Vận Đơn Là Gì? Tất Tần Tận Về Vận Đơn Trong Logistics
Có thể bạn quan tâm
Vận đơn là gì? Vận tải đơn dùng để làm gì? Trong hoạt động mua bán quốc tế, một trong những chứng từ không thể thiếu, thể hiện mối liên lạc giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, bên bán với bên vận chuyển chính là vận đơn. Hợp đồng mua bán, vận đơn, hoá đơn thương mại,... chính là những chứng từ quan trọng hàng đầu để hoàn tất bộ hồ sơ thông quan cho hàng hoá. Vậy vận đơn là gì? Có bao nhiêu loại vận đơn, vận đơn thể hiện điều gì? Chúng ta sẽ có câu trả lời ngay sau đây!
1. Vận đơn là gì?
Vận đơn trong xuất nhập khẩu được hiểu là đơn vận tải, là chứng từ do đơn vị vận chuyển hoặc thuyền trưởng (đường biển) phát hành sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, máy bay hoặc đã được tiếp nhận và chờ xếp lên tàu, máy bay.
Hiện nay, đang có những loại vận đơn như vận đơn đường biển, vận đơn đường hàng không và giấy gửi hàng đường sắt. Chúng đều có vai trò như nhau, tuỳ vào từng loại hình vận chuyển, vận đơn sẽ được xuất tương ứng.
xem thêm: Vận đơn hàng không là gì?
2. Chức năng và công dụng của vận đơn như thế nào?
Chức năng của vận đơn là gì? Chúng ta cùng điểm qua một vài ý chính nhé!
- Vận đơn được xem là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết, nội dung của hợp đồng là không sửa đổi. Chính vì thế, vận đơn có tính ràng buộc pháp lý giữa chủ hàng và đơn vị vận tải. Đặc biệt quan trọng nhất chính là quan hệ pháp lý giữa người nhận hàng và đơn vị vận chuyển.
- Vận đơn chính là biên lai của người vận tải, xác nhận rằng lô hàng đã được nhận, sẵn sàng xếp lên tàu. Người vận tải tức hãng tàu sẽ chỉ giao hàng cho người nhận khi người nhận xuất trình được vận đơn hợp lệ đã được hãng tàu ký tại cảng xếp hàng.
- Vận đơn chính là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hoá được đề cập trong vận đơn. Như vậy, tính giá trị của vận đơn được xác lập, có thể đươc cầm cố hoặc thực hiện chuyển nhượng, mua bán.
Vận đơn trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá dường như là chứng từ không thể thiếu. Tác dụng chính của vận đơn đó là:
- Làm căn cứ khai hải quan, hoàn tất bộ hồ sơ thông quan cho lô hàng.
- Vận đơn được gửi kèm hoá đơn thương mại của lô hàng, người bán tức là bên xuất khẩu sẽ gửi cho người mua tức là bên nhập khẩu nhằm mục đích thanh toán.
- Vận đơn được dùng làm căn cứ xác định số lượng, chủng loại hàng hoá mua bán. Như vậy, dựa vào các thông tin trên vận đơn, người ta sẽ dễ dàng thống kê và theo dõi lô hàng.
3. Nội dung chính của một tờ vận đơn
Đối với vận đơn trong xuất nhập khẩu, những nội dung sau đây là không thể thiếu:
- Tên và địa chỉ cụ thể của đơn vị vận tải kèm những chỉ dẫn khác theo yêu cầu.
- Thông tin về cảng xếp hàng.
- Thông tin về cảng dỡ hàng.
- Tên và địa chỉ cụ thể, chính xác của người gửi hàng.
- Tên và địa chỉ cụ thể, chính xác của người nhận hàng.
- Tên hàng, kỹ mã hiệu của hàng, số lượng, cách thức đóng hói hàng hoá, trọng lượng hoặc thể tích của hàng.
- Mức cước phí và phụ phí đi kem để thanh toán cho đơn vị vận tải. Điều kiện và phương thức thanh toán là gì.
- Thời gian và địa điểm mà hãng tàu cấp vận đơn.
- Số bản gốc của vận đơn.
- Chữ ký xác nhận của thuyền trưởng hoặc người đại diện thuyền trưởng.
Xem thêm: Proforma Invoice là gì?
4. Các loại vận đơn hiện nay
Vận đơn có khá nhiều loại, trong hoạt động giao thương quốc tế, dựa vào nhiều yếu tố và khía cạnh khác nhau, người ta sẽ sử dụng các loại vận đơn khác nhau. Để phân biệt chúng, các loại vận đơn sẽ có những tên gọi riêng.
4.1 Phân loại vận đơn dựa vào quan hệ trong việc trả hàng
- Vận đơn chủ (Master Bill of Lading)
Loại vận đơn này thể hiện thông tin lô hàng được vận chuyển giữa các địa lý vận tải. Master Bill of Lading được phát hành bởi hãng vận chuyển có ohuowng tiện như hãng tàu biển, hãng hàng không.
- Vận đơn thứ (House Bill of Lading)
Vận đơn thứ sẽ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa bên bán và bên mua. Người phát hành vận đơn thứ thường là đơn vị Forwarder, là những công ty vạn tải không có phương tiện.
4.2 Phân loại vận đơn dựa vào khả năng lưu thông
- Vận đơn theo lệnh
Đây là loại vận đơn mà tại mục Consignee không ghi rõ người nhận hàng mà sẽ ghi theo lệnh của một đơn vị nào đó được bên giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng.
- Vận đơn đích danh
Đây là loại vận đơn mà thông tin người gửi hàng và nhận hàng trên thực tế được nêu rõ. Chỉ có người nhận hàng được đề cập đích danh trên vận đơn mới có quyền nhận hàng. Loại vận đơn này không thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu.
- Vận đơn vô danh
Bạn có thể để ý rằng ở ô Người nhận hàng trên vận đơn được bỏ trống. Bất cứ ai xuất trình được vận đơn cho đơn vị vận chuyển thì đều có quyền nhận hàng.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về vận đơn trong xuất nhập khẩu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Trường Phát Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!
SĐT: 0981 636 575 / 0908 702 303
Website: Truongphatlogistics.com
Từ khóa » đơn Vị Vận Chuyển Là Gì
-
Đơn Vị Vận Tải Hàng Hóa Là Gì? - Chuyển Phát Nhanh SOS
-
7 đơn Vị Vận Chuyển Hàng Hóa được Các Chủ Shop Tin Dùng Nhiều ...
-
[Đơn Vị Vận Chuyển] Tổng Hợp Đơn Vị Vận Chuyển Trên Shopee
-
Các Câu Hỏi Thường Gặp Về Vận Chuyển Tại Shopee
-
Top 6 Đơn Vị Vận Chuyển Được Tin Dùng Nhất Việt Nam - GoSELL
-
Những Thuật Ngữ Thông Dụng Trong Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng ...
-
Top 8 đơn Vị Vận Chuyển Uy Tín Nhất - Cập Nhật 2022 - BePOS
-
Phương Thức Vận Chuyển: Đặc điểm & Các đơn Vị Dịch Vụ Tốt Nhất
-
Vận Tải Là Gì? Tổng Hợp Các Thông Tin Mà Bạn Cần Biết Về Vận Tải
-
Cách Tính Chi Phí Vận Chuyển Theo Từng Phương Thức Vận Tải!
-
5 Điều Bạn Cần Biết Về Dịch Vụ Chuyển Hàng Nhanh | Nhất Tín Logistics
-
Các Tiêu Chí Của Một đơn Vị Vận Chuyển Hàng Hóa Uy Tín
-
Phí Vận Chuyển Là Gì ? Quy định Về Cách Tính Chi Phí Vận Chuyển
-
Chuyển Phát Nhanh Là Gì? Đặc điểm Và Hình Thức Vận Chuyển Nhanh