Phương Trình đường Cầu Có Dạng P = A + BQ Trong đó B Là - Xây Nhà

 

Một ví dụ về sự dịch chuyển đường cầu, trong khi đường cung giữ nguyên đường cầu dịch chuyển từ D1 đến D2 làm tăng mức giá P ở trục Oy và tăng sản lượng Q ở trục Ox

Sự dịch chuyển đường cầu xảy ra với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, một sự thay đổi của một biến không nằm trên đồ thị cầu (khác với biến số giá) sẽ làm xuất hiện một đường cầu mới - xảy ra một sự dịch chuyển từ đường cầu cũ[4]. Các biến số ngoài biến số giá là các yếu tố làm thay đổi cầu dẫu cho giá giữ nguyên - nói cách khác đó là các yếu tố làm người tiêu dùng mua ít hay nhiều hàng hóa lên dẫu cho giá hàng hóa là không đổi[5]. Các biến số này bao gồm thu nhập (hàng hóa thông thường - normal goods và hàng hóa thứ cấp - substitutes), giá cả của hàng hóa liên quan (hàng hóa thay thế - complements và hàng hóa bổ sung - supplements), kỳ vọng, thị hiếu và số lượng người mua. Tuy nhiên cầu là mức độ sẵn lòng và có thể chi trả của người tiêu dùng trong một tình huống đang phổ biển ở thời điểm được tính vì vậy bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sẵn lòng hoặc khả năng mua bán hàng hóa của người tiêu dùng cũng được tính là một biến khác giá. Ví dụ thời tiết có thể ảnh hưởng đến cầu về bia trong một trận đấu bóng chày.

Thu nhập

Nếu hàng hóa đó là một hàng hóa thông thường (normal goods) thì khi thu nhập tăng thì lượng cầu của hàng hóa thông thường tăng (ngược lại) và tuân theo quy luật đồng biến. Các hàng hóa này có thể là quần áo, sản phẩm công nghệ,...[6]

Nếu hàng hóa đó là hàng hóa thứ cấp (substitutes) thì khi thu nhập tăng thì lượng cầu hàng hóa thứ cấp giảm (ngược lại) và tuân theo quy luật nghịch biến. Các hàng hóa này có thể là bữa ăn cơm bụi, mì gói,...[6]

Giá cả hàng hóa liên quan

Nếu hai loại hàng hóa đang xét là hàng hóa thay thế (complements) thì khi giá cả của một hàng này giảm sẽ làm giảm lượng cầu của hàng hóa còn lại (ngược lại). Ví dụ như kem và sữa chua là hai loại hàng hóa thay thế, giả sử chất lượng và độ ngon như nhau thì khi giá kem giảm sẽ làm mọi người chuyển sang dùng kem dẫn đến sự sụt giảm lượng cầu của sữa chua.[6]

Nếu hai loại hàng hóa đang xét là hàng hóa bổ sung (supplements) thì khi giá của một hàng hóa này giảm sẽ làm tăng lượng cầu của hàng hóa kia (ngược lại)[4]. Ví dụ như kem và chocolate lỏng là hai loại hàng hóa hay được sử dụng chung thì khi giá kem giảm mọi người sẽ mua kem nhiều hơn và kèm với đó là chocolate lỏng dẫn đến sự tăng lượng cầu của chocolate lỏng.[6]

Thị hiếu

Yếu tố thị hiếu rõ ràng ảnh hưởng đến lượng cầu của hàng hóa. Nếu một người và gia đình họ thích ăn kem thì sẽ mua kem nhiều hơn. Các nhà kinh tế học không đi vào giải thích thị hiếu người tiêu dùng bởi vì lĩnh vực đó thuộc về văn hóa và tâm lý người tiêu dùng mà họ chỉ tập trung giải thích thị hiếu ảnh hưởng đến đường cầu như thế nào.[7]

Kỳ vọng

Kỳ vọng có thể ảnh hưởng đến sức mua và lượng cầu. Nếu một người kỳ vọng rằng lương mình tháng sau tăng lên thì họ sẽ chi tiêu nhiều hơn và ngược lại hoặc nếu mọi người kỳ vọng rằng sẽ có một đợt suy giảm kinh tế thì sức mua sẽ giảm rõ rệt.[7]

Số lượng người mua

Ngoài các yếu tố đã nêu thì số lượng người mua cũng tác động đến lượng cầu thị trường. Nếu như nhiều người tham gia mua hơn thì lượng cầu thị trường sẽ cao hơn ở mọi mức giá.[7]

Từ khóa » Viết Phương Trình đường Cầu Thị Trường