của Australia vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CPTPP và RCEP
- Webinar: Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Đức thông qua EVFTA - Những điều doanh nghiệp cần biết
- Hội thảo trực tuyến: Hiệp định RCEP - Những điều doanh nghiệp cần biết
- Hội thảo: Hai năm thực thi Hiệp định CPTPP tại Việt Nam - Đánh giá từ góc nhìn doanh nghiệp
Báo cáo Phân tích tình hình tuân thủ tiêu chuẩn từ chối nhập khẩu tại cửa khẩu của một số thị trường chính
Thời gian: 02/2023
Đơn vị thực hiện: Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO)
- Bản tin "Doanh nghiệp và Tự do hóa thương mại" số 35+36 Quý I+II+III/2024”
- Báo cáo Phòng vệ thương mại năm 2023
- Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023
- Báo cáo: “Đánh giá tác động Quy định của bang Washington (Hoa Kỳ) đối với xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam”
- Sổ tay phòng vệ thương mại tại Liên minh châu Âu (EU)
Media
Talkshow: Bảo vệ doanh nghiệp sản xuất thép trong thế gọng kìm
- Tọa đàm: Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại - Giữ lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam
- Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại trong bối cảnh hội nhập FTA | VTC1
TIN TỨC
- Kiện Phòng Vệ Thương Mại
- Xuất Nhập Khẩu
VỤ KIỆN
- Do Việt Nam Khởi Xướng
- Hàng Xuất Khẩu Việt Nam Bị Kiện
- WTO & Các Quốc Gia Khác
TỔNG HỢP SỐ LIỆU
- Do Việt Nam Khởi Xướng
- Hàng Xuất Khẩu Việt Nam Bị Kiện
- WTO & Các Quốc Gia Khác
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- Chống Bán Phá Giá
- Chống Trợ Cấp
- Biện Pháp Tự Vệ
THUẬT NGỮ
- Chống Bán Phá Giá
- Chống Trợ Cấp
- Biện Pháp Tự Vệ
HỎI ĐÁP
BÌNH LUẬN
HỘI ĐỒNG TRC
ẤN PHẨM
SỰ KIỆN
Từ khóa » Ví Dụ Về Trợ Cấp Xuất Khẩu
-
TRỢ CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HÀNG ...
-
Khái Niệm Trợ Cấp, Phân Loại Trợ Cấp Trong Lĩnh Vực Thương Mại Quốc Tế
-
[PDF] Trợ Cấp Là Gì? - Trung Tâm WTO
-
[PDF] Cam Kết Về Trợ Cấp Nông Nghiệp - Trung Tâm WTO
-
Trợ Cấp Và Các Biện Pháp đối Kháng Trong Hệ Thống Các Biện Pháp ...
-
Trợ Cấp Xuất Khẩu - TaiLieu.VN
-
Trợ Cấp Là Gì? Phân Loại Các Loại Trợ Cấp Trong Lĩnh Vực Thương Mại ...
-
Khi “ưu đãi Và Trợ Cấp” Trở Thành Nguồn Chứng Cứ Cho Một Thành ...
-
Trợ Cấp Xuất Khẩu (Export Subsidies) Là Gì? Các Loại Trợ Cấp Xuất Khẩu
-
Trợ Cấp Xuất Khẩu Gì? - VietnamFinance
-
[PDF] Công Cụ Chính Sách Thương Mại
-
Chống Trợ Cấp
-
Trợ Cấp Xuất Khẩu Và Thách Thức Khi Gia Nhập WTO