Phương Trình đưa được Về Dạng Ax + B = 0
Có thể bạn quan tâm
Chuyên đề: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
- A. Lý thuyết Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
- B. Trắc nghiệm & Tự luận Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
Chuyên đề Toán học lớp 8: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 tổng hợp lý thuyết cơ bản Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0, bên cạnh đó là các ví dụ minh họa kèm theo bài tập có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó nâng cao kỹ năng giải Toán 8 và học tốt môn Toán hơn. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em cùng tham khảo nhé.
Để ôn tập hiệu quả dạng bài tập này, mời các bạn tham khảo thêm:
Bài tập Toán lớp 8: Phương trình đưa được về dạng ax+b=0
A. Lý thuyết Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
1. Cách giải
Để giải các phương trình đưa được về ax + b = 0 ta thường biến đổi phương trình như sau:
Bước 1: Quy đồng mẫu hai vế và khử mẫu (nếu có)
Bước 2: Thực hiện phép tính để bỏ dấu ngoặc và chuyển vế các hạng tử để đưa phương trình về dạng ax = c.
Bước 3: Tìm x
Chú ý: Quá trình biến đổi phương trình về dạng ax = c có thể dẫn đến trường hợp đặc biệt là hệ số của ẩn bằng 0 nếu:
0x = c thì phương trình vô nghiệm
0x = 0 thì phương trình nghiệm đúng với mọi x hay vô số nghiệm S = R.
Ví dụ 1: Giải phương trình 2x - (3 - 2x) = 3x + 1
Hướng dẫn:
Ta có 2x - (3 - 2x) = 3x + 1 ⇔ 2x - 3 + 2x = 3x + 1
⇔ 4x - 3x = 1 + 3 ⇔ x = 4.
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = {4}.
Ví dụ 2: Giải phương trình
Hướng dẫn:
⇔ 2x - 1 = x - 2 ⇔ x = - 1.
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = { - 1 }.
Ví dụ 3: Giải phương trình
Hướng dẫn:
⇔ ( x - 2 )17/60 = 0 ⇔ x - 2 = 0 ⇔ x = 2.
Vậy phương trình có tập nghiệm là S = { 2 }.
Ví dụ 4: Giải phương trình x + 1 = x - 1.
Hướng dẫn:
Ta có x + 1 = x - 1 ⇔ x - x = - 1 - 1 ⇔ 0x = - 2.
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.
Ví dụ 5: Giải phương trình x - 3 = x - 3.
Hướng dẫn:
Ta có: x - 3 = x - 3 ⇔ x - x = - 3 + 3 ⇔ 0x = 0.
Vậy phương trình đã cho vô số nghiệm.
B. Trắc nghiệm & Tự luận Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
I. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Nghiệm của phương trình 4(x - 1) - (x + 2) = - x là?
A. x = 2. B. x = 3/2. C. x = 1. D. x = - 1.
Ta có: 4(x - 1) - (x + 2) = - x
⇔ 4x - 4 - x - 2 = - x
⇔ 4x - x + x = 2 + 4 ⇔ 4x = 6 ⇔ x = 3/2.
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 3/2.
Chọn đáp án B.
Bài 2: Nghiệm của phương trình là?
A. x = 0. B. x = 1. C. x = 2. D. x = 3.
⇔ 5x + 2 - 6x = 6 - 2x - 4
⇔ 5x - 6x + 2x = 6 - 4 - 2 ⇔ x = 0
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 0.
Chọn đáp án A.
Bài 3: Tập nghiệm của phương trình là?
A. S = {4/3}. B. S = {- 3/4} C. S = {- 7/6}. D. S = {- 6/7}.
⇔ 15x - 3 + 10x + 15 = 2x - 16 - x
⇔ 25x - 2x + x = - 16 - 15 + 3
⇔ 24x = - 28 ⇔ x = - 7/6.
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = { - 7/6 }.
Chọn đáp án C.
Bài 4: Nghiệm của phương trình - 10(2,3 - 3x) = 5(3x + 1) là?
A. x = 1,2 B. x = - 1,2 C. x = - 28/15 D. x = 28/15
Ta có: - 10(2,3 - 3x) = 5(3x + 1)
⇔ - 23 + 30x = 15x + 5
⇔ 30x - 15x = 5 + 23
⇔ 15x = 28 ⇔ x = 28/15.
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 28/15
Chọn đáp án D.
Bài 5: Nghiệm của phương trình\(\frac{3\left(x+1\right)\ +\ 1}{4}-1=\frac{3x+1}{2}+\frac{4x+5}{5}\) là?
A. x = - 30/31. B. x = 30/31. C. x = - 1. D. x = - 31/30.
Hướng dẫn: Ta có:
\(\frac{3\left(x+1\right)\ +\ 1}{4}-1=\frac{3x+1}{2}+\frac{4x+5}{5}\)
\(\Leftrightarrow \frac{15(x+1)+5-20}{20} = \frac{10(3x+1)+4(4x+5)}{20}\)
⇔ 15x + 15 + 5 - 20 = 30x + 10 + 16x + 20
⇔ 31x = - 30 ⇔ x = - 30/31.
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = - 30/31.
Chọn đáp án A.
II. Bài tập tự luận
Bài 1: Giải các phương trình sau:
\(a) 5(x - 3) - 4 = 2(x - 1) + 7\)
Hướng dẫn:
a) Ta có: 5(x - 3) - 4 = 2(x - 1) + 7
⇔ 5x - 15 - 4 = 2x - 2 + 7
⇔ 5x - 2x = 15 + 4 + 2 - 7
⇔ 3x = 14 ⇔ x = 14/3
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 14/3.
⇔ 8x - 3 - 6x + 4 = 4x - 2 + x + 3
⇔ 5x - 2x = 6 - 6 ⇔ x = 0
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 0.
⇔ 4x + 20 + 3x + 36 - 5x + 10 = 2x + 66
⇔ 0x = 0
⇒ Phương trình đã cho vô số nghiệm.
Vậy phương trình đã cho vô số nghiệm.
Bài 2: Giải các phương trình sau
Hướng dẫn:
⇒ x - 2014 = 0 ⇔ x = 2014.
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 2014.
⇒ x - 100 = 0 ⇔ x = 100.
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 100.
......................................
Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng thông qua tài liệu này các em sẽ nắm chắc lý thuyết, áp dụng vào trả lời các câu hỏi cuối bài, từ đó học tốt môn Toán lớp 8. Chúc các em học tốt.
Ngoài lý thuyết môn Toán học 8: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0, mời các bạn tham khảo thêm Chuyên đề Toán học 8, Giải bài tập Toán lớp 8, Giải VBT Toán lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.
Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc | |
Hỏi - Đáp | Truy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập |
Từ khóa » Trình Bày Thuật Toán Giải Bất Phương Trình Ax + B 0
-
Viết Chương Trình Giải Bất Phương Trình Bậc 1 (ax + B > 0)
-
Hãy Viết Thuật Toán Giải Phương Trình Bậc Nhất: Ax + B = 0 Và đề Xuất ...
-
Viết Chương Trình Giải Bất Phương Trình Bậc 1 (ax + B > 0)
-
Bất Phương Trình (ax + B > 0 ) Vô Nghiệm Khi:
-
Câu 3 Trang 51 SGK Tin Học 10
-
Hãy Viết Thuật Toán Giải Bất Phương Trình Ax + B > 0 Và đề Xuất Các ...
-
Viết Thuật Toán Giải Phương Trình Bậc Nhất: Ax + B = 0
-
Hãy Viết Thuật Toán Giải Phương Trình Ax + B =0 Và đề Xuất Các Test ...
-
Thuật Toán Giải Bất Phương Trình Ax + B > 0
-
Viết Thuật Toán Giải Phương Trình Bậc Nhất Ax + B= 0
-
Giải Và Biện Luận Phương Trình Ax+b=0 - O₂ Education
-
Giải Bất Phương Trình Ax + B > 0 Bằng C++ - LuTrader