Polyphenol Là Gì? Vì Sao Lại Cần Thiết Cho Sức Khỏe? - YouMed

Nội dung bài viết

  • Polyphenol là gì?
  • Công dụng của Polyphenol
  • Tác dụng phụ của Polyphenol
  • Những lưu ý khi dùng Polyphenol
  • Các thực phẩm chứa polyphenol
  • Kết luận

Polyphenol là gì? Polyphenol được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu thật kĩ về Polyphenol trong bài viết được phân tích dưới đây của Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên nhé!

Polyphenol là gì?

Polyphenol là những hóa chất thực vật được tìm thấy nhiều từ các loại thực vật trong tự nhiên, có đặc tính chống oxy hóa.

Các chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do. Không có dưỡng chất này, các tế bào của cơ thể có thể bị tổn thương do sự thoái hóa mô. Các polyphenol được chia thành các loại dựa trên số vòng phenol mà chúng chứa.

Hàm lượng polyphenol được tìm thấy trong các lớp ngoài của thực vật cao hơn so với các lớp bên trong. Nhóm polyphenol được biết đến nhiều nhất là flavonoid.

Ngoài ra, các flavonoid có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Loại dưỡng chất này thường được tìm thấy trong các loại đậu, rượu vang đỏ, trà xanh, hoa quả và rau.

Công dụng của Polyphenol

1. Chống lại các gốc tự do

Polyphenol là chất chống oxy hóa có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Khi chúng lưu thông trong cơ thể, làm giảm sự tổn thương tế bào do gốc tự do.

Không những vậy, Polyphenol ngăn chặn tổn hại do oxy hóa.

2. Ổn định huyết áp

Polyphenol có thể làm giảm huyết áp.

Huyết áp cao có thể dẫn tới các bệnh tim mạch.

Thực phẩm chứa nhiều polyphenol có lợi cho sức khỏe là sô cô la đen và cà phê. Chúng cải thiện chức năng tim mạch.

3. Duy trì lượng đường

Polyphenol có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2. Chúng được cho là có khả năng tăng cường độ nhạy insulin.

Một loại flavonoid đặc biệt, được gọi là flavan-3-ol đã được xác định là khá hiệu quả trong việc giảm sức đề kháng insulin.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu flavonoid có ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2. Một trong những nguồn flavonoid giàu nhất là cacao chưa qua chế biến.

4. Thúc đẩy sức khỏe não bộ

Một trong những dạng nghiêm trọng của sa sút trí tuệ là bệnh Alzheimer.

Việc bổ sung các dưỡng chất polyphenol có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh này cùng với trì hoãn sự khởi phát sa sút trí tuệ.

Resveratrol là chất thuộc nhóm polyphenol được tìm thấy trong rượu vang đỏ và vỏ nho, có thuộc tính bảo vệ thần kinh. Với việc sử dụng polyphenol thích hợp, sức khỏe não được cải thiện đáng kể.

5. Điều trị bệnh tim mạch

Flavnoid polyphenol được coi là làm giảm sự kết tập tiểu cầu trong máu.

Do vậy, cải thiện chức năng của các tế bào nằm trong động mạch và tĩnh mạch.

Kết tập tiểu cầu là thủ phạm chính gây đau tim.

Ngoài ra, vì là chất chống oxy hóa tuyệt vời nên các polyphenol có thể ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu. Đây là nguyên nhân gây ra mảng xơ vữa trong động mạch

6. Điều trị viêm

Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng polyphenol trong trà xanh có thể có tác động tích cực đến tình trạng viêm sau khi tập thể dục.

Những con chuột sau khi được tiêm polyphenol đã hoạt động trong thời gian lâu hơn so với những con chuột không tiêm.

Các hóa chất trong máu gây viêm hoặc tổn thương cơ giảm đáng kể ở những con chuột dùng polyphenol dạng trà.

Lignans, một loại polyphenol được tìm thấy nhiều trong dầu oliu nguyên chất, bột lúa mạch đen nguyên hạt và hạt lanh.

Tác dụng phụ của Polyphenol

Thực phẩm giàu polyphenol an toàn cho hầu hết mọi người.

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy bổ sung polyphenol liều cao có thể gây tổn thương thận, khối u và mất cân bằng nồng độ hormone tuyến giáp. Ở người, chúng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và tử vong sớm

Một số chất bổ sung giàu polyphenol có thể tương tác với sự hấp thụ chất dinh dưỡng hoặc tương tác với thuốc. Chẳng hạn, chúng có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt, thiamine hoặc folate của cơ thể

Nếu bị thiếu hụt chất dinh dưỡng được chẩn đoán hoặc đang dùng thuốc. Tốt nhất nên nói chuyện với bác sĩ về các chất bổ sung polyphenol trước khi dùng.

Ngoài ra, một số thực phẩm giàu polyphenol, chẳng hạn như đậu và đậu Hà Lan, có thể giàu lectin. Khi tiêu thụ với số lượng lớn, lectin có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa khó chịu, chẳng hạn như đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu

Những lưu ý khi dùng Polyphenol

Bao gồm các loại thực phẩm giàu polyphenol như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh là an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, những người dị ứng thực phẩm hoặc một số bệnh lý nhất định có thể cần tránh một số loại thực phẩm giàu polyphenol.

Trong khi polyphenol xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm thực vật, chúng có thể được thêm vào một số loại thực phẩm. Hoặc chiết xuất và sử dụng để làm chất bổ sung.

Mặc dù polyphenol dường như mang lại nhiều lợi ích, nhưng lượng quá nhiều có thể có tác dụng phụ. Một số chất bổ sung chứa polyphenol với số lượng cao hơn so với lượng tiêu thụ trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Ngoài ra, một bài báo về tính an toàn của polyphenol đã báo cáo rằng một liều lượng cao của một loại polyphenol cụ thể đã gây ra tổn thương thận ở chuột. Bài báo tương tự cũng mô tả một số nghiên cứu động vật khác trong đó polyphenol dẫn đến sự phát triển khối u và thay đổi sản xuất hormone tuyến giáp.

Một số thực phẩm giàu polyphenol cũng có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ một số chất dinh dưỡng nhất định, như trường hợp của trà và sắt từ thực phẩm thực vật. Nước bưởi được biết là có thể tương tác với nhiều loại thuốc và một phần của sự tương tác này có thể liên quan đến một loại polyphenol có trong nước bưởi.

Các thực phẩm chứa polyphenol

Mặc dù trà, sô cô la đen, rượu vang đỏ và quả mọng có thể là những nguồn polyphenol được biết đến nhiều nhất, nhưng nhiều loại thực phẩm khác cũng chứa một lượng lớn các hợp chất có lợi này.

Dưới đây là các loại thực phẩm giàu polyphenol nhất, được liệt kê theo danh mục. Người dùng có thể tham khảo bảng thực phẩm sau đây

1. Trái cây

  • Táo, dâu tây đen, dâu đen, nho đen, anh đào, nho, bưởi, chanh, đào, lê, thạch lựu, mận.
  • Quả mơ, quả lý chua đen và đỏ, quả cơm cháy đen, quả việt quất, quả xuân đào, quả mâm xôi.

2. Rau

  • Atisô.
  • Măng tây.
  • Bông cải xanh.
  • Cà rốt.
  • Củ khoai tây.
  • Rau diếp xoăn đỏ, rau diếp đỏ, rau bina.
  • Hành đỏ và vàng, hẹ.

3. Cây họ đậu

  • Đậu đen.
  • Đậu hủ.
  • Mầm đậu nành.
  • Đạm đậu nành.
  • Sữa đậu nành, sữa chua đậu nành.
  • Đậu trắng.

4. Các loại hạt và hạt giống

  • Quả hạnh.
  • Hạt dẻ.
  • Phỉ.
  • Hạt lanh.
  • Hồ đào.
  • Quả óc chó.

5. Hạt

  • Yến mạch.
  • Lúa mạch đen.
  • Lúa mì nguyên cám.

6. Các loại thảo mộc và gia vị

  • Cây caraway, cây thì là.
  • Hạt cần tây.
  • Quế, Đinh hương, Bột cà ri, Húng quế khô, Kinh giới khô.
  • Rau mùi tây khô, rau oregano Mexico.
  • Bạc hà khô.
  • Cỏ roi ngựa chanh.

Tóm tắt:

Nhiều loại thực phẩm tự nhiên rất giàu polyphenol. Bao gồm nhiều loại thực phẩm này trong chế độ ăn uống là một chiến lược tuyệt vời để tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng có lợi này.

Kết luận

  • Polyphenol là các hợp chất có lợi trong nhiều loại thực phẩm thực vật có thể được nhóm thành flavonoid, axit phenolic, polyphenol amide và các polyphenol khác.
  • Chúng có thể cải thiện tiêu hóa, chức năng não và lượng đường trong máu, cũng như bảo vệ chống lại các cục máu đông, bệnh tim và một số bệnh ung thư.
  • Cần nghiên cứu thêm để xác định liều lượng bổ sung polyphenol hiệu quả và an toàn.
  • Do đó, trong lúc này, tốt nhất bạn nên dựa vào thực phẩm thay vì thực phẩm chức năng để tăng cường hấp thụ các hợp chất có lợi cho sức khỏe này.

Bên trên là những thông tin sử dụng Polyphenol. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Từ khóa » Khả Năng Chống Oxy Hóa Của Polyphenol