Polyp Mũi ở Trẻ: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Trẻ em là một trong số đối tượng dễ mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp. Phụ huynh đang nghi ngờ con mình đang có những triệu chứng của bệnh polyp mũi nhưng không chắc vậy và không biết chính xác nguyên nhân từ đâu. Vậy, polyp mũi có nguy hiểm đối với trẻ em hay không và cần có những giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?
Polyp mũi ở trẻ em là bệnh gì?
Polyp mũi là một trong những bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến, có thể gặp trên mọi đối tượng, trẻ em cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Polyp mũi là một khối u lành tính có hình dạng tương tự như giọt nước, những khối u này thường xuất hiện ở hốc mũi và được hình thành từ lớp niêm mạc mũi – xoang.
Đây được xem là một bệnh viêm mãn tính ảnh hưởng đến khoang mũi và xoang cạnh mũi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời cho con trẻ, có thể khiến cho trẻ suy nhược cơ thể, mệt mỏi hay quấy khóc đối với những trẻ sơ sinh, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác.
Xem thêm: Polyp xoang hàm là gì? Có nguy hiểm không?
Nguyên nhân dẫn đến bệnh polyp mũi ở trẻ em
Vì polyp mũi ở trẻ có các triệu chứng gần giống như bệnh cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang,… và thường được phát triển trên nền viêm mũi mãn tính. Song các triệu chứng có thể cho các tác nhân sau gây nên bệnh polyp mũi ở trẻ em:
- Cơ thể của trẻ còn khá nhạy cảm, chưa thích nghi kịp với các tác nhân bên ngoài môi trường, đặc biệt là khí hậu, vi khuẩn gây bệnh.
- Sức đề kháng yếu cũng là một trong những yếu tố khiến cơ thể trẻ không thể ứng phó được với các vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Hệ miễn dịch suy yếu, đường ruột kém dẫn đến cơ thể không đủ chất dinh dưỡng.
- Bệnh sổ mũi, nghẹt mũi thông thường không được điều trị triệt để, một phần do sự chủ quan của các bậc phụ huynh.
Những triệu chứng gặp phải khi bị polyp mũi ở trẻ em
Không riêng gì người lớn, khi mắc phải bệnh polyp mũi, trẻ em cũng có những triệu chứng khá tương đồng với người lớn nhưng sẽ hơi khó với một số đối tượng. Nhiều cha mẹ cứ ngỡ con trẻ đang bị viêm mũi hay sổ mũi thông thường mà không chắc chắn được chính xác mức độ bệnh tình đang mắc phải.
Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất khi trẻ mắc bệnh là trẻ hay quấy khóc, chán ăn, chảy nước mũi thường xuyên và một số biểu hiện khác như:
- Một khối u nằm trong hốc mũi của trẻ khi được nội soi mũi
- Trẻ bị nghẹt mũi, khó thở, trẻ thở khò khè bằng miệng khi ngủ
- Thường xuyên chảy nước mũi, đôi khi nước mũi có màu xanh hoặc vàng đậm, ngửi có mùi hôi
- Suy giảm khả năng ngửi hoặc mất đi khả năng ngửi
- Trẻ nhức đầu âm ỉ
- Ngủ ngáy, nhiệt độ cơ thể tăng cao, sốt cũng có thể là triệu chứng của polyp mũi
Tuy nhiên, trẻ em khi bị polyp mũi thường không có triệu chứng rõ ràng nào, những triệu chứng thông thường đôi khi khiến cho các phụ huynh tưởng chừng đó chỉ là những triệu chứng của bệnh thông thường. Polyp mũi ở trẻ em chỉ được biết chính xác khi được tiến hành thăm khám. Do đó, phụ huynh nên đưa trẻ em gặp bác sĩ khi trẻ xuất hiện những triệu chứng trên để được điều trị kịp thời.
Chẩn đoán polyp mũi ở trẻ em
Để biết chính xác bệnh lý cũng như mức độ bệnh polyp mũi mà trẻ đang mắc phải, trước hết phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán bệnh lý rồi đề ra phương pháp điều trị phù hợp. Vậy chẩn đoán mũi ở trẻ em bằng cách nào?
Khi mắc phải bệnh polyp mũi, trẻ sẽ được bác sĩ chẩn đoán lâm sàng bằng nhóm xét nghiệm sinh hóa và xét nghiệm hình ảnh học, cụ thể như sau:
Xét nghiệm sinh hóa:
Đối với các trường hợp trẻ bị polyp mũi kèm viêm mũi dị ứng: Bác sĩ tiến hành lấy máu từ bệnh nhân nhi để xét nghiệm huyết thanh và xét nghiệm da để tìm dị nguyên. Đối với các trẻ có nhiều polyp mũi lành tính để tìm bệnh xơ nang dịch cần tiến hành xét nghiệm đo nồng độ Chlor trong mồ hôi và xét nghiệm di truyền.
Xét nghiệm hình ảnh học:
Đối với xét nghiệm hình ảnh học, trẻ sẽ được chụp phim CT với lát cắt mỏng với tư thế chụp vùng hàm – mặt, cắt ngang mặt và cắt dọc qua các xoang. Hoặc có thể tiến hành thêm chụp MRI để tìm nguyên nhân khác gây nên bệnh.
Giải pháp điều trị polyp mũi ở trẻ em
Nhằm ngăn chặn bệnh polyp mũi ở trẻ, trước hết cần xác định rõ mức độ bệnh lý trẻ đang mắc phải, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh polyp mũi ở trẻ em như phương pháp Tây y, phương pháp Đông y hay phương pháp Đông – Tây kết hợp.
Thuốc
Đối với những trường hợp trẻ mắc phải bệnh polyp mũi ở mức độ nhẹ: Chủ yếu điều trị bằng các đơn thuốc kê toa từ bác sĩ hoặc sử dụng thuốc corticosteroid cho trẻ uống hoặc sử dụng các loại thuốc xịt, thuốc nhỏ mũi để giảm bớt tình trạng viêm mạn tính vùng niêm mạc mũi, hoặc làm teo các khối u lành tính trong hốc mũi – xoang. Tuy nhiên, phụ huynh không được tự ý sử dụng cho trẻ khi chưa có chỉ định.
Biện pháp y tế
Mặt khác, trong những trường hợp trẻ mắc phải bệnh polyp mũi nặng, cần tiến hành các ca phẫu thuật vùng mũi – xoang để cắt bỏ khối u, đặc biệt là những trẻ ở tình trạng hen suyễn tìm ẩn hoặc bệnh xơ nang dịch. Các ca phẫu thuật sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn sâu về bệnh lý này. Hậu phẫu thuật, trẻ cần được sử dụng thuốc được bác sĩ chỉ định và sử dụng đến khi bệnh tình được tiêu biến hoàn toàn.
Hữu ích cho bạn: Sau phẫu thuật mổ polyp mũi kiêng ăn gì để bệnh mau hồi phục hồi
Một số lưu ý khi trẻ bị polyp mũi
Khi trẻ mắc bệnh polyp mũi, phụ huynh cần lưu ý những điểm sau để cải thiện bệnh tình cũng như biết cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị bệnh:
- Tuyệt đối không được nghe theo những lời mách bảo từ mọi người xung quanh cách điều trị polyp mũi cho trẻ khi chưa được bác sĩ cho trẻ. Các phương pháp dân gian như mật ong, dầu tỏi để nhỏ vào mũi trẻ có thể làm hỏng lớp niêm mạc mũi của trẻ, khiến trẻ khó chịu vùng mũi – xoang.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng khuẩn cho trẻ khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ. Hoặc không được lạm dụng các dung dịch rửa mũi cho trẻ mỗi ngày quá nhiều lần. Thuốc rửa mũi chỉ làm sạch khoang mũi chứ không có công dụng cải thiện bệnh polyp mũi.
- Không để trẻ ngoáy mũi hay đưa những vật dụng nhọn vào trong lỗ mũi, để hạn chế tối đa làm tổn thương đến khoang mũi.
Biện pháp phòng ngừa bệnh polyp mũi ở trẻ em
Để bảo vệ sức khỏe của con trẻ tránh khỏi bệnh polyp mũi, phụ huynh cần có những biện pháp phòng tránh ngay từ đầu như dân gian ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Mỗi phụ huynh sẽ có cách dạy và chăm sóc sức khỏe khác nhau, nhưng sẽ có những cách chăm sóc không đúng cách, ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ.
Để phòng tránh bệnh polyp mũi ở trẻ em, phụ huynh cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Sử dụng những vật dụng để bảo vệ trẻ khi đi ra ngoài như mũ/ nón, áo khoác, khẩu trang,…
- Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất, thuốc trừ sâu.
- Dạy trẻ biết rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với những đồ chơi và tuyệt đối không chọc tay vào lỗ mũi khi tay dính bẩn.
- Thường xuyên vệ sinh lỗ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý chuyên dùng cho trẻ em để mũi của trẻ luôn được thông thoáng.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú nuôi, bởi những lông thú có thể khiến trẻ bị dị ứng.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ theo tháng hoặc theo quý.
- Không được chủ quan với sức khỏe của trẻ, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh dù là chỉ là bệnh lý thông thường.
- Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn cho trẻ, nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.
Bảo vệ sức khỏe cũng chính như bảo vệ chính sức khỏe của chính mình. Nhìn con khỏe mạnh và lớn khôn mỗi ngày đó cũng chính là điều mong muốn của đa số những ai làm cha mẹ. Do đó, khi trẻ có những dấu hiệu bất thường của bệnh polyp mũi hay viêm mũi, sổ mũi, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tiến hành thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Phẫu thuật cắt polyp mũi có đau không? Hết bao nhiêu tiền?
Thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Từ khóa » Hình ảnh Polyp Mũi ở Trẻ Em
-
Polyp Mũi ở Trẻ Em: Kiến Thức Dành Cho Các Bậc Phụ Huynh
-
Bệnh Polyp Mũi ở Trẻ Em Là Gì Và điều Trị Thế Nào?
-
Polyp Mũi: Cách Nhận Biết Và Phương Pháp điều Trị
-
Polyp Mũi ở Trẻ Em - Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Bị Polyp Mũi Có Nên Mổ? | Vinmec
-
Polyp Mũi: Khi Nào Cần Phẫu Thuật? | Vinmec
-
Hình ảnh Polyp Mũi ở Người Lớn Và Trẻ Em
-
Bệnh Polyp Mũi ở Trẻ Em Chữa Như Thế Nào?
-
Polyp Mũi Là Gì, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả | Medlatec
-
Polyp Mũi: Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách điều Trị | Medlatec
-
Polyp Mũi Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào?
-
Polyp Mũi - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Polyp ở Mũi: Nhận Biết, Nguyên Nhân Và điều Trị Tránh Tái Phát