Phương Thức Vận Chuyển: Đặc điểm & Các đơn Vị Dịch Vụ Tốt Nhất
Có thể bạn quan tâm
Vận chuyển hàng hóa hay còn được gọi là giao nhận hàng hóa từ người gửi tới người nhận. Đây cũng được xem là một dịch vụ với các hình thức và phương tiện vận chuyển khác nhau. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các phương thức vận chuyển hiện nay ngày càng đa dạng và phong phú về loại hình và cách thức. Các công ty có nhu cầu vận chuyển hàng hoá có thể tuỳ ý sử dụng đa dạng nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Mỗi loại hình vận chuyển đều có những ưu điểm và hạn chế riêng mà chúng ta nên biết để có cho mình sự lựa chọn đúng đắn.
Các phương thức vận chuyển phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là đường sắt, đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không.
Mục lục
- Các phương thức vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam hiện nay
- Phương thức vận chuyển đường sắt
- Phương thức vận chuyển đường bộ
- Phương thức vận chuyển đường thủy
- Phương thức vận chuyển đường hàng không
- Ưu nhược điểm của các phương thức vận chuyển
- Đường sắt
- Đường thuỷ
- Đường bộ
- Đường hàng không
- Các đơn vị vận chuyển tốt nhất tại Việt Nam hiện nay
- Công ty cổ phần giao nhận hàng hóa NASCO
- ViettelPost
- Giao hàng nhanh
- Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK)
- Việt Nam Spot (VNpost / EMS)
- Sship
- Kerry Express
- GrabExpress
- Vận chuyển trong thương mại điện tử và cách tối ưu
Các phương thức vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam hiện nay
Phương thức vận chuyển đường sắt
Vận chuyển đường sắt ra đời trong khoảng thế kỷ 18, được thiết kế chạy bằng các đầu máy và các toa xe trên các đường ray đã lắp đặt cố định tuyến đường từ trước.
Vận tải đường sắt là một phương thức vận chuyển phổ biến được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.
Đường sắt thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn, số lượng nhiều, và khoảng cách vận chuyển về địa lý khá dài. Các mặt hàng thường xuyên được vận chuyển bằng đường sắt có thể kể đến như: than, gỗ, hóa chất, hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm với số lượng thường là cả toa trở lên.
Phương thức vận chuyển đường bộ
Vận chuyển đường bộ có thể được xem là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay với hàng hóa được chuyên chở bằng các loại xe khác nhau.
Vận chuyển bằng ô tô theo đường bộ có lịch sử ra đời sớm nhất. Nhưng vận chuyển đường bộ bằng ô tô có nhược điểm là chỉ có thể vận chuyển hàng hòa có số lượng khiêm tốn và có khoảng cách ngắn khoảng 500 km. Do thời gian vận chuyển không nhanh nên đối với hàng thực phẩm tươi sống sẽ dễ bị hỏng.
Vận chuyển hàng hóa đường bộ bằng ô tô chủ yếu chỉ chuyên chở hàng hóa khu vực nội địa, còn đối với hàng hóa quốc tế vận tải ô tô thường rất hạn chế.
Đối với những đơn hàng lớn, số lượng và khối lượng nhiều, hàng hóa sẽ thường được vận chuyển bằng container. Đây là phương thức để vận chuyển hàng hóa từ kho của người bán hàng ra sân bay hay cầu cảng từ đó đưa ra nước ngoài bằng máy bay hay tàu thuỷ. Hàng hóa vận chuyển bằng container thường được niêm phong bằng kẹp chì để đảm bảo không xảy ra trường hợp mất cắp hay hao hụt bởi kẻ xấu và người gian lận nhằm chuộc lợi cá nhân mà rút bớt hàng hóa trên container.
Phương thức vận chuyển đường thủy
Vận chuyển đường thủy gồm có 2 loại chính là vận tải đường thủy nội địa và vận tải đường biển.
Vận tải đường biển hay còn gọi là vận tải trên biển, chuyên chở hàng hóa và khách hàng giữa các quốc gia theo đường biển.
Vận tải đường biển ra đời khá sớm từ thế kỷ thứ V trước công nguyên. Cho đến nay ngành vận tải đường biển vẫn phát triển và đây được nhận định là một trong những ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.
Vận tải bằng đường biển là một phương thức phổ biến, an toàn và được sử dụng nhiều nhất đối với hàng hoá. Lý do chính là vì chi phí rẻ, có thể chuyên chở được số lượng lớn hàng hoá cồng kềnh như ô tô, nguyên vật liệu xây dựng,… và các hàng hoá có chứa xăng, dầu… vốn không được phép vận chuyển bằng máy bay. Do lịch sử phát triển lâu đời, nên các quy định về vận tải đường biển được xây dựng khá hoàn chỉnh. Vận tải đường biển sử dụng nguồn luật INCOTERMS được quy định rất chặt chẽ và phân chia rõ ràng trách nhiệm cho cả người mua, người bán lẫn người giao hàng. Tuy nhiên, cũng có nhiều vụ tranh chấp đối với các thương vụ vận tải bằng đường biển nhưng khá hi hữu và để yên tâm hơn, chúng ta hoàn toàn có thể mua bảo hiểm đường biển.
Tuy nhiên vận tải đường biển có thời gian vận chuyển khá lâu nên chỉ thích hợp để chuyển những hàng hóa bền, hạn sử dụng lâu, hàng cồng kềnh hay những mặt hàng có giá trị thấp như các vật liệu xây dựng, gạo, than, cao su… mà không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng.
Phương thức vận chuyển đường hàng không
So với các phương thức vận chuyển khác, vận tải đường hàng không là một ngành vận tải khá mới, chỉ xuất hiện ở đầu thế kỷ 20. Vận tải hàng không sử dụng các loại máy bay chuyên dụng để chở hành khách và hàng hóa.
Hàng không trước kia chỉ chuyên chở hàng khách nhưng ngày nay vận tải hàng không đã được sử dụng rộng rãi vào việc chuyên chở hàng hóa nội địa và quốc tế.
Vận chuyển đường hàng không thích hợp cho việc chuyên chở các hàng hóa có giá trị cao, đòi hỏi thời gian vận chuyển nhanh. Không sử dụng cho các hàng hóa có trọng lượng lớn và cồng kềnh cũng như hàng hóa có giá trị thấp.
Ưu nhược điểm của các phương thức vận chuyển
Các phương thức vận chuyển hiện nay đều có điểm mạnh và yếu nhất định, hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu những ưu nhược điểm của từng phương pháp nhé!
Đường sắt
Đường sắt được đánh giá là loại hình vận chuyển có chi phí cố định cao (tàu, nhà ga, bến bãi) và chi phí biến đổi thấp. Thích hợp với các loại hàng hóa có trọng lượng lớn, số lượng vận chuyển nhiều, và quãng đường vận chuyển dài. Ví dụ các nguyên vật liệu như gỗ, than, hoá chất và hàng tiêu dùng giá trị thấp như giấy, gạo, thực phẩm và với khối lượng lên đến cả một toa hàng sẽ ưu tiên vận chuyển bằng đường sắt.
Mặt hạn chế của vận tải đường sắt chính là sự kém linh hoạt. Tàu hoả chỉ có thể cung cấp dịch vụ từ ga này tới ga kia (terminal-to-terminal), chứ không thể vận chuyển đến một địa điểm bất kì (point-to-point) theo yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tàu hỏa thường đi và đến theo lịch trình cố định, tần suất khai thác các chuyến không cao, tốc độ chậm, thời gian giao hàng lâu, không thích hợp với những hàng hóa có giá trị cao hay đòi hỏi thời gian vận chuyển nhanh. Chính vì những đặc trưng đó, nên mặc dù có giá cước khá thấp, vận tải đường sắt vẫn ít được sử dụng trong logistics như một phương thức vận tải độc lập, mà thường được phối hợp với các phương tiện khác.
Tại Việt Nam hiện nay, thị phần vận chuyển hàng bằng đường sắt tương đối thấp. Nguyên nhân chính là do hạn chế về cơ sở hạ tầng, ít tuyến đường, ít nhà ga đón trả hàng và chất lượng dịch vụ bao gồm cả phần vận chuyển cơ bản cũng như dịch vụ hỗ trợ tại các nhà ga còn rất kém.
Đường thuỷ
Đường thuỷ có chi phí cố định trung bình (tàu thuỷ và thiết bị trên tàu) và chi phí biến đổi thấp do có khả năng vận chuyển được khối lượng hàng lớn nên có thể đạt được lợi thế nhờ quy mô, do đó đây là phương thức vận chuyển có tổng chi phí thấp nhất (1/6 so với vận tải hàng không, 1/3 so với đường sắt, 1/2 so với đường bộ). Vận tải đường thủy thích hợp với những hàng hóa cồng kềnh, hạn sử dụng dài, khó hỏng hóc, giá trị thấp (vật liệu xây dựng, than đá, cao su) và hàng đổ rời (cà phê, gạo), trên các tuyến đường trung bình và dài.
Tuy nhiên, mặt hạn chế của vận tải đường thủy là tốc độ chậm, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và các tuyến đường vận chuyển có hạn (phụ thuộc phần lớn vào mạng lưới sông ngòi và bến bãi). Cũng giống như đường sắt, tính linh hoạt của vận chuyển đường thuỷ không được đánh giá cao, mức độ tiếp cận thấp.
Đối với thương mại quốc tế, vận tải đường thủy lại là phương thức thống trị, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của các loại tàu biển lớn, hiện đại với khả năng chinh phục thiên nhiên ở mức độ nhất định. Hiện nay có khoảng hơn 50% giá trị tính bằng tiền và 90% khối lượng hàng giao dịch trên toàn cầu là sử dụng đường thuỷ.
Vận chuyển đường thuỷ là hình thức vận chuyển đặc biệt quan trọng đối khu vực Bắc Âu và Trung Âu, bởi nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, kết hợp với hệ thống hải cảng hiện đại, hoàn hảo do con người tạo dựng, tàu bè dễ dàng tiếp cận với trung tâm dân cư lớn. Điển hình có thể kể đến như cảng Rotterdam (Hà Lan), một trong những cảng biển nhộn nhịp nhất trên thế giới.
Cùng với quá trình toàn cầu hoá, dịch vụ vận tải đường thuỷ được đánh giá sẽ ngày càng phát triển và phổ biến. Tuy nhiên, chi phí vận tải đường biển hiện nay tại Việt Nam vẫn nằm trong số 5 nước cao nhất, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với hàng hóa của các quốc gia khác.
Đường bộ
Dịch vụ vận tải đường bộ là loại hình với chi phí cố định thấp (ô tô) và chi phí biến đổi trung bình (nhiên liệu, lao động, và bảo dưỡng phương tiện). Ưu điểm nổi bật của đường bộ có thể kể đến như có tính cơ động và tính tiện lợi cao, dễ dàng đến được mọi nơi, mọi chỗ, với lịch trình vận chuyển vô cùng linh hoạt.
Bởi vậy đây là phương thức vận chuyển nội địa phổ biến hàng đầu, cung cấp dịch vụ nhanh chóng, đáng tin cậy, an toàn và thích hợp với những lô hàng vừa và nhỏ, giá trị cao với cự li vận chuyển trung bình và ngắn.
Theo thống kê, lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ tăng đều qua mỗi năm, với rất nhiều loại hình dịch vụ đa dạng và đổi mới bởi số lượng nhà cung cấp đông đảo. Phương thức vận chuyển này thực sự là một phần quan trọng của mạng lưới logistics của nhiều doanh nghiệp vì khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đường hàng không
Đường hàng không là loại hình vận tải có chi phí cố định cao (máy bay, và hệ thống điều hành) và chi phí biến đổi cao (nhiên liệu, lao động, sửa chữa, bảo hành). Có tốc độ nhanh nhất, an toàn hàng hoá bậc nhất, nhưng vì chi phí rất cao, nên vận chuyển hàng không thường chỉ thích hợp với những mặt hàng dễ hỏng hóc, hạn sử dụng ngắn, gọn nhẹ, có giá trị lớn, nhất là khi có yêu cầu vận chuyển gấp.
Dịch vụ vận tải hàng không tương đối linh hoạt, có tính cơ động cao, có thể đáp ứng nhanh chóng yêu cầu chuyên chở hàng hoá về mặt thời gian giao hàng, khối lượng chuyên chở và số lượt bay trên một tuyến đường. Sức hấp dẫn của dịch vụ vận tải hàng không nằm ở tốc độ vượt trội của nó so với các phương tiện khác trong suốt hành trình, đặc biệt đối với khoảng cách địa lý xa. Trong thương mại quốc tế, hàng không vận chuyển khoảng 20% giá trị hàng hoá toàn cầu.
Bên cạnh giá cước vận tải cao, vận tải hàng không còn bị hạn chế bởi thủ tục kiểm tra hàng hoá khắt khe và chứng từ khá phức tạp, mất nhiều thời gian, mức độ tiếp cận thấp, chỉ dừng ở các sân bay. Hơn nữa, khối lượng vận chuyển bị hạn chế khá nhiều bởi dung tích khoang chứa hàng và sức nặng của máy bay.
Các đơn vị vận chuyển tốt nhất tại Việt Nam hiện nay
Công ty cổ phần giao nhận hàng hóa NASCO
NASCO với lợi thế được đầu tư và hậu thuẫn từ hãng hàng không Việt Nam VN Airlines nên dịch vụ nổi bật nhất của đơn vị vận chuyển này là vận tải bằng đường hàng không, nếu bạn muốn chuyển 1 món đồ từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh trong ngày thì đây là đơn vị vận chuyển duy nhất có thể đáp ứng. Ngoài ra nếu muốn gửi hàng ra nước ngoài thì NASCO cũng là một trong các đơn vị vận chuyển tốt nhất.
Ưu điểm:
- Gửi hàng hỏa tốc bằng đường hàng không.
- Nhận hàng trong ngày.
- Khả năng bảo quản hàng hóa tốt, vận chuyển cả trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ đa dạng các loại hàng hóa và quản lý, phân loại theo ký hiệu.
Nhược điểm:
- Cước phí có phần cao hơn các đơn vị vận chuyển hàng hóa khác.
ViettelPost
Đây là đơn vị vận chuyển hàng hóa của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), được thành lập năm 1997 với mạng lưới trải rộng khắp cả nước. Viettel hiện nay còn sở hữu một công ty thành viên tại Campuchia, trở thành doanh nghiệp bưu chính Việt Nam đầu tiên mạnh dạn đầu tư ra thị trường nước ngoài.
Bảng cước phí của Viettel Post đối với điểm đến là huyện xã, cước COD Viettel là 1.3% tiền thu hộ, tối thiểu 20.000VNĐ/1 bưu phẩm. Đối với điểm đến là trung tâm tỉnh, thành phố, cước COD là 0.8% tiền thu hộ, tối thiểu 15.000 VNĐ/1 bưu phẩm.
Ưu điểm:
- Khả năng bảo quản hàng hóa tốt, nhân viên chuyển hàng được đào tạo và có trách nhiệm cao.
- Mạng lưới giao hàng toàn quốc.
- Cung cấp dịch vụ đến lấy hàng tận nơi, không cần phải mang hàng ra bưu cục Viettel post.
- Miễn phí hoàn trả bưu phẩm về đối với đơn hàng nội thành, miễn phí thu hộ đối với các đơn hàng nội tỉnh.
Nhược điểm:
- Giá cước vận chuyển có phần cao hơn so với các đơn vị vận chuyển hàng hóa khác.
- Thời gian giao hàng khá chậm.
- Chỉ tiêu thu gom và giao hàng chỉ đạt 80% so với cam kết.
- Không hỗ trợ thay đổi COD đối với các đơn hàng đang được vận chuyển.
Giao hàng nhanh
Đây là đơn vị vận chuyển được thành lập năm 2012, chuyên về dịch vụ giao hàng thu tiền hộ với đội ngũ nhân viên đông đảo.
Giao hàng nhanh cung cấp dịch vụ nổi bật là giao hàng 60 phút: khách hàng sẽ nhận được hàng trong vòng 60 phút kể từ khi nhận được yêu cầu gửi hàng. Tùy theo từng loại gói dịch vụ giá vận chuyển hàng dao động từ 20.000 VNĐ – 85.000 VNĐ.
Ưu điểm:
- Thời gian vận chuyển nhanh.
- Hệ thống website ổn định, dịch vụ chăm sóc khách hàng được đánh giá tốt.
- Chế độ bồi thường trong trường hợp hàng hoá hư hỏng trong quá trình vận chuyển, chuyển hoàn tốt.
Nhược điểm:
- Phí COD cao, so với các đơn vị khác thì đây được xem là một trong những nơi tính phí COD cao nhất.
- Quá trình lưu kho và bảo quản hàng hóa trong khi vận chuyển chưa thực sự tốt.
- Thời gian chuyển trả tiền COD cho chủ cửa hàng lâu hơn so với các đơn vị khác.
Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK)
Được thành lập năm 2013, giao hàng tiết kiệm là đơn vị chuyển phát với mục tiêu hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến vừa và nhỏ. Giao hàng tiết kiệm luôn hướng đến tính chuyên nghiệp trong từng dịch vụ, đẩy mạnh tối đa tốc độ giao hàng. Đối với dịch vụ giao hàng nội và ngoại thành Hà Nội và Hồ Chí Minh, giá dịch vụ dao động từ 10.000 VNĐ – 40.000 VNĐ tùy theo trọng lượng hàng hóa.
Ưu điểm:
- Hệ thống website, chăm sóc khách hàng tốt.
- Cước phí hợp lý, có nhiều chế độ ưu đãi.
- Cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hoá.
Nhược điểm:
- Chỉ vận chuyển được trong nội thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
- Thời gian vận chuyển giữa các thành phố tương đối chậm
Việt Nam Spot (VNpost / EMS)
VNpost hay EMS là mạng lưới vận chuyển lớn nhất Việt Nam được thành lập từ năm 2005 tới nay. Đây là dịch vụ chuyển phát nhanh hàng hóa, vật phẩm, thư từ, tài liệu cho khách hàng ở cả trong và ngoài nước, thuộc khuôn khổ Liên Minh Bưu chính Thế giới (UPU) và Hiệp hội EMS.
EMS đã mở rộng chi nhánh rộng khắp cả nước, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa ở cả 63 tỉnh thành, với số lượng nhân viên đông đảo và đa dạng loại hình dịch vụ cho khách hàng lựa chọn. EMS là đơn vị khá thích hợp với ai cần gửi những hàng hóa khối lượng lớn vì chi phí rẻ. EMS hỗ trợ COD với mức phí 1% tối thiểu là 15.000đ.
Ưu điểm:
- Bảo quản hàng hóa khá tốt, nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp.
- Cước phí rẻ hơn so với các đơn vị vận chuyển khác.
- Có trách nhiệm trong công việc, đảm bảo uy tín.
- Đại lý phủ khắp cả nước, có thể dễ dàng đặt dịch vụ vận chuyển.
Nhược điểm:
- Thời gian giao hàng chậm hơn so với các đơn vị vận chuyển khác.
- Người gửi phải mang hàng hóa đến tận bưu điện để đóng gói chứ không có dịch vụ đến tận nơi lấy hàng đi.
- Sau khi vận chuyển hàng 2 lần, nếu gặp trục trặc không giao hàng được, người nhận phải tự đến lấy hàng về.
Sship
Sship là đơn vị vận chuyển hàng hóa sử dụng hệ thống định vị GPS và bản đồ Google Maps trên Website, iPhone, Android bằng công nghệ điện toán đám mây. Sship được thiết kế một cách tối ưu để nhanh chóng kết nối đơn hàng với người vận chuyển phù hợp nhất. Nhờ vậy giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí giao nhận hàng.
Với đơn hàng nội, ngoại thành, cước phí sẽ giao động từ 15.000VND – 50.000VND hoặc cao hơn tuỳ theo khối lượng, loại phương tiện vận chuyển và khoảng cách. Với dịch vụ ship COD, SShip hỗ trợ miễn phí cho đơn hàng dưới 2 triệu đồng, với đơn hàng trên 2 triệu đồng phí sẽ là 1%.
Ưu điểm:
- Dịch vụ trả tiền COD nhanh (thứ 2, 4, 6 hàng tuần).
- Cung cấp các ưu đãi cho trường hợp chuyển hoàn.
- Thời gian vận chuyển nhanh.
- Dịch vụ đa dạng.
Nhược điểm:
- Giá vận chuyển nội thành cao.
- Thao tác sử dụng phức tạp.
Kerry Express
Kerry Express hay Công ty TNHH Kerry Express Việt Nam được thành lập năm 2001 với trụ sở chính được đặt tại TP. HCM. Kerry Express có hệ thống phân phối, vận chuyển hàng hóa trải rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Đồng thời, công ty còn có cơ sở vật chất, hạ tầng vững mạnh và đội ngũ nhân viên đông đảo, dày dạn kinh nghiệm. Tuỳ theo khoảng cách và khối lượng hàng hoá mà cước phí của Kerry Express dao động từ 20.000 VNĐ – 100.000 VNĐ.
Ưu điểm:
- Chất lượng dịch vụ đảm bảo, uy tín.
- Vận chuyển nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Phí COD khá cao.
- Vấn đề bảo quản hàng còn nhiều hạn chế, cần khắc phục.
GrabExpress
GrabExpress là dịch vụ giao hàng của Grab, vận hành trực tiếp trên ứng dụng Grab trên điện thoại di động nên chủ cửa hàng có thể gọi ship nhanh chóng và tiện lợi.
Cước phí phụ thuộc vào quãng đường vận chuyển. Dao động từ 15.000VNĐ – 50.000VNĐ.
Ưu điểm:
- Gọi ship qua đơn vị uy tín.
- Vận chuyển hàng nhanh chóng.
- Số lượng shipper nhiều, không mất thời gian chờ lâu, gần như bấm máy là tìm được shipper ngay.
- Thông tin tài xế rõ ràng, minh bạch, có hóa đơn giao nhận.
- Dễ dàng thể theo dõi trạng thái đơn hàng và hành trình của shipper theo thời gian thực trên bản đồ.
- Có cả dịch vụ ứng tiền trước.
- Đa dạng phương thức thanh toán, thường xuyên có voucher ưu đãi, mã giảm giá.
Nhược điểm:
- Chỉ vận chuyển trong nội thành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- Phí vận chuyển khá cao.
Vận chuyển trong thương mại điện tử và cách tối ưu
Vận chuyển hàng hóa rõ ràng đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong thị trường thương mại điện tử. Với thương mại điện tử, vận chuyển là cầu nối giúp người mua có thể nhận được sản phẩm mà không cần đến điểm bán. Vận chuyển trong thương mại điện tử là khâu trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Quá trình vận chuyển nhanh chóng và đảm bảo chất lượng sản phẩm làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn đối tác vận chuyển một cách kĩ càng và cung cấp cho khách hàng tính năng vận chuyển ngay trong nền tảng thương mại điện tử của mình.
Tuy nhiên, không phải trang web thương mại điện tử nào cũng cung cấp tính năng vận chuyển, đặc biệt là các đối tác vận chuyển nội địa. Vì vậy, doanh nghiệp cần tích hợp vận chuyển ngay trong nền tảng của mình với dịch vụ tích hợp hệ thống. Với việc tích hợp này, doanh nghiệp có thể quản lí đơn hàng, tình trạng giao hàng và nhận hàng chỉ trong một nền tảng duy nhất.
Là đối tác hàng đầu của nền tảng thương mại điện tử Adobe Commerce, Magenest đã thực hiện thành công nhiều dự án tích hợp như dự án Heineken, BOM Sisters,… Hãy liên hệ với chúng tôi để có giải pháp thương mại điện tử tốt nhất!
Xem chi tiếtThu gọnTừ khóa » đơn Vị Vận Chuyển Là Gì
-
Đơn Vị Vận Tải Hàng Hóa Là Gì? - Chuyển Phát Nhanh SOS
-
7 đơn Vị Vận Chuyển Hàng Hóa được Các Chủ Shop Tin Dùng Nhiều ...
-
[Đơn Vị Vận Chuyển] Tổng Hợp Đơn Vị Vận Chuyển Trên Shopee
-
Các Câu Hỏi Thường Gặp Về Vận Chuyển Tại Shopee
-
Top 6 Đơn Vị Vận Chuyển Được Tin Dùng Nhất Việt Nam - GoSELL
-
Vận Đơn Là Gì? Tất Tần Tận Về Vận Đơn Trong Logistics
-
Những Thuật Ngữ Thông Dụng Trong Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng ...
-
Top 8 đơn Vị Vận Chuyển Uy Tín Nhất - Cập Nhật 2022 - BePOS
-
Vận Tải Là Gì? Tổng Hợp Các Thông Tin Mà Bạn Cần Biết Về Vận Tải
-
Cách Tính Chi Phí Vận Chuyển Theo Từng Phương Thức Vận Tải!
-
5 Điều Bạn Cần Biết Về Dịch Vụ Chuyển Hàng Nhanh | Nhất Tín Logistics
-
Các Tiêu Chí Của Một đơn Vị Vận Chuyển Hàng Hóa Uy Tín
-
Phí Vận Chuyển Là Gì ? Quy định Về Cách Tính Chi Phí Vận Chuyển
-
Chuyển Phát Nhanh Là Gì? Đặc điểm Và Hình Thức Vận Chuyển Nhanh