Trợ Cấp Xuất Khẩu - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Quản trị kinh doanh
  • Quản lý chất lượng
  • Ma trận SWOT
  • Quản trị học
  • Quản trị nhân sự
  • HOT
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Kinh Doanh Marketing » Quản trị kinh doanh Trợ cấp xuất khẩu

Chia sẻ: Nguyen Thy | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

Thêm vào BST Báo xấu 1.542 lượt xem 246 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trợ cấp xuất khẩu hiểu theo nghĩa thông thường là trợ cấp chỉ dành riêng cho hoặc liên quan tới hoạt động xuất khẩu, hay mục đích của trợ cấp là đẩy mạnh xuất khẩu. Do đó, căn cứ để trợ cấp thông thường là lượng hàng hóa xuất khẩu thực sự hoặc dự kiến xuất khẩu. Ví dụ: chương trình thưởng xuất khẩu của Chính phủ theo đó doanh nghiệp được thưởng 100 đồng cho mỗi sản phẩm xuất khẩu được. Tuy nhiên, việc chính phủ đơn thuần trợ cấp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu không thể nghiễm nhiên dẫn...

AMBIENT/ Chủ đề:
  • trợ cấp xuất khẩu
  • trợ cấp kinh doanh
  • chuyên ngành kinh doanh
  • tài liệu kinh doanh
  • phương pháp kinh doanh

Bình luận(2) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Trợ cấp xuất khẩu

  1. Trợ cấp xuất khẩu CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU I/ KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU: 1/ Khái niệm: Trợ cấp xuất khẩu hiểu theo nghĩa thông thường là trợ cấp chỉ dành riêng cho hoặc liên quan tới hoạt động xuất khẩu, hay mục đích của trợ cấp là đ ẩy m ạnh xu ất khẩu. Do đó, căn cứ để trợ cấp thông thường là lượng hàng hóa xu ất khẩu th ực s ự hoặc dự kiến xuất khẩu. Ví dụ: chương trình thưởng xuất khẩu của Chính phủ theo đó doanh nghiệp được thưởng 100 đồng cho m ỗi sản phẩm xu ất khẩu đ ược. Tuy nhiên, việc chính phủ đơn thuần trợ cấp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu không thể nghiễm nhiên dẫn đến kết luận là trợ cấp xuất khẩu mà còn cần xem xét đến một số yếu tố khác. Trợ cấp xuất khẩu thường có hệ quả là hàng xuất khẩu được bán trên thị trường nước ngoài với giá thấp hơn trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp với đối tượng nhận trợ cấp là các doanh nghi ệp sản xuất hàng hóa trước tiên hoặc chủ yếu là để xuất khẩu, hay nói cách khác, hàng hoá được trợ cấp phải là hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp được trợ cấp phải là doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt ưu tiên các đ ơn v ị s ản xuất hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và những hàng hoá Việt Nam có ưu thế so sánh . Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. 2/ Các hình thức trợ cấp xuất khẩu đối với một số mặt hàng của Việt Nam - Đối với sản phẩm gạo: Hỗ trợ lãi suất thu mua lúa gạo trong vụ thu hoạch, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hỗ trợ lãi suất xuất khẩu gạo trả chậm, bù l ỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thưởng xuất khẩu. - Đối với mặt hàng cà phê: Hoàn phụ thu, bù lỗ cho tạm tr ữ cà phê xu ất kh ẩu, bù l ỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hỗ trợ lãi suất tạm trữ, thưởng xuất khẩu. - Đối với rau quả hộp: Hỗ trợ xuất khẩu cho dưa chuột, dứa hộp, thưởng xuất khẩu. - Đối với thịt lợn: Hỗ trợ lãi suất mua thịt lơn, bù lỗ xuất khẩu thịt lợn, th ưởng xu ất khẩu. - Đường: Hỗ trợ giá, hỗ trợ giống mía, giảm thuế VAT 50%, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bù chênh lệch tỷ giá, hỗ trợ lãi suất thu mua mía trong vụ thu ho ạch, h ỗ tr ợ phát tri ển vùng mía nguyên liệu. - Chè, lạc nhân, thịt gia súc, gia cầm các loại, hạt tiêu, hạt đi ều: Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu. - Sản phẩm, phụ tùng xe hai bánh gắn máy: Thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá. - Xe đạp, quạt điện: Ưu đãi về tín dụng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, vật tư, thi ết b ị l ẻ, h ỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng. - Tàu biển 11.500 tấn, động cơ đốt trong dưới 30 CV, máy thu hình màu, máy vi tính: Miễn thuế nhập khẩu, ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, giảm tiền thuê đất. - Sản phẩm phần mềm: Ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, miễn thuế xuất khẩu, miễn thu ế nhập khẩu nguyên vật liệu, ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất - Sản phẩm cơ khí: Ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
  2. - Sản phẩm dệt may: Vốn tín dụng ưu đãi, ưu đãi đầu tư, bảo lãnh của Chính phủ, cấp lại tiền sử dụng vốn để tái đầu tư, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại - Gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre lá: Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu - Hỗ trợ bằng tín dụng giúp cho nhà sản xuất có đủ điều kiện tài chính để mua hàng hoá phục vụ sản xuất xuất khẩu. II/ VAI TRÒ CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU: 1/ Trợ cấp xuất khẩu giữ vị trí trọng yếu trong việc th ực hi ện mục tiêu đ ẩy mạnh xuất khẩu của đất nước. Chính phủ các nước thường chủ động tiến hành trợ cấp cho các doanh nghiệp và sản phẩm của nước mình nhằm đạt được một số mục tiêu kinh tế-xã hội nhất đ ịnh như bảo hộ sản xuất trong nước, hỗ trợ phát triển ngành non trẻ hay ngành tr ọng điểm của nền kinh tế, khuyến khích đầu tư, cải thiện thu nhập c ủa nhà sản xu ất, bù đắp chi phí đầu tư ban đầu quá lớn, v.v... Quyết định trợ c ấp của chính ph ủ th ường được đưa ra nhằm phục vụ lợi ích của một đối tượng nhất định có vai trò chi ph ối và ảnh hưởng chính trị lớn đối với chính phủ. Chính phủ có thể trợ cấp trực tiếp cho nhà sản xuất hoặc trợ cấp gián ti ếp thông qua đầu vào cho nhà sản xuất. Với mọi hình thức trợ cấp, l ợi thế và khả năng c ạnh tranh của sản phẩm trong những ngành được tr ợ cấp luôn được cải thi ện và nâng cao. Chẳng những có thể ngăn cản, hạn chế hàng nhập khẩu, tr ợ cấp sản xu ất n ội đ ịa đồng thời còn có thể khiến cho cam kết ràng buộc thuế quan trong khuôn kh ổ WTO mất tác dụng, duy trì bảo hộ sản xuất nội địa. Đối với những ngành công nghiệp non trẻ, bước đầu còn nhỏ bé về quy mô, yếu kém về năng lực cạnh tranh thì trợ cấp từng bước nâng cao kh ả năng c ạnh tranh, mở rộng quy mô, góp phần khởi động và đẩy nhanh sự phát triển của ngành. Đối với những công ty mới gia nhập thị trường, thiếu vốn để trang trải chi phí rất cao trong thời gian đầu, khó cạnh tranh nổi với những công ty “đàn anh” đã tr ụ v ững trên th ị trường thì hỗ trợ của chính phủ có thể bù đắp cho những khoản thua lỗ phát sinh trong những năm đầu, đưa công ty vào quỹ đạo phát triển ổn định. Ngoài ra, trợ cấp góp phần duy trì ổn định công ăn vi ệc làm, h ạn ch ế th ất nghiệp, bảo đảm trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là những khoản tr ợ c ấp dành cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ bị đóng cửa, phá sản. S ự h ỗ tr ợ của chính phủ có thể giúp các doanh nghiệp này khỏi bị sụp đổ nhanh chóng, thúc đẩy các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, tự điều chỉnh khả năng thích nghi và cạnh tranh trong thời kỳ quá độ do những khó khăn mà môi trường thương m ại qu ốc t ế t ạo ra. Trợ cấp cũng có thể được sử dụng nhằm khuyến khích những ngành sản xuất kém sức cạnh tranh giảm công suất dư thừa ho ặc rút khỏi nh ững lĩnh v ực ho ạt đ ộng không hiệu quả hoặc không sinh lợi. Nhờ đó, quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh t ế và chuyển dịch cơ cấu lao động được diễn ra suôn sẻ hơn, góp phần thúc đẩy phân b ổ nguồn lực thích hợp, hiệu quả và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm có l ợi th ế cạnh tranh với nước ngoài. 2/ Trợ cấp xuất khẩu giúp nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp: Các nước áp dụng trợ cấp xuất khẩu vì nhiều lý do. Có nước lập luận tr ợ cấp xuất khẩu để đảm bảo công ăn việc làm, hay để hỗ trợ vùng khó khăn, v.v... Tuy nhiên, mọi lý do biện minh cho trợ cấp xuất khẩu xét cho cùng cũng đ ều h ướngt ới
  3. mục tiêu thực sự là để đẩy mạnh xuất khẩu thông qua tác đ ộng trung gian là c ải thi ện lợi thế cạnh tranh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, v.v... Trợ cấp xuất khẩu có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức, từ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu đến cho vay với lãi suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu hay áp d ụng thu ế su ất thu ế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi với ngành nghề xuất khẩu, v.v... Về lý thuyết, nhờ có tr ợ cấp xuất khẩu, thị phần sản phẩm liên quan của nước xuất khẩu trên th ị tr ường th ế giới có thể được mở rộng hơn mức hợp lý mà thực lực nước xuất khẩu có th ể t ự mình giành được không có sự can thiệp của trợ cấp xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu làm cho hàng xuất khẩu sang nước khác (nước nhập khẩu) có l ợi th ế c ạnh tranh h ơn. Nh ờ có trợ cấp, hàng nước ngoài xuất sang thị trường nước nhập khẩu sẽ tăng đáng k ể v ề lượng tuyệt đối hoặc tương đối so với lượng sản xuất trong n ước của n ước nhập khẩu. Hoặc giá hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp có thể sụt mạnh so với giá sản phẩm tương tự do nước nhập khẩu sản xuất. Hoặc nữa là hàng nh ập kh ẩu đ ược nước ngoài trợ cấp sẽ chèn ép giá sản phẩm cạnh tranh trên th ị tr ường n ước nhập khẩu hay ngăn cản không cho giá tăng trong khi lẽ ra theo quy lu ật thị trường bình thường thì giá phải tăng. Trợ cấp xuất khẩu còn làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất kh ẩu đ ược trợ cấp so với hàng xuất khẩu không được trợ cấp của các nước khác vào thị trường thứ ba và ngăn cản hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường này. V ới l ợi th ế cạnh tranh nhờ trợ cấp hàng xuất khẩu của nước trợ cấp có thể đẩy lùi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước khác và chi ếm được thị ph ần v ượt m ức h ợp lý trong thương mại xuất khẩu thế giới. II. Cơ sở lý luận trợ cấp xuất khẩu: 1.Khái niệm về trợ cấp xuất khẩu a.Khái niệm: b.Trợ cấp xuất khẩu theo quy định của WTO WTO quy định, trợ cấp là "những lợi ích mà Chính phủ đem lại cho một đối tượng nhất định và có thể lượng hoá về mặt tài chính". WTO có hai bộ tiêu chuẩn về trợ cấp. Một bộ áp dụng cho nông sản, được đề cập trong Hiệp định Nông nghiệp (AoA – agreement on agriculturer). Một bộ áp dụng cho sản phẩm phi nông nghiệp, được quy định trong Hiệp định về Trợ cấp và Biện pháp đối kháng (SCM - Subsidies Countervailing Measures). Có hai phương thức trợ cấp: một loại là trực tiếp bổ trợ, tức là tr ực tiếp chi tiền bổ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu, một loại khác là gián tiếp bổ trợ, tức
  4. là ưu đãi về tài chính cho người doanh nghiệp xuất khẩu một số hàng hoá xuất khẩu nào đó như hoàn lại hay miễn giảm thuế trong nước, miễn giảm thuế xuất khẩu cho một số hàng hoá xuất khẩu Đối với sản phẩm phi nông nghiệp Hiệp định SCM quy định: “Trợ cấp là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có được”. Trợ cấp đèn vàng:Trợ cấp đèn vàng là loại trợ cấp mang tính đặc thù, không phổ biến, đối tượng nhận trợ cấp được giới hạn trong phạm vi: một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp; một lĩnh vực công nghiệp hay một nhóm ngành công nghiệp; một khu vực địa lý được định rõ nằm trong phạm vi quyền hạn của cơ quan thẩm quyền cấp phép.Trợ cấp loại này được sử dụng nhưng chỉ dừng ở mức không gây “tác động bất lợi cho các nước thành viên”. Tác động bất lợi được nêu rõ trong Hiệp định gồm:Ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất trong nước.Làm vô hiệu hoá và suy yếu các ưu đãi thuế quan đã đ ạt được trong đàm phán thương mại.Làm tổn hại tới quyền lợi của nước khác. Trợ cấp đèn xanh:Trợ cấp đèn xanh là loại trợ cấp được thực hiện mà không bị khiếu kiện, bao gồm các loại sau: Trợ cấp nhằm điều chỉnh những phương tiện sản xuất thích nghi với những đòi hỏi về môi trường, miễn là trợ cấp 1 lần, không lặp lại và giới hạn ở mức 20% chi phí cho việc thích nghi đó Đối với sản phẩm nông nghiệp Theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO, các nước thành viên phải cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu qua các năm trong giai đoạn thực hiện (1995 – 2000 với nước phát triển và 1995 – 2004 với nước đang phát triển). Sự cắt giảm này tiến hành đối với cà hai yếu tố là tổng chi tiêu
  5. ngân sách cho trợ cấp xuất khẩu và tổng giá trị hàng xuất khẩu được nhận trợ cấp. c.Các hình thức trợ cấp xuất khẩu  Đối với sản phẩm gạo Hỗ trợ lãi suất thu mua lúa gạo trong vụ thu hoạch, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hỗ trợ lãi suất xuất khẩu gạo trả chậm, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thưởng xuất khẩu.  Đối với mặt hàng cà phê Hoàn phụ thu, bù lỗ cho tạm trữ cà phê xuất khẩu, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hỗ trợ lãi suất tạm trữ, thưởng xuất khẩu.  Đối với rau quả hộp: Hỗ trợ xuất khẩu cho dưa chuột, dứa hộp, thưởng xuất khẩu.  Đường: Hỗ trợ giá, hỗ trợ giống mía, giảm thuế VAT 50%, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bù chênh lệch tỷ giá, hỗ trợ lãi suất thu mua mía trong vụ thu hoạch, hỗ trợ phát triển vùng mía nguyên liệu.  Chè, lạc nhân, thịt gia súc, gia cầm các loại, hạt tiêu, hạt điều: Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu.  Sản phẩm, phụ tùng xe hai bánh gắn máy: Thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá.  Xe đạp, quạt điện: Ưu đãi về tín dụng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị lẻ, hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng.  Tàu biển 11.500 tấn, động cơ đốt trong dưới 30 CV, máy thu hình màu, máy vi tính: Miễn thuế nhập khẩu, ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập
  6. doanh nghiệp, ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, giảm tiền thuê đất  Sản phẩm phần mềm: Ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất  Sản phẩm cơ khí: Ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước  Sản phẩm dệt may: Vốn tín dụng ưu đãi, ưu đãi đầu tư, bảo lãnh của Chính phủ, cấp lại tiền sử dụng vốn để tái đầu tư, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại  Gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre lá: Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu.Hỗ trợ bằng tín dụng giúp cho nhà sản xuất có đủ điều kiện tài chính để mua hàng hoá phục vụ sản xuất xuất khẩu. 2. Vai trò của trợ cấp xuất khẩu  Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của đất nước. Chính phủ các nước thường chủ động tiến hành trợ cấp cho các doanh nghiệp và sản phẩm của nước mình nhằm đạt được một số mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định như bảo hộ sản xuất trong nước, hỗ trợ phát triển ngành non trẻ hay ngành trọng điểm của nền kinh tế, khuyến khích đầu tư, cải thiện thu nhập của nhà sản xuất, bù đắp chi phí đầu tư ban đầu quá lớn.  Nâng cao kha năng cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp Chính phủ có thể trợ cấp trực tiếp cho nhà sản xuất hoặc trợ cấp gián tiếp thông qua đầu vào cho nhà sản xuất. Với mọi hình thức trợ cấp,
  7. lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong những ngành được trợ cấp luôn được cải thiện và nâng cao. Đối với những ngành công nghiệp non trẻ, bước đầu còn nhỏ bé về quy mô, yếu kém về năng lực cạnh tranh thì trợ cấp từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô, góp phần khởi động và đẩy nhanh sự phát triển của ngành. Đối với những công ty mới gia nhập thị trường, thiếu vốn để trang trải chi phí rất cao trong thời gian đầu, khó cạnh tranh nổi với những công ty “đàn anh” đã trụ vững trên thị trường thì hỗ trợ của chính phủ có thể bù đắp cho những khoản thua lỗ phát sinh trong những năm đầu, đưa công ty vào quỹ đạo phát triển ổn định.  Ổn định an sinh xã hội Trợ cấp góp phần duy trì ổn định công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là những khoản trợ cấp dành cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ bị đóng cửa, phá sản. Sự hỗ trợ của chính phủ có thể giúp các doanh nghiệp này khỏi bị sụp đổ nhanh chóng, thúc đẩy các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, tự điều chỉnh khả năng thích nghi và cạnh tranh trong thời kỳ quá độ do những khó khăn mà môi trường thương mại quốc tế tạo ra.  Điều chỉnh cơ cấu kinh tế và phân bố nguồn lực. Trợ cấp cũng có thể được sử dụng nhằm khuyến khích những ngành sản xuất kém sức cạnh tranh giảm công suất dư thừa hoặc rút khỏi những lĩnh vực hoạt động không hiệu quả hoặc không sinh lợi. Nhờ đó, quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động được diễn ra suôn sẻ hơn, góp phần thúc đẩy phân bổ nguồn lực thích hợp, hiệu quả và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh với nước ngoài.
  8. III. Thực trạng trợ cấp xuất khẩu của việt nam. 1.Vài nét về hoạt động xuất khẩu của việt nam trong 8 tháng đầu năm 2010 Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 8/2010 đạt 14,11 tỷ USD, tăng 8,2% so với tháng trước. Tinh đên hết tháng 8, tổng tr ị giá xuất ́ ́ nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 98,33 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó xuất khẩu là 45,4 tỷ USD, tăng 22,1% và nhập khẩu là 52,93 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009.
  9. Quy mô và tốc độ Trị giá xuất khẩu trong tháng đạt 6,86 tỷ USD, tăng 13,7% so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất khẩu 3,11 tỷ USD, tăng 3,7% so với tháng 7/2010. Tính đến hết tháng 8/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 45,4 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 20,87 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ một năm trước đó. Một số mặt hàng xuất khẩu  Hàng dệt may: xuất khẩu trong tháng đạt 1,14 tỷ USD, tăng 5,4% so với tháng 7, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 8
  10. tháng năm 2010 đạt gần 7 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2009.Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,26 tỷ USD, tăng 23,2% và chiếm 61% trị giá hàng dệt may xuất khẩu của cả nước. Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam  Gạo: lượng gạo xuất khẩu trong tháng 8 đạt 615 nghìn tấn, giảm mạnh 28% so với tháng trước và đơn giá bình quân đạt 373 USD/tấn, giảm 11,4%. Do đó, kim ngạch xuất khẩu gạo trong tháng đạt 229 triệu USD, giảm 129,5 triệu USD (giảm 36,2%) so với tháng trước.Tính đến hết tháng 8/2010, lượng gạo xuất khẩu của nước ta đạt 4,95 triệu tấn, tăng 6,8% và kim ngạch đạt 2,33 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009. Philippin tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 8 tháng qua với gần 1,5 triệu tấn, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo giảm ở thị trường lớn nhất của Việt Nam nhưng lại tăng mạnh sang các thị trường mới như: Ăngôla: 154 nghìn tấn, tăng 99,7%; Ghana: 123 nghìn tấn, tăng 30%; Trung Quốc: 98,1 nghìn tấn, tăng gấp 13,6 lần, Hồng Kông: 87,1 nghìn tấn, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2009.  Hàng thủy sản: tháng 8, xuất khẩu thuỷ sản đạt 488 triệu USD, tăng 4,6% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 113 triệu USD, tăng 17,9%; thị trường EU đạt 108 triệu USD, giảm 1% và xuất sang thị trường Nhật Bản đạt 89,8 triệu USD, giảm 0,3% so với tháng 7. Tính đến hết tháng 8, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 2,98 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2009. Các đối tác chính nhập khẩu hàng thuỷ sản trong 8 tháng qua lần lượt là: sang EU đạt 733 triệu USD, tăng 4,5%; sang Nhật Bản đạt 549 triệu USD, tăng 18,8%; sang Hoa Kỳ đạt 532 triệu USD, tăng 19,5%; sang Hàn Quốc đạt 213 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
  11.  Dầu thô: lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là 572 nghìn tấn, tăng 15,1%, kim ngạch xuất khẩu đạt 341 triệu USD, tăng 20,3% so với tháng 7/2010. Tính đến hết tháng 8/2010, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt gần 5,5 triệu tấn, giảm 44,3% và kim ngạch đạt 3,3 tỷ USD, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2009. Dầu thô của nước ta trong 8 tháng/2010 chủ yếu được xuất sang Ôxtrâylia với hơn 2 triệu tấn, giảm 21%; sang Singapore: 962 nghìn tấn, giảm 45%; sang Malaysia: 674 nghìn tấn, giảm 50%; sang Hoa Kỳ: 445 nghìn tấn, giảm 34%… 2. Thực trạng trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam a.Về kim ngạch xuất khẩu Căn cứ số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Hải quan, trong tháng 8 vừa qua tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt tới 6,86 tỷ USD, đóng góp 15,11% vào 45,4 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2010. Trong thời gian qua, sự bấp bênh về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất và biến động của tỷ giá hối đoái đã tác động khá mạnh lên các doanh nghiệp xuất khẩu, được xem như là chủ thể kinh tế chịu tác động mạnh nhất trước sự biến động của tỷ giá, lãi suất và các yếu tố khác của thị trường vv…Song, với sự khởi sắc của hoạt động ngoại thương, trải qua 8 tháng đầu năm 2010 về cơ bản chúng ta đã hoàn thành 74,4% kế hoạch xuất khẩu đặt ra trong năm 2010. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục có sự đóng góp và
  12. ảnh hưởng lớn trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam mà thể hiện rất rõ trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu với 3,11 tỷ USD và hiệu quả hoạt động với 81,5% hoàn thành kế hoạch. Với kết quả đó, các doanh nghiệp này đã đem về tới 20,87 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2010, chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, và vượt 41,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu tính riêng cho tháng 8, sự đóng góp lớn nhất vẫn là các mặt hàng thuộc nhóm chủ lực như: dệt may 1,14 tỷ USD, đá quý, kim loại quý và sản phẩm 773,97 triệu USD, hàng thủy sản 487,7 triệu USD, giày dép các loại 467,05 triệu USD, dầu thô 341,37 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 336,74 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ 300,45 triệu USD và máy móc phụ tùng, thiết bị và dụng cụ phụ tùng khác 263,43 triệu USD vv… Như vậy đóng góp chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp kim khí, công nghiệp chế biến và các doanh nghiệp thuộc ngành gia công linh kiện điện tử vv… Đáng chú ý, so với tháng trước hầu như các mặt hàng xuất khẩu đ ều giảm một cách đáng kể dao động trong khoảng từ mức thấp nhất là 1,2% (đối với gỗ và mặt hàng gỗ) đến mức cao nhất là 38,1% (đối với mặt hàng hóa chất), song nằm ngoài quy luật đó, mặt hàng đá quý, kim loại quý và s ản phẩm lại tăng một cách đột biến lên tới 4625% đã đóng góp một phần đáng kể vào việc cải thiện cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên xét trên góc độ hiệu quả về mặt hoạt động, các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm vẫn hoạt động có hiệu quả hơn cả với việc hoàn thành 333% kế hoạch (mặc dù so với cùng kỳ năm trước giảm 11,5%), sau đó là gạo với 99%, hạt tiêu với 70,6%, cà phê với 77,8% và giày dép các loại với 70,4%, dây điện và dây cáp điện với 69,8% vv.. Thống kê từ đầu năm 2010 cho thấy, 10 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam gồm có Hoa Kỳ, Đức, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Malaysia,
  13. Austraylia, Thụy Sĩ, Trung Quốc và Singapore, trong đó Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất. b.Về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là sự hỗ trợ về mặt tài chính để các nhà xuất khẩu nước sở tại đẩy mạnh sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, đồng thời giúp đỡ các nhà nhập khẩu nước ngoài có đủ điều kiện về tài chính để mua hàng hoá của nước đó. Trong xu thế thị trường thương mại thế giới ngày càng mở rộng, nhu cầu về thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu, thị trường đầu tư đã trở thành nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp Việt Nam. Hoạt động của tài trợ của ngân hàng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về tài chính cho nhà xuất khẩu mà còn cho cả nhà nhập khẩu. Tài trợ ngân hàng đã thúc đẩy quá trình hoạt động của kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo nên sự cân bằng trong cán cân thanh toán xuất nhập của nhà nước, trong đó vai trò của ngân hàng lúc này hết sức quan trọng để góp phần thực hiện thắng lợi các chiến lược kinh tế. Thông qua tài trợ ngân hàng giúp doanh nghiệp xuất khẩu cũng như doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện được những thương vụ lớn: có những thương vụ trong thương mại quốc tế đòi hỏi nguồn vốn rất lớn để thanh toán tiền hàng Theo Bộ Thương mại, Nghị định về tín dụng hỗ trợ XK chuẩn bị đ ược Chính phủ ban hành. Theo đó, trong giai đoạn 2006-2010 sẽ có 10 nhóm hàng hoá, dịch vụ được khuyến khích xuất khẩu, nhưng lượng mặt hàng được hỗ trợ tín dụng xuất khẩu sẽ giảm dần qua 3 giai đoạn.Cụ thể, đến hết ngày 31/12/2007, nhóm hàng hoá nông nghiệp và thực phẩm chế biến trong đó có cả rau, quả và hàng thuỷ sản; nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng, bao gồm hàng dệt và sản phẩm may mặc, giày dép, xe đạp 2 bánh và phụ tùng xe đạp sẽ không còn nằm trong Danh mục hàng hoá, dịch vụ khuyến khích xuất khẩu.
  14. Sau ngày 31/12/2008, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ; hàng điện tử và máy vi tính; dây và cáp điện các loại cũng sẽ không được hỗ trợ tín dụng xuất khẩu. Hết ngày 31/12/2010, sẽ chấm dứt hỗ trợ xuất khẩu tất cả những mặt hàng còn lại như tàu biển; dịch vụ phần mềm, công nghệ thông tin; dịch vụ nhà thầu xây dựng; dịch vụ tư vấn thiết kế, giám sát và nhóm các mặt hàng cơ khí... Thông tin từ Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) cho biết, trong 3 năm qua, tín dụng đầu tư nhà nước qua Ngân hàng phát triển đã có mức tăng bình quân 78%/năm. Đến thời điểm này, VDB đang quản lý cho vay trên 3.260 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 430.000 tỷ đồng; trong đó vốn do VDB cho vay khoảng 160.000 tỷ đồng. Trong lĩnh vực hỗ trợ XK, hiện VDB có khoảng 390 DN là những khách hàng truyền thống và kim ngạc XK hàng đầu trong cả nước, tập trung vào những mặt hàng XK chủ lực như gạo, thủy sản, tàu biển, cà phê… Tổng số giải ngân là 76.000 tỷ đồng, riêng năm 2009 VDB đã giải ngân 31.000 tỷ đồng. Tổng giám đốc VDB cho biết: doanh số cho vay năm 2009 dự kiến đạt 33.000 tỷ đồng, tương đương với kim ngạch XK 55.000 tỷ đồng. Vốn tín dụng XK cho VDB cho vay thường xuyên chiếm 35-60% kim ngạch XK mặt hàng thủy sản, 35-55% mặt hàng tàu biển, 15-25% mặt hàng cà phê… Hiện có trên 60% DN XK thủy sản hàng đầu của Việt Nam có quan hệ tín dụng với VDB. IV. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trợ cấp xuất khẩu ở Việt Nam 1. Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại tầm quốc gia để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia thị trường nước ngoài góp phần khai thác tới mức cao nhất lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế, các doanh nghiệp và các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. 2. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và tạo môi trường tâm lý
  15. xã hội thuận lợi hỗ trợ các DNVVN Việt nam tham gia xuất khẩu. 3. Để tạo một khung pháp lý hoàn chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kỳ, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng. 4. Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu. 5. Về việc bị đánh thuế chống trợ cấp xuất khẩu: nếu bị đánh thuế chống trợ cấp trực tiếp, ta có thể khắcphục tình trạnh trên bằng cách trợ cấp gián tiếp như: tài trợ cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài, cấp kinh phí cho các kháo đào tạo nhân lực 6. Chính sách khuyến khích sản xuất Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sản xuất những mặt hàng mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bằng việc hỗ trợ về cong nghệ, kỹ thuật 7. Chính sách tài chính, tín dụng khuyến khích sản xuất và xuất khẩu Cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi, thủ tục dải ngân nhanh chóng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vố dễ dàng. 8. Chính sách khuyến khích xuất khẩu Thưởng kim ngạch xuát khẩu, giảm chi phí về thủ tục khi xuất khẩu 666.triển vọng trợ cấp xuất khẩu Việt Nam Một vấn đề quan trọng trong vòng đàm phán Doha là nỗ lực kêu gọi giảm những trợ cấp có thể làm méo mó hoạt động thương mại, khuyến khích sử dụng hình thức hỗ trợ khác có lợi cho phát triển và bảo vệ môi trường chung. Hiện nay, rất nhiều thành viên của WTO duy trì các chương
  16. trình trợ cấp sâu rộng từ trung ương đến địa phương. Một số hình thức trợ cấp có thể mang lại lợi ích cho xã hội và hạn chế tác động của những nhân tố bên ngoài, song nhiều trợ cấp có thể gây thiệt hại lớn đến sự phát triển chung.Vì vậy theo tiến trình chung khi gia nhập WTO là phải xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với tất cả các mặt hàng. V. Kết luận:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị Doanh Nghiệp 628 tài liệu 881 lượt tải
  • Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Việt Nam

    pdf 102 p | 364 | 118

  • Chuyên chờ hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không

    pdf 8 p | 164 | 28

  • Câu hỏi trắc nghệm kinh tế quốc tế

    doc 10 p | 107 | 15

  • Bài giảng Marketing quốc tế: Marketing xuất khẩu và Logistics - ThS. Nguyễn Văn Thoan

    ppt 10 p | 79 | 12

  • cẩm nang xuất nhập khẩu hàng hóa việt nam - châu phi: phần 2

    pdf 179 p | 73 | 9

  • Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu - Chương 2: Các phương tiện thanh toán quốc tế (International instrument of payment)

    pdf 54 p | 33 | 8

  • Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu - Chương 5: Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

    pdf 30 p | 31 | 6

  • Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu - Chương 3: Các điều kiện thanh toán quốc tế

    pdf 27 p | 31 | 6

  • Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu - Chương 6: Bảo lãnh xuất nhập khẩu

    pdf 15 p | 27 | 5

  • Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu - Chương 4: Các phương thức thanh toán quốc tế

    pdf 30 p | 21 | 5

  • Bài giảng Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu - Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu

    pdf 24 p | 25 | 5

  • Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thương mại quốc tế: Kinh nghiệm của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam

    pdf 11 p | 59 | 5

  • Chiến lược xuất khẩu game của Trung Quốc và tác động đối với Việt Nam

    pdf 15 p | 57 | 5

  • Một số vấn đề về chính sách và pháp luật Việt Nam và hiệp định nông nghiệp Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO)

    pdf 6 p | 90 | 5

  • Năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam: Vai trò của hoạt động xuất khẩu, thị trường xuất khẩu

    pdf 10 p | 71 | 4

  • Áp dụng ma trận phân tích tầm quan trọng - hiệu quả (IPMA) trong xây dựng mô hình thu hút đầu tư cho Thành phố Hồ Chí Minh

    pdf 16 p | 8 | 3

  • Giải pháp xanh hoá xuất khẩu thép Việt Nam: Thích ứng trước tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh Châu Âu

    pdf 9 p | 2 | 2

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Ví Dụ Về Trợ Cấp Xuất Khẩu