Polyphenol Là Gì?Tác Dụng Của Polyphenol đối Với Sức Khỏe

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Polyphenol là gì? Tác dụng của Polyphenol với sức khỏe và lưu ý
Polyphenol là gì? Tác dụng của Polyphenol với sức khỏe và lưu ý Cập nhật: 17/06/2024 Lượt xem: 1038 Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ Trần Mạnh Đạt

Chuyên khoa: Dược

Dược sĩ Trần Mạnh Đạt, khoa Dược tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn hiện là dược sĩ thẩm định bài viết của Nhà thuốc An Khang.

Polyphenol là một loại hợp chất thực vật với đặc tính chống oxy hóa nên có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy cùng tìm hiểu về polyphenol và các lợi ích mà polyphenol mang lại qua bài viết này nhé!

Polyphenol là gì?

Polyphenol là các vi chất dinh dưỡng có trong thực vật như trái cây, rau, trà, gia vị, socola, rượu,... Polyphenol hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa những tổn thương tế bào trong cơ thể dưới tác động của lão hóa, môi trường,... và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính.[1]

1Phân loại Polyphenol

Có hơn 8.000 loại polyphenol đã được xác định và chia thành các nhóm nhóm dựa theo số vòng phenol mà chúng chứa như sau:[2]

  • Flavonoid (quercetin, anthocyanins, catechin) chiếm khoảng 60% tổng số polyphenol. Flavonoid có trong trái cây và thực phẩm như táo, hành tây, sô cô la đen và bắp cải đỏ.
  • Các axit polyphenolic như capsaicinoid trong ớt và avenanthramides trong yến mạch.
  • Axit phenolic như lignan và stilben trong rau và ngũ cốc nguyên hạt, chiếm khoảng 30% tổng số polyphenol.
  • Những loại khác như resveratrol trong rượu vang đỏ và axit ellagic trong quả mọng.

Có hơn 8.000 loại polyphenol đã được xác định và chia thành các nhóm khác nhau

Có hơn 8.000 loại polyphenol đã được xác định và chia thành các nhóm khác nhau

2Polyphenol có tác dụng gì?

Giảm lượng đường trong máu

Polyphenol có thể giúp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định bằng cách:[3]

  • Bảo vệ các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy khỏi quá trình oxy hóa bởi các gốc tự do.
  • Giảm viêm.
  • Ngăn tinh bột và carbs đơn giản được tiêu hóa, từ đó giúp lượng đường trong máu tăng không tăng đột biến.

Trong một nghiên cứu, những người ăn nhiều thực phẩm giàu polyphenol có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn tới 57% trong vòng 2 - 4 năm so với những người ăn ít hơn. [4]

Polyphenol có thể giúp giữ lượng đường trong máu ở mức lành mạnh

Polyphenol có thể giúp giữ lượng đường trong máu ở mức lành mạnh

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Thêm polyphenol vào chế độ ăn uống có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh nhờ đặc tính chống oxy hóa.

Polyphenol có thể giúp kiểm soát mức huyết áp và giữ cho mạch máu khỏe mạnh, thúc đẩy tuần hoàn tốt. Hơn nữa, polyphenol cũng giúp giảm tình trạng viêm mạn tính, một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim.[1]

Một đánh giá cho thấy nguy cơ tử vong do bệnh tim thấp hơn 45% ở những người có mức enterolactone cao hơn. Enterolactone là hợp chất hữu cơ được hình thành từ vi khuẩn đường ruột tác động lên tiền chất lignan. Chất này thường có trong hạt lanh và ngũ cốc nguyên hạt.[5]

Thêm nhiều polyphenol vào chế độ ăn uống có thể cải thiện sức khỏe tim mạch

Thêm nhiều polyphenol vào chế độ ăn uống có thể cải thiện sức khỏe tim mạch

Ngăn ngừa cục máu đông

Cục máu đông được hình thành khi các tiểu cầu lưu thông trong máu kết tụ lại với nhau để ngăn ngừa chảy máu quá mức. Một nghiên cứu đã nhận định rằng flavonoid do liên kết với trung tâm hoạt động của thrombin có thể ngăn chặn hoạt động đông máu.

Thrombin còn được gọi là yếu tố đông máu hoạt động II, thuộc họ protease serine và đóng vai trò quan trọng trong quá trình và điều chỉnh hoạt động đông máu.

Ngoài ra, polyphenol cyanidin và quercetin có tác dụng ức chế mạnh nhất đối với hoạt động của thrombin, ngăn ngừa hình thành cục máu đông quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe.[6]

Polyphenol có thể ngăn chặn hoạt động đông máu và ngừa hình thành cục máu đông

Polyphenol có thể ngăn chặn hoạt động đông máu và ngừa hình thành cục máu đông

Thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hợp chất phenolic có thể cải thiện khả năng bám dính và sống sót của men vi sinh khi tiếp xúc với các điều kiện tương tự đường tiêu hóa.

Đồng thời, hợp chất phenolic cũng có thể điều chỉnh thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột ở vật chủ bao gồm cả men vi sinh, cải thiện nhiều dấu hiệu sinh hóa và các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.[7]

Polyphenol giúp cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa

Polyphenol giúp cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa

Tăng cường chức năng não

Thực phẩm giàu polyphenol có thể tăng cường khả năng tập trung và trí nhớ. Một nghiên cứu báo cáo rằng bổ sung nước ép nho chứa các hợp chất polyphenol trong 12 tuần, quan sát thấy sự cải thiện đáng kể trong khả năng học bằng lời nói, tăng cường chức năng nhận thức cho người lớn tuổi bị suy giảm trí nhớ sớm.[8]

Hơn nữa, polyphenol đã được báo cáo là có tác dụng bảo vệ thần kinh thông qua khả năng bảo vệ tế bào thần kinh chống lại tổn thương, ức chế viêm thần kinh và thúc đẩy trí nhớ, học tập và chức năng nhận thức. Từ đó, ngăn chặn sự tiến triển của các bệnh lý thoái hóa thần kinh.[9]

Polyphenol trong nước ép nho giúp cải thiện chức năng nhận thức ở người lớn tuổi

Polyphenol trong nước ép nho giúp cải thiện chức năng nhận thức ở người lớn tuổi

3Liều dùng, cách dùng Polyphenol

Hiện chưa có liều dùng bổ sung cụ thể cũng như chưa rõ liệu polyphenol bổ sung có hiệu quả như chất có trong thực phẩm hay không. Do đó, vẫn cần nghiên cứu thêm để thiết lập liều lượng polyphenol bổ sung an toàn và hiệu quả.[10]

Cách bổ sung polyphenol an toàn và hiệu quả nhất hiện tại là sử dụng các thực phẩm giàu polyphenol. Polyphenol hoạt động tốt nhất khi tương tác với nhiều chất dinh dưỡng khác có trong thực phẩm tự nhiên.

Polyphenol hoạt động tốt nhất khi tương tác với chất dinh dưỡng trong thực phẩm tự nhiên

Polyphenol hoạt động tốt nhất khi tương tác với chất dinh dưỡng trong thực phẩm tự nhiên

4Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Polyphenol

Thực phẩm chứa nhiều polyphenol được cho là an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, chúng cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:[11]

  • Nghiên cứu ở trên chuột và một số động vật cho thấy sử dụng polyphenol liều cao có thể gây tổn thương thận, hình thành khối u và mất cân bằng nồng độ hormone tuyến giáp.
  • Polyphenol có thể tương tác với sự hấp thụ chất dinh dưỡng hoặc tương tác với thuốc, làm giảm khả năng hấp thụ sắt, thiamine hoặc folate.
  • Một số thực phẩm giàu polyphenol như đậu và đậu Hà Lan giàu lectin gây ra các triệu chứng tiêu hóa khó chịu, đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu khi ăn quá nhiều.

Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu lectin gây ra khó chịu, đầy hơi, chướng bụng

Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu lectin gây ra khó chịu, đầy hơi, chướng bụng

5Thực phẩm chứa Polyphenol

Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu polyphenol:[12]

Bảng tổng hợp hàm lượng Polyphenol trong mỗi 100mg thực phẩm

Tên thực phẩm

Hàm lượng Polyphenol/100mg

Tên thực phẩm

Hàm lượng Polyphenol/100mg

Đinh hương

15.188 mg

Anh đào

274 mg

Bạc hà khô

11.960 mg

Quả mâm xôi

260 mg

Bột ca cao

3.448 mg

Atiso

260 mg

Hạt dẻ

1.215 mg

Dâu tây

235 mg

Sô cô la đen

1.664 mg

Hạnh nhân

187 mg

Quả cơm cháy

870 mg

Rau diếp xoăn

166–235 mg

Quả nho đen

758 mg

Rượu vang đỏ

101 mg

Quả việt quất

535 mg

Rau bina

119 mg

Quả phỉ

495 mg

Trà đen

102 mg

Quả hồ đào

493 mg

Trà xanh

89 mg

Bột đậu nành

466 mg

Đậu đen

59 mg

Mận

377 mg

Đậu trắng

51 mg

Đinh hương là gia vị chứa hàm lượng polyphenol cao nhất

Đinh hương là gia vị chứa hàm lượng polyphenol cao nhất

6Những lưu ý khi sử dụng Polyphenol

Mặc dù polyphenol có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Hạn chế lạm dụng bổ sung polyphenol vì có thể dẫn đến các tác dụng phụ: khó tiêu, đau bụng, mất ngủ.
  • Tiêu thụ các nguồn polyphenol từ thực phẩm thay vì dùng thực phẩm bổ sung với một lượng vừa đủ.
  • Polyphenol có nhiều trong thực vật, hàm lượng cơ thể hấp thu được phụ thuộc vào cách chế biến, thực đơn, nhiệt độ,...
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề sức khỏe hoặc các loại thuốc đang dùng khi muốn bổ sung polyphenol dưới dạng thực phẩm chức năng để tránh những tương tác không mong muốn.

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn bổ sung polyphenol

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn bổ sung polyphenol

Xem thêm:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa
  • Các loại vitamin tốt cho da

Trên đây là một số thông tin về polyphenol cho mọi người. Mong rằng bài viết có thể giúp mọi người hiểu thêm về polyphenol và có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu polyphenol vào trong các bữa ăn hằng ngày của mình.

Nguồn tham khảo
  1. Healthy Foods High in Polyphenols

    https://www.webmd.com/diet/foods-high-in-polyphenols

    Ngày tham khảo:

    06/11/2023

  2. Natural Polyphenols for Prevention and Treatment of Cancer

    https://www.mdpi.com/2072-6643/8/8/515

    Ngày tham khảo:

    06/11/2023

Xem thêm

Từ khoá: polyphenol có tác dụng gì tổng quan về polyphenol tìm hiểu về chất polyphenol polyphenol là gì polyphenol Banner Promote 02Banner đầu bài tin - Orihiro T12Banner đầu bài tin - GLOTADOL T12

Các bài tin liên quan

  • Trời lạnh có nên mang vớ khi ngủ không? Các lưu ý khi mang

    Sức khoẻ & Bệnh

    Trời lạnh có nên mang vớ khi ngủ không? Các lưu ý khi mang

    Bác sĩ CKI Nguyễn Phước Lộc

    2 tháng trước
  • Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

    Sức khoẻ & Bệnh

    Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

    Bác sĩ CKI Lê Thị Mỹ Châu

    3 tháng trước
  • Các cách phòng chống dịch bệnh mùa bão lụt, mưa lũ bạn nên biết!

    Sức khoẻ & Bệnh

    Các cách phòng chống dịch bệnh mùa bão lụt, mưa lũ bạn nên biết!

    Dược sĩ Hồ Nguyên Phúc

    3 tháng trước
  • 5 triệu chứng trúng gió cần lưu ý và khắc phục kịp thời

    Sức khoẻ & Bệnh

    5 triệu chứng trúng gió cần lưu ý và khắc phục kịp thời

    Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Hồng

    3 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Khả Năng Chống Oxy Hóa Của Polyphenol