Phương Sai Và độ Lệch Chuẩn Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tính Và Bài Tập

Số lượt đọc bài viết: 145.999

Phương sai và độ lệch chuẩn là những kiến thức toán học đại số khá quan trọng và thú vị, được ứng dụng nhiều trong công việc thống kê các con số. Vậy Phương sai và độ lệch chuẩn là gì? Tính toán phương sai và độ lệch chuẩn như thế nào? Hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu và tổng hợp kiến thức nhé!

MỤC LỤC

  • Phương sai là gì? Cách tính phương sai
    • Phương sai là gì?
    • Cách tính phương sai
  • Độ lệch chuẩn là gì? Các bước tính độ lệch chuẩn
    • Độ lệch chuẩn hay độ lệch tiêu chuẩn (Standard Deviation)
    • Công thức tính phương sai và độ lệch chuẩn
    • Công thức tính phương sai
  • Tính phương sai và độ lệch chuẩn bằng máy tính
  • Ứng dụng của phương sai và độ lệch chuẩn

Phương sai là gì? Cách tính phương sai

Phương sai là gì?

Phương sai của một bảng số liệu là số đặc trưng cho độ phân tán của các số liệu trong tập dữ liệu so với giá trị trung bình. Bộ số liệu có giá trị phương sai nhỏ là bộ số liệu có các giá trị gần với giá trị trung bình.

Cách tính phương sai

Phương sai của bảng thống kê dấu hiệu x, kí hiệu là \(s_{{x}^{2}}\). Công thức tính phương sai như sau:

  • Đối với bảng phân bố rời rạc

\(n_{1}+n_{2}+…+n_{n}=n\)

\(S_{x}^{2}=\frac{1}{n}[n_{1}(x_{1}-\bar{x})^{2}+n_{2}((x_{2}-\bar{x})^{2}+…+n_{k}((x_{k}-\bar{x})^{2}]\)

 =\(\frac{1}{n}(n_{1}x_{1}^{2}+n_{2}x_{2}^{2}+…+n_{k}x_{1}^{2})-(\bar{x})^{2}\)

Với \(\bar{x}\) là số trung bình của bảng số liệu.

      n là số các số liệu thống kê

  • Đối với phân bố tần số ghép lớp

\(S_{x}^{2}=\frac{1}{n}[n_{1}(C_{1}-\bar{x})^{2}+n_{2}((C_{2}-\bar{x})^{2}+…+n_{k}((C_{k}-\bar{x})^{2}]\)

Với \(C_{i}(i=1,2,…,k)\) là giá trị trung tâm của lớp thứ i

      \(\bar{x}\) là số trung bình của bảng số liệu.

Nhận xét:

Có thể viết gọn các công thức về phương sai nhờ ký hiệu \(\sum\) như dưới đây:

\(S_{x}^{2}=\frac{1}{n}\sum_{i=1}^{k}n_{i}(x_{i}-\bar{x})^{2}=\sum_{i=1}^{n}f_{i}(x_{i}-\bar{x})^{2}=\frac{1}{n}\sum_{i=1}^{k}n_{i}x_{i}^{2}-(\bar{x})^{2}=\sum_{i=1}^{k}f_{i}x_{i}^{2}-(\bar{x})^{2}\)

Độ lệch chuẩn là gì? Các bước tính độ lệch chuẩn

Độ lệch chuẩn hay độ lệch tiêu chuẩn (Standard Deviation)

Là giá trị chênh lệch trong tập dữ liệu so với giá trị trung bình đã tính ra .

Căn bậc hai của phương sai một bảng số liệu được gọi là độ lệch chuẩn của bảng số liệu đó.

Độ lệch chuẩn của dấu hiệu x, ký hiệu: \(S_{x}\)

  • Nếu độ lệch chuẩn bằng 0, suy ra phương sai bằng 0, suy ra các giá trị quan sát cũng chính là giá trị trung bình. Nói cách khác là không có sự biến thiên.
  • Nếu độ lệch chuẩn càng lớn, suy ra  sự biến thiên xung quanh giá trị trung bình càng lớn.

Phương sai cùng độ lệch chuẩn đều dùng để đánh giá mức độ phân tán của các số liệu thống kê (so với giá trị trung bình). Nhưng khi cần chú ý đến đơn vị đo, ta dùng độ lệch chuẩn vì độ lệch chuẩn cùng đơn vị đo với dấu hiệu được nghiên cứu.

tìm hiểu phương sai và độ lệch chuẩn là gì

Công thức tính phương sai và độ lệch chuẩn

Công thức tính:

\(S_{x}=\sqrt{S_{x}^{2}}\)

Để tính độ lệch chuẩn ta cần xác định giá trị sau:

– Giá trị trung bình

– Phương sai của tập số liệu.

Suy ra

Các bước tính độ lệch chuẩn:

Bước 1: Tính giá trị trung bình của bộ số liệu:

Giá trị trung bình bằng trung bình cộng các giá trị của tất cả bộ số liệu hay chính bằng tổng các giá trị trong bộ số liệu chia cho tổng số các giá trị có trong bộ số liệu.

Bước 2: Tính phương sai của bộ số liệu:

Phương sai là giá trị đặc trưng cho độ phân tán (biến thiên) của các số liệu trong bộ số  liệu so với giá trị trung bình của bộ số liệu.

Công thức tính phương sai

\(S^{2}=\frac{\sum_{i}^{n}(X_{i}-\bar{X})^{2}}{n-1}\)

Trong đó:

n là số phần tử của tập số liệu

\(\bar{X}\) là giá trị trung bình của bộ số liệu

\(x_{i}\) là các giá trị của bộ số liệu.

Bước 3: Tính độ lệch chuẩn

Sử dụng công thức Độ lệch chuẩn bằng căn bậc hai của giá trị phương sai để tính được ở bước 2

Tính phương sai và độ lệch chuẩn bằng máy tính

Để giải quyết các bài toán về phương sai cũng như độ lệch chuẩn một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, ta có thể sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ tính toán:

tính phương sai và độ lệch chuẩn bằng máy tính

Ứng dụng của phương sai và độ lệch chuẩn

Độ lệch chuẩn có ứng dụng khá hay đó là giúp chuẩn hóa giá trị của hai dãy số khác nhau về cùng một miền dữ liệu.

Ngoài ra, phương sai cùng độ lệch chuẩn còn được áp dụng nhiều trong giải quyết các công việc thực tế như: phương sai cùng độ lệch chuẩn trong xác suất thống kê, phương sai hay độ lệch chuẩn trong thống kê, phương sai cùng độ lệch chuẩn trong tài chính…

Trên đây là tổng hợp kiến thức về chuyên đề phương sai với độ lệch chuẩn, hy vọng hữu ích với bạn trong quá trình tìm tòi và học tập của bản thân. Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp gì cho bài viết phương sai và độ lệch chuẩn, mời bạn để lại ở nhận xét bên dưới. Chúc bạn luôn học tập tốt!

Xem chi tiết qua bài giảng dưới đây nhé:

(Nguồn: www.youtube.com)

Xem thêm:

  • Mệnh đề là gì? Các loại mệnh đề quan trọng cần ghi nhớ
  • Các phép toán trên tập hợp: Lý thuyết, Ví dụ và Bài tập
  • Hàm số bậc nhất là gì? Công thức, Ví dụ và Bài tập hàm số bậc nhất
  • Số gần đúng và sai số lớp 10 – Lý thuyết và Các dạng bài tập cơ bản
  • Đồ thị của hàm số y=ax+b và tổng hợp các dạng đồ thị hàm số liên quan
2.3/5 - (3 bình chọn) Please follow and like us:errorfb-share-icon Tweet fb-share-icon

Từ khóa » Khái Niệm độ Lệch Chuẩn