PPNCKH | Anh Vũ

Câu 6: Thiết kế NC là gì? Thiết kế NC bao gồm những công việc gì? Một thiết kế nghiên cứu cần đảm bảo những tiêu chuẩn cơ bản nào?

  • Ø Thiết kế nghiên cứu là gì?

Có nhiều khái niệm khác nhau về thiết kế nghiên cứu, nhưng nhìn chung thiết kế nghiên cứu là bản kế hoạch về lựa chọn nguồn và loại thông tin sẽ sử dụng để có thể trả lời những câu hỏi nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu là kết cấu cơ bản thể hiện mối quan hệ giữa các biến của nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu là bản tóm tắt quá trình nghiên cứu từ công việc xác định giả thiết đến phân tích dữ liệu.

  • Ø Thiết kế nghiên cứu bao gồm những công việc sau:

–         Xác định vấn đề nghiên cứu: trong thiết kế nghiên cứu thì việc xác định vấn đề nghiên cứu là vô cùng quan trọng. Thiết kế nghiên cứu có nghĩa là phải lập được 1 kế hoạch và có thông tin để nghiên cứu. Vì vậy, muốn có 1 kế hoạch hoàn hảo thì cần phải xác định vấn đề nghiên cứu 1 các chính xác.

–         Xác định mục đích nghiên cứu.

–         Xác định chiến lược nghiên cứu: là cách thức để nhà nghiên cứu định hướng cho việc thu thập và xử lý dữ liệu; có các loại chiến lược NC phổ biến là: NC thí nghiệm, NC điều tra, NC tình huống, NC hành động, NC “phát triển lý thuyết”, NC “dân tộc học”.

–         Xác định phương pháp nghiên cứu: xác định PPNC phù hợp để thu thập và phân tích các dữ liệu, phục  vụ cho việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu, các pp bao gồm: pp nghiên cứu định lượng, định tính và hỗn hợp.

–         Xác định thời gian nghiên cứu: tùy theo câu hỏi và mục đích nghiên cứu có thể lựa chọn 1 trong 2 loại thời gian nghiên cứu (hoặc kết hợp cả 2 lạo này), đó là:

ü Nghiên cứu thời điểm

ü Nghiên cứu giai đoạn

ü NC thời điểm và NC giai đoạn

  • Ø Một thiết kế nghiên cứu cần đảm bảo những tiêu chuẩn cơ bản sau:

–         Chỉ rõ được cách thức tiến hành.

–         Nêu rõ mục đích nghiên cứu.

–         Các quyết định có liên quan đến thu thập thông tin.

Câu 7: Bản chất của NCĐT là gì? Nêu 3 đến 5 điểm cần chú ý khi nghiên cứu định tính?
  • Ø Bản chất của NCĐT: là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm nhà nghiên cứu.
  • Ø 3 đến 5 điểm cần chú ý khi nghiên cứu định tính:

–         Xác định được mục đích sử dụng.

–         Xác định phương pháp nghiên cứu định tính.

–         Dữ liệu cần thu thập và cách thức thu thập dữ liệu.

 

 

Câu 8: Bản chất của NCĐL là gì? Nêu 3 đến 5 điểm cần chú ý khi NCĐL?

  • Ø Bản chất của NCĐL là: thu thập dữ liệu để kiểm định lý thuyết mà lý thuyết đó được xây dựng bằng cách suy diễn từ lý thuyết đã có.
  • Ø 3 đến 5 điểm cần chú ý khi tiến hành NCĐL:

–         PP NCĐL gồm 2 PP: khảo sát và thử nghiệm.

–         Dữ liệu sử dụng trong NCĐL chia thành 3 nhóm dữ liệu: DL có sẵn, DL chưa có sẵn, DL chưa có trên thị trường.

–         Quy trình chọn mẫu:

B1: Xác định đám đông NC: được tiến hành khi thiết kế NC.

B2: Xác định khung mẫu: khung mẫu chọn là danh sách đầy đủ các phần tử trong tổng thể mà từ đó cần lấy mẫu.

B3: Xác định kich thước mẫuphụ thuộc vào: độ tin cậy, biên sai số,các loại phân tích, phương pháp xử lý dữ liệu(mô hình hồi quy, EFA, SEM…), kích cỡ tổng thể, tỷ lệ hồi đáp của phần tử trong mẫu.

B4: Chọn pp chọn mẫu: pp chọn mẫu theo xác suất, pp chọn mẫu phi xác suất.

Đặc tính so sánh Chọn mẫu theo xác suất Chọn mẫu phi xác suất:

Ưu diểm: Tính đại diện cao, tổng quát hoá cho đám đông; Tiết kiệm thời gian và chi phí.

Nhược điểm: Tốn kém thời gian và chi phí Tính đại diện thấp, không tổng quát hoá được đám đông.

 

Câu 9:  So sánh cách chọn mẫu trong NCĐT và NCĐL.

 

NCĐT

NCĐL

–         Chọn mẫu tương đối nhỏ.

–         Lựa chọn có mục đích, chọn mẫu phi xác suất.

–         Chọn mẫu xác suất: mẫu xác suất chùm, mẫu hệ thống, mẫu phân tầng, mẫu cụm.

–         Các bước lấy mẫu:

Xác định và miêu tả tổng thể.

Lựa chọn phương pháp lấy mẫu.

Xác định kích thước mẫu.

Tiến hành lấy mẫu.

–         Chọn mẫu tương đối lớn.

–         Lựa chọn ngẫu nhiên, chọn mẫu có xác suất.

–         Chọn mẫu xác suất: mẫu ngẫu nhiên đơn giản, mẫu hệ thống, mẫu phân tầng, mẫu theo cụm.

–         Các bước lấy mẫu:

Xác định tổng thể cần nghiên cứu.

Xác định khung mẫu.

Xác định kích thước mẫu.

Xác định pp chọn mẫu.

Tiến hành chọn mẫu và điều tra.

 

Câu 10: Trình bày cách thu thập dữ liệu trong NCĐT và NCĐL? Sự khác nhau cơ bản giữa dữ liệu phục vụ nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng?
  • Ø Phương pháp thu thập dữ liệu trong NCĐT:

Các cách PP thu thập dữ liệu trong NCĐT

  1. Quan sát: quan sát là thu thập dữ liệu thông qua quan sát (bằng mắt).

–         Các dạng quan sát:

Tham gia như 1 thành viên.

Tham gia chủ động để quan sát.

Tham gia thụ động để quan sát.

Chỉ quan sát.

–         Ưu điểm của thu thập dữ liệu bằng quan sát:

Thu nhận đc kiến thức đầu tiên về vấn đề NC.

Nhận dạng đc thực tế về ngữ cảnh, thời gian.

–         Nhược điểm của thu thập dữ liệu bằng quan sát: khó khăn trong quan hệ để đc tham gia quan sát, khó khăn về thời gian hoặc đôi khi không thể quan sát đc.

  1. Thảo luận tay đôi.

–         Thảo luận tay đôi là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa 2 người: nhà NC và đối tượng thu thập dữ liệu.

–         Thảo luận tay đôi thường sử dụng trong các tình huống sau:

Chủ đề nghiên cứu mang tính cá nhân cao, ko phù hợp trong môi trường tập thể.

Do vị trí xã hội, nghề nghiệp của đối tượng n/c nên khó mời họ tham gia nhóm.

cạnh tranh mà đối tượng n/c ko tham gia thảo luận nhóm.

Do tính chuyên môn mà đòi hỏi chỉ phỏng vấn tay đôi mới có thể làm rõ và đào sâu đc dữ liệu.

Chú ý: thảo luận tay đôi tốn nhiều thời gian và chi phí so với thảo luận nhóm.

Thường sử dụng trong nghiên cứu hàn lâm.

  1. Thảo luận nhóm.

–         Thảo luận nhóm là kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến trong NCĐT.

–         Việc thu thập dữ liệu đc thực hiện thông qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng n/c vs nhau dưới sự hướng dẫn của nhà NC (cũng là người điều khiển chương trình)

–         Chú ý: trong thảo luận nhóm, vai trò của ng điều khiển rất quan trọng.

–         Tuyển chọn đối tượng nghiên cứu cũng có vai trò quan trọng.

–         Nguyên tắc tuyển chọn thành viên tham gia:

Tính đồng nhất trong nhóm càng cao càng dễ dàng cho việc thảo luận.

Thành viên chưa từng tham gia một cuộc thảo luận tương tự trc đây hoặc ít nhất trong thời gian 6 tháng đến 1 năm.

Thành viên chưa quen biết nhau.

–         Ba dạng chính trong thảo luận nhóm:

Nhóm thực thụ gồm từ  đến 10 thành viên.

Nhóm nhỏ có khoảng 4 thành viên.

Nhóm điện thoại: các thành viên thảo luận về chủ đề NC qua điện thoại.

 

Một số chú ý trong thu thập dữ liệu định tính

–         Ko tăng kích thước mẫu để thay cho n/c định lượng.

–         Ko thể lượng hoá kết quả n/c vì dữ liệu định tính là dữ liệu bên trong của đối tượng NC. Nhà NC cần ý nghĩa của dữ liệu chứ ko phải là những con số tổng quát hoá về thị trường.

 

  • Ø Phương pháp thu thập dữ liệu trong NCĐL:
  1. Bảng câu hỏi:

Phải thoả mãn hai yêu cầu cơ bản sau:

–         Có đầy đủ các câu hỏi mà nhà NC muốn thu thập dữ liệu từ các câu trả lời.

–         Phải kích thích đc sự hợp tác của các câu trả lời.

  1. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi:

B1: xđ cụ thể dữ liệu cần thu thập

B2: xđ dạng phỏng vấn

B3: đánh giá nội dung câu hỏi

B4: xđ hình thức trả lời

B5: xđ cách dùng thuật ngữ

B6: xđ cấu trúc bảng hỏi

B7: xđ hình thức bảng câu hỏi

B8: thử lần 1→ sửa chữa → bản nháp cuối cùng

 

 

 

 

 

 

 

  • Ø Những điểm khác biệt cơ bản trong dữ liệu phục vụ NCĐT và dữ liệu phục vụ NCĐL:

Dữ liệu phục vụ trong NCĐT

Dữ liệu phục vụ trong NCĐL

–    Trong NCĐT nhà n/c tham gia chủ động trong quá trình thu thập dữ liệu tại hiện trường (công cụ chính là quan sát, thảo luận tay đôi, thảo luận nhóm).

–    Dữ liệu định tính là dữ liệu bên trong của đối tượng nghiên cứu.

–    Dữ liệu bên trong ko thu thập đc bằng phỏng vấn thông thường mà phải thông qua các kỹ thuật thảo luận.

Sử dụng 3 nhóm dữ liệu sau:

–   Dữ liệu đã có sẵn: xử lý các dữ liệu có sẵn (nếu phù hợp): dùng những công cụ thích hợp như: mô hình hồi quy, chuỗi thời gian, mô hình họ logit, probit, mô hình SEM,… kết quả đạt đc vs độ tin cậy cần thiết.

–   Dữ liệu chưa có sẵn: trong NC sd các dữ liệu khảo sát: công việc phức tạp hơn, cần nhiều t/g và chi phí hơn, đòi hỏi them 1 số kỹ năng n/c, đặc biệt là thiết kế và sử dụng thang đo.

–   Dữ liệu chưa có trên thị trường: nhóm dlieu này chưa có trên thị trg. Cần thiết kế các thử nghiệm phù hợp để tạo ra và thu thập dữ liệu. xử lý dlieu: sd mô hình thích hợp như họ mô hình tuyến tính tổng quát: hồi quy, ANOVA, logit, probit…

 

Câu 11: So sánh tổng quan lí thuyết và sử dụng lí thuyết trong NCĐT và NCĐL?
  • Ø Tổng quan lý thuyết là việc chọn lọc các tài liệu (xuất bản hay k xuất bản) về chủ đề nghiên cứu, trong đó bao gồm thông tin, ý tưởng, dữ liệu bằng chứng đc trình bày trên 1 quan điểm nào đó để xác định mục tiêu đã xác định hay diễn tả các quan điểm về bản chất của vấn đề đó cũng như phương pháp xem xét, chủ đề đó và việc đánh giá một cách hiệu quả các tài liệu.

Để tổng quan lý thuyết có thể sử dụng 2 nhóm phương pháp chủ yếu là nhóm thiên về định tính và nhóm thiên về định lượng.

–         Nhóm thiên về định tính dùng từ ngữ để tổng quan lý thuyết và nghiên cứu chủ đề cần tổng kết.

–         Nhóm thiên về định lượng chủ yếu dùng các kỹ thuật định lượng để tổng kết và so sánh các kết quả nghiên cứu.

  • Ø Sử dụng lý thuyết trong nghiên cứu định tính:

–         Lý thuyết đc sử dụng trong suốt quá trình NCĐT.

–         Xây dựng lý thuyết bằng ncđt là pp xây dựng lý thuyết theo quá trình.

–         Quá trình NCĐT luôn là quá trình tương tác giữa người nghiên cứu dữ liệu và lý thuyết đang xây dựng.

  • Ø Sử dụng lý thuyết trong nghiên cứu định lượng:

–         Mục đích của NCĐL là thu thập dữ liệu để kiểm định lý thuyết mà lý thuyết đó đc xây dựng cách suy diễn từ lý thuyết đã có.

–         Lý thuyết trong NCĐL đóng vai trò:

Xác đinh vấn đề, câu hổi nghiên cứu và câu trả lời.

Lý thuyết làm nền tảng để xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu.

So sánh kết quả đang nghiên cứu với các kết quả đã có.

Câu 12: Các nội dung cần có khi trình bày một báo cáo nghiên cứu. Hãy nêu 2 nội dung quan trọng nhất khi viết bài nghiên cứu.
  • Ø Các nội dung cơ bản cần có khi trình bày một báo cáo nghiên cứu: lời mở đầu, lời giới thiệu, tính cấp thiết của đề tài, mục đích, đối tượng nghiên cứu, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục.
  • Ø 2 nội dung quan trọng nhất khi viết bài nghiên cứu :

– Viết báo cáo tổng kết:

Khi viết báo cáo tổng kết cần đảm bảo tuân thủ thống nhất, logic với những báo cáo chuyên đề trước đó, đồng thời thể hiện tính kế thừa và phát triển mới.

Đảm bảo tuân thủ đúng đủ các phần của đề cương nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu cũng được thể hiện đủ trong báo cáo tổng kết. Bên cạnh đó phân bổ hợp lý số trang, thời gian, công sức đầu tư cho các phần của báo cáo.

Thống nhất hình thức văn bản cho các phần, chương, mục trong báo cáo. Rõ ràng, mạch lạc theo từng đoạn, mcj. Luôn để ý đến việc giải quyết dứt điểm các vấn đề nghiên cứu và tính liên kết giữa các phần, chương để đảm bảo tính tổng thể của toàn bộ báo cáo.

– Viết báo cáo tóm tắt :

Trong một số trường hợp cần thiết phải có báo cáo tóm tắt phù hợp với những đối tượng quan tâm mang tính khái quát vấn đề hoặc mang tính chất giới thiệu tổng quát trước khi nghiên cứu cụ thể các nội dung báo cáo nghiên cứu hòan chỉnh, chi tiết các nội dung.

Báo cáo tóm tắt cần đảm bảo số trang tóm tắt theo quy định, nội dung ngắn gọn, xúc tích, giới thiệu đầy đủ các phần, các chương, mục đích chính của báo cáo.

Nội dung báo cáo tóm tắt giới thiệu khái quát các vấn đề đã giải quyết được ở từng phần, chương, mục của báo cáo nghiên cứu.

Câu13: Lấy 3 ví dụ về tên tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo viết không đúng chuẩn trích dẫn của đề tài nghiên cứu? Giải thích tại sao?

Ví dụ 1:

Theo D. Vallat [41] dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ giai đoạn sau thành lập là những dịch vừa hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ trong 3 năm đầu khởi sự và bao gồm 6 dịch vụ chính.

Trong danh mục tham khảo cuối Báo cáo hay Luận văn viết rằng:

Trích dẫn của tác giả D.Vallat trong cuốn sách : Accompagnement: facteur de perennisation de la nouvelle enterprise, Person Canada.

Giải thích: Trích dẫn nguồn trên là sai vì; theo thứ tự phải là; nêu tên tác gỉa và năm công bố, hoặc số thứ tự tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo.

Sửa lại rằng: 41. Vallat, D(2007), Accompagnement: facteur de perennisation de la nouvelle enterprise, Person Canada.

Ví dụ 2:

Phương pháp nghiên cứu  trong kinh doanh, NXB, Tài chính, H của tác giả Saunders M., Lewis P., Thornhill A., (2010).

Giải thích: trích nguồn trên là sai vì viết đúng phải là tên tác giả và năm công bố hoặc số thứ tự tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo.

Sửa lại thành: Saunders M., Lewis P., Thornhill A., (2010), Phương pháp nghiên cứu  trong kinh doanh, NXB, Tài chính, H.

Ví dụ 3:

Rokeach, M., Beliefs, Atitudesand Values: A Theory of Organization and Change, San Franciso: Jossey: jossey- Bass Inc. Pub.)

Giải thích: trích dẫn nguồn trên là sai vì: Sau teentacs giả phải có năm công bố hoặc số thứ tự của tài liệu trong danh mục tham khảo.

Sửa lại thành: Rokeach, M.(1986), Beliefs, Atitudesand Values: A Theory of Organization and Change, San Franciso: Jossey: jossey- Bass Inc. Pub.)

Câu 14: Khi chuẩn bị và thuyết trình báo cáo nghiên cứu cần chú ý điều gì? Tại sao?

Khi chuẩn bị và thuyết trình báo cáo cần chú ý những điều gì?

–         Khi chuẩn bị: chuẩn bị bài báo cáo đẹp, dễ nhìn có hình ảnh minh họa, nội dung trình bày ngắn gọn súc tích tránh nhiều chữ, thiết kế slide: 5 phút trình bày 2 slide, mỗi slide có 5 dòng và mỗi dòng có 5 chữ, tuy nhiên cần linh hoạt.

Font chữ, cỡ chữ, hình nền của dlide cần đảm bảo rõ rang, dễ nhìn. Font chữ nên để font ko có chân như arial thường dễ được hơn font chữ Times New Roman, cỡ chứ 18 trở lên, chữ mầu tối nền mầu sáng phù hợp với không gian nhỏ hay chữ sáng trên nền tối.

Cần đảm bảo nội dung ngắn gọn, đầy đủ, logic vấn đề, trình bày phải thống nhất nội dung với trình chiếu slide và bài viết. hình ảnh, lời nói thu hút người nghe.

–         Thuyết trình:  thì phải kiểm tra địa điểm ánh sáng , tìm hiểu người nghe, những thuận lợi khó khăn, những tình huống có thể xảy ra. Các công cụ như máy chiếu âm thanh… cần phải tập duyệt trước.

–         Khi trình chiếu:  trình bày mở đầu ấn tượng, nọi dung trình bầy rõ rang, mạch lạc, có logic, phần kết luận chốt lại vấn đề trình baỳ, nhấn mạnh laijcacs ý chính đã trình bầy ở phần nội dung của bài thuyết trình.

Phải kết hợp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ để thuyết trình hiệu quả, cần thể  hiện cảm xúc trên khuôn mặt và ánh mắt khi thuyết trình, thể hiện sự tâm huyết với vấn đề trình bày và thiện chí chia sẻ, trao đổi kiến thức với người nghe.

Lưu ý về dáng điệu cử chỉ  những ví dụ minh họa khi thuyết trình phải phù hợp với nội dung, không gian và đối tượng tham dự.

Không quay lưng lại bất kỳ khán giả nào, kể cả khi cần chỉ bất ỳ hình ảnh nào đó trên bản.

Một số nguyên tắc để thuyết trình hiệu quả:

–         Luôn quan tâm đến cảm nhận của người nghe để điều chỉnh kịp thời bài thuyết trình.

–         Trình bầy vào trọng tâm vấn đề nghiên cứu, tránh lan man.

–         Thể hiện sự tin, say mê khi trình bày các vấn đề nghiên cứu.

–         Dành thời gian để người nghe trao đổi vơi người thuyết trình, thể hiện sự sẵn sàng lắng nghe các ý kiến phản hồi.

–         Đảm bảo người nghe tốt nhìn tốt, cảm nhận tốt và sẵn sàng trao đổi ý kiến Chuyển tiếp nội dung giữa các phần cần có tính lien hệ, tạo ra mạch logic, thu hút hứng thú khám tiếp tục của người nghe, tạo ra sự thống nhất của toàn bộ bài thuyết trình.

Câu 15: Hãy tìm hiểu 2 đến 3 phần mềm hỗ trợ cho việc phân tích, xứ lí dữ liệu trong NCĐT, NCĐL và cho biết tính năng cơ bản của chúng.
  1. Phần mềm hỗ trợ nghiên cứu định lượng
  • Ø Phần mềm SPSS

–         SPSS là tên viết tắt của statistical Product and service solutions.

–         Hiện nay, là một trong những phần mền phân tích số liệu phổ biến và mạnh nhất với trên 250.000 khách hàng trê n toàn thế giới.

–         Ứng dụng Spss:

SPSS giúp lưu trữ và quản lý dữ liệu.

SPSS là công cụ hữu hiệu để thực hiện phân tích các số liệu trong khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế.

SPSS có thể đọc được các file dữ liệu dạng .xls, .txt, .dat, …s:

–         Bạn có thể sử dụng SPSS cho nhiều lĩnh vực như:

Điều tra nghiên cứu thì trường, nghiên cứu trược tiếp

Học thuật

Nghiên cứu hành chính nhân lực và lập kế hoạch nhân lực

Y tế, khoa học medical, scientific, và nghiên cứu khoa học xã hội

Lập kế hoạch và dự báo

Cải thiện chất lượng

Báo cáo và quyết định đặc biệt

Phát triển ứng dụng phân tích cấp doanh nghiệp

Đặc biệt, ứng dụng phần mền thống kê SPSS để hiểu rõ hơn các hoạt động thuộc tính và thái độ của con người-khách hàng của bạn, nhân công, sinh viên hay người dân.

SPSS for Windows là sản phẩm tích hợp chặt chẽ và nhiều tính năng cho quá trình phân tích – lập kế hoạch, thu thập dữ liệu, truy cập dữ liệu, quản lý và chuẩn bị dữ liệu, phân tích dữ liệu, báo cáo và sử dụng dữ liệu. Sử dụng sự kết hợp các module thêm vào và phần mềm độc lập hoạt động chăt chẽ, gắn kết với nhau với SPSS Base góp phần cải tiến khả năng của phần mềm thống kê. Giao diện trực quan giúp cho việc sử dụng dễ dàng hơn – nó cung cấp cho bạn mọi phương pháp quản lý, thống kê và báo cáo dữ liệu bạn cần cho công việc phân tích. Khả năng lập trình không giới hạn: Tăng một cách đáng kể sức mạnh và khả năng cho SPSS for Windows bằng cách sử dụng SPSS Programmability Extension™. Chức năng này cho phép người phát triển ứng dụng mở rộng ngôn ngữ của SPSS để tạo các thủ tục ( procedures) và ứng dụng – và thực hiện các công việc phức tạp nhất – với SPSS. SPSS Programmability Extension cùng với SPSS Base được bao gồm, làm phần mềm thống kê này trở nên mạnh mẽ hơn. Sử dụng dữ liệu trong môi trường doanh nghiệp:

Với người dùng doanh nghiệp, SPSS for Windows cung cấp khả năng phức tạp hơn để bạn có thể sử dụng quá trình phân tích trong doanh nghiệp của bạn. Sử dụng SPSS Adapter để kết hợp SPSS for Windows vào SPSS Predictive Enterprise Services™ platform. Platform này cung cấp không gian lưu trữ trung tâm, bảo mật và có khả năng kiểm soát cho những kết quả phân tích của bạn – cho phép bạn sử dụng dữ liệu với hiệu suất cao hơn và liên tục trong doanh nghiệp của bạn. Với giải pháp phân tích cho toàn doanh nghiệp, hãy sử dụng SPSS Server.

Giáo trình dành cho những ai học thống kê, nghiên cứu , xử lý số liệu của các đề tài, bài tập nhóm môn phương pháp nghiên cứu trong kd, nghiên cứu marketing, quản trị thương hiệu, quản trị nhân lực cũng như đề tài, khóa luận tốt nghiệp sau này….. Hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu. dành cho các bạn học kinh tế, chuyên nghành thống kê. với 4 phần.

–         Một số dạng câu hỏi cần lưu ý khi sử dụng phần mền SPSS

Câu hỏi đóng câu hỏi đã được cho sẵn phương án trả lời:

Câu hỏi lựa chọn: chỉ được lựa chọn một phương án trả lời duy nhất

Câu hỏi tùy chọn: được chọn nhiều phương án trả lời

Câu hỏi mở:cho phép người trả lời tự do cung cấp thông tin

–         Yêu cầu đặt tên biến

Tên biến được nhập trực tiếp vào ô “Name” ở cửa sổ Variable View

Các yêu cầu của tên biến:

Không quá 64 ký tự

Tên biến phải bắt đầu bằng một chữ cái, các ký tự sau đó có thể là bất kỳ chữ số tự nhiên, số La Mã, dấu chấm, hoặc các ký tự đặc biệt như @, $, _ , #

Không được để dấu cách hoặc các ký tự đặc biệt (? ! ‘ và *) trong tên biến

Tên biến không được phép trùng lặp

Tên biến không được kết thúc bằng dấu chấm câu

Tên biến không nên kết thúc bằng dấu gạch dưới

Tên biến có thể dùng chữ hoa hoặc chữ thường hoặc cả hai tùy theo mục đích của người sử dụng

Tên biến thường được đặt theo số câu trong bảng hỏi

  • Ø Phần mền AMOS

Được viết tắt từ Analysis of moment strucstures ( phân tích cấu trúc mô măng).

Phần mềm này dùng để thực hiện một phương pháp chung cho phân tích dữ liệu là  structural Equatuon Modeling(SEM_mô hình cấu trúc tuyến tính).

  • Ø Phần mềm eview

Là phần mềm dùng trong thống kê dữ liệu kinh tế rất phổ biến, đặc biệt trong bộ môn kinh tế lượng. Ngoài ra phần mềm này còn được coi là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình thẩm định giá.

 

  1. Phần mền hỗ trợ nghiên cứu định tính
  • Ø Phần mềm  NVIVO

NVIVO là  phần mền được sử dụng để quản lý  và phân tích những dạng dữ liệu không có cấu trúc và không thích hợp để đưa ra những kết quả đươi dạng số.

Phần mềm này dược phát triển bởi Lyn Richard, Graham Gibbs (London, Anh. Phiên bản đầu tiên của NVIVO là NVIVO 0.1 ra đời năm 2001, sau đó là NVIVO 0.2.

Phần mềm này có tên là NVIVO 0.7 vì : Được phát triển nâng cấp từ các phiên bản cũ của NVIVO và phần mềm N6 – phiên bản hiện tại của NUD*IST – một trong những phần mềm hàng đầu trong nghiên cứu định tính. Phiên bản mới nhất của NVIVO hiện nay là NVIVO 8.

Loại bỏ tối đa sự phân chia cứng nhắc giữa  lớp vỏ ngôn từ và phần nội dung bên trong.

Đưa ra nhiều phương án để liên kết các bộ phận của dự án nghiên cứu, kết hợp giữa sự phản ánh và thống kê dữ liệu.

Giúp quản lý và tổng hợp các các ý tưởng trong quá trình nghiên cứu.

Cung cấp nhiều dụng cụ để xử lý các nguồn dữ liệu khác nhau (ghi chép thực địa, gỡ băng phỏng vấn…) cũng như hình thức (băng đĩa hình, ghi âm, tranh ảnh, văn bản…).

Thông qua quá trình mã hóa, NVIVO cho phép người nghiên cứu đọc các dữ liệu này bằng một ngôn ngữ chung giúp ích cho việc hiểu và đi sâu phân tích các nguồn thông tin một cách chính xác.

Phần 2: Ứng dụng
  1. Bình luận và sửa sai (nếu có) vào 1 số công đoạn cụ thể trong quy trình nghiên cứu về 1 chủ thể do đề bài đưa ra.

(Ví dụ: đề bài sẽ đưa ra 1 đề tài với mục tiêu, lí do nghiên cứu,..v..v… ->bình luận như vậy đã là tối ưu chưa, còn chưa tốt ở chỗ nào -> nếu sai thì sửa ra sao?)

2. Đề xuất cho 1 số công đoạn trong quy trình nghiên cứu cho 1 chủ đề do bài thi đưa ra:

–         Nêu mục tiêu NC.

–         Chọn tiêu đề phù hợp cho đề tài.

–         Đưa ra phương pháp nc phù hợp.

–         Đưa ra 1 số câu hỏi phục vụ NC…

à Cách liệt kê tài liệu tham khảo: sắp xếp theo thứ tự 1,2.. theo quy định tên-tiếng việt/ họ tiếng anh tác giả -cá nhân, tổ chức phát hành tài liệu, cần cụ thể cả số trang tham khảo mỗi tài liệu, đây là thông tin cần thiết cho các minh chứng trích dẫn trong báo cáo.

Các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn trong nội dung của báo cáo.

  1. Ví dụ tên tài liệu tham khảo chuẩn:
  2. Vũ Cao Đàm (2011): Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục Việt Nam.
  3. Lê Văn Huy, Trương Trần Trâm Anh (2011): Giáo trình Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, NXB Tài chính.
  4. Nguyễn Đình Thọ (2011): Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động- xã hội.
  5. Nguyễn Viết Lâm (2007): Giáo trình Nghiên cứu Marketing, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

 

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Có liên quan

Posted in Uncategorized

Nhãn: PPNCKH từ câu 6

Bình luận về bài viết này Hủy trả lời

Δ

Từ khóa » Thảo Luận Nhóm Và Thảo Luận Tay đôi