Polyp Mũi ở Trẻ Em: Kiến Thức Dành Cho Các Bậc Phụ Huynh

Polyp mũi ở trẻ em là bệnh khá phổ biến trong những năm gần đây, có triệu chứng bệnh khá giống với các bệnh hô hấp. Cùng tìm hiểu kỹ về bệnh và phương pháp điều trị dành cho trẻ qua bài viết dưới đây!

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Tìm hiểu về polyp mũi ở trẻ nhỏ
    • 1.1. Polyp mũi ở trẻ em có nguy hiểm không?
    • 1.2. Phân biệt polyp mũi ở trẻ em và ở người lớn
  • 2. Điều trị polyp mũi cho trẻ như thế nào?

1. Tìm hiểu về polyp mũi ở trẻ nhỏ

Polyp mũi ở trẻ nhỏ là khái niệm khá xa lạ đối với nhiều bậc phụ huynh. Đây được xem là 1 dạng khối u nhỏ nằm trong khoang mũi của trẻ, không gây đau đớn nhưng mang lại cảm giác khó chịu, vướng mắc, khó thở cho trẻ. Kèm theo đó là những triệu chứng như sổ mũi, sụt sịt, ho và viêm phế quản.

Polyp mũi được hình thành khi lớp niêm mạc mũi hoặc xoang bị viêm nhiễm, làm cho các mạch máu trong niêm mạc ứ đọng nước. Theo thời gian, các mô tế bào này bị nước bên trong kéo nặng xuống, tạo thành các khối tròn, mọc thành chùm nho. 

Polyp mũi xuất hiện và được phát triển trên nền viêm mũi mãn tính. Sau đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện của polyp mũi:

– Cơ thể các bé còn nhạy cảm và yếu trước các tác nhân bên ngoài môi trường (khí hậu, bụi bẩn, vi khuẩn…)

– Sức đề kháng còn yếu và hệ miễn dịch chưa phát triển hết khiến cơ thể bé không chống lại được trước sự tấn công của các vi khuẩn, virus.

– Các bệnh sổ mũi, nghẹt mũi, cúm thông thường không được chữa trị kịp thời và triệt để, do chủ quan của bậc phụ huynh.

polyp mũi ở trẻ em

Polyp mũi có triệu chứng na ná giống bệnh viêm xoang mũi thông thường

1.1. Polyp mũi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ nhỏ có polyp mũi thường xuất hiện những triệu chứng giống như viêm đường hô hấp thông thường. Dưới đây là một số triệu chứng lâm sàng phổ biến:

– Chảy nước mũi 1 bên, nghẹt mũi

– Khứu giác kém đi, mất vị giác

– Đau đầu hoặc đau răng hàm trên

– Ngáy nhiều, thở khò khè khi ngủ

– Ngứa hoặc sưng vùng xung quanh mắt

– Có thể bị sốt cao

Polyp mũi thường là dạng u lành tính, bản chất không phải khối u mà là thoái hóa cục bộ của niêm mạc mũi hoặc xoang. Do đó, chúng không gây đau đớn hay nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu kích thước polyp mũi quá to hoặc quá nhiều polyp trong mũi (được gọi là bệnh đa polyp), chúng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm:

– Viêm xoang cấp hoặc mãn tính: do tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài

– Khó thở, thậm chí tắt thở đột ngột: Tình trạng nguy hiểm đối với trẻ là ngưng thở trong lúc ngủ.

– Biến đổi cấu trúc khuôn mặt: có thể gây tình trạng song thị hoặc 2 mắt xa nhau bất thường.

1.2. Phân biệt polyp mũi ở trẻ em và ở người lớn

Thực chất, polyp mũi là bệnh phổ biến, dễ dàng xảy ra ở nhiều đối tượng (cả người lớn và trẻ em), phổ biến ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Theo nghiên cứu, polyp mũi xuất hiện ở trẻ em do bẩm sinh và phát triển trong quá trình trưởng thành. Đặc biệt, với những trẻ bị mắc bệnh viêm xoang, sổ mũi, xơ nang phổi và hen suyễn thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Đối với người lớn, những người trên 40 tuổi, có nguy cơ bị polyp mũi cao do sức đề kháng kém, dễ dàng bị tấn công bởi các virus, vi khuẩn hoặc các tác nhân có hại ngoài môi trường, gây viêm nhiễm xoang mũi và làm tổn thương lớp niêm mạc bên trong mũi. 

polyp mũi ở người lớn

Người trên 40 tuổi thường dễ mắc polyp mũi do hệ miễn dịch yếu kém dẫn đến sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài

2. Điều trị polyp mũi cho trẻ như thế nào?

Như đã nói, polyp mũi không phải bệnh lý nghiêm trọng đến tính mạng trẻ nhỏ nhưng lại gây cảm giác khó chịu và những biến chứng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Theo đó, phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

– Điều trị bằng thuốc: Phương pháp này thường dùng cho trường hợp bệnh polyp ở mức nhẹ, polyp không quá to. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mũi và các loại thuốc uống giảm viêm, giảm kích thước polyp.

– Phẫu thuật cắt bỏ polyp: Đây là phương pháp được chỉ định trong trường hợp polyp phát triển to, gây khó chịu, khó thở cho trẻ. Bác sĩ sẽ phẫu thuật khoang mũi hoặc các xoang mũi để loại bỏ polyp.

Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý một số điều quan trọng sau khi chăm sóc trẻ có polyp mũi:

– Không nên ngoáy mũi vì sẽ dễ làm vỡ các polyp làm viêm nhiễm khoang mũi

– Luôn giữ ấm mũi khi trẻ đang mắc bệnh, tránh tình trạng phù nề ở mũi khiến trẻ bị ngạt thở

– Không nên rửa mũi quá nhiều lần vì sẽ mất đi chất dịch nhầy trong mũi.

– Rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch muối sinh lý

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ tai – mũi – họng cho bé để kịp thời phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể

– Khi thấy bé có biểu hiện khó thở, thở gấp, mũi sưng, sốt…phải đưa bé đến gặp bác sĩ

điều trị polyp mũi

Phẫu thuật polyp mũi trong trường hợp polyp quá to, chiếm hết không gian xoang mũi

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về bệnh polyp mũi ở trẻ nhỏ và phương pháp khắc phục đặc trị phù hợp.

Từ khóa » Hình ảnh Polyp Mũi ở Trẻ Em