Prebiotic Và Lợi ích Sức Khỏe Khác Từ Chất Xơ - Báo Cần Thơ Online
Prebiotic là chất xơ hòa tan mà cơ thể chúng ta không tiêu hóa được nhưng lại là nguồn thức ăn cho probiotic - vi khuẩn có ích trong ruột. Nhờ có prebiotic mà vi sinh hữu ích có điều kiện phát triển, từ đó giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
Không chỉ vậy, chế độ ăn uống giàu prebiotic cũng tăng khả năng miễn dịch, tốc độ và mức độ hấp thu khoáng chất. Một nghiên cứu mới của Đại học Colorado Boulder (Mỹ) còn tiết lộ, chế độ ăn giàu prebiotic có thể cải thiện giai đoạn giấc ngủ mắt không chuyển động nhanh (NREM) đồng thời giảm căng thẳng.
Các nguồn thực phẩm tự nhiên giàu prebiotic có thể kể đến là hạnh nhân, táo, chuối, tỏi, măng tây, hành, đậu nành, lúa mì nguyên chất, yến mạch và bắp. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí về thực phẩm và dinh dưỡng, lượng prebiotic cần thiết dung nạp mỗi ngày là từ 1gr đến 10gr.
Nói thêm về chất xơ, đa phần chúng ta rất ít quan tâm đến thành phần này trong thực phẩm so với các chất dinh dưỡng khác như vitamin hay khoáng chất. Trên thực tế, mọi người chỉ đáp ứng ½ nhu cầu chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày (khoảng 14gr) trong khi lượng chất xơ cần thiết là 25gr đối với phụ nữ và 38gr đối với nam giới trưởng thành.
Các thực phẩm giàu chất xơ. Ảnh: Weight Loss Resources |
Tuy ít được quan tâm, nhưng chất xơ lại đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người với lợi ích cụ thể dưới đây:
1.Chữa táo bón:
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp ổn định, làm mềm và tăng lượng chất thải để ruột dễ dàng đưa ra khỏi cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất xơ là bắp, yến mạch, lúa mì nguyên cám và các loại rau củ như cà rốt, dưa leo, cà chua.
2.Giảm mỡ trong máu (cholesterol)
Lợi ích của chất xơ hòa tan là giúp giảm hấp thu chất béo, đặc biệt là chất béo xấu (LDL). Nhờ vậy, tiêu thụ các thực phẩm giàu loại chất xơ này như yến mạch, đậu, hạt lanh và các loại trái cây có múi làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
3.Giúp giảm cân và kiểm soát trọng lượng
Kết quả các nghiên cứu lâm sàng và quan sát cho thấy, bổ sung chất xơ trong bữa hàng ngày giúp chúng ta giảm cân và kiểm soát trọng lượng do thực phẩm thô làm chúng ta thấy mau no ngay cả khi dung nạp lượng calorie thấp hơn.
Chất xơ còn làm chậm thời gian tiêu hóa, vì vậy bạn không thấy đói trong thời gian dài. Lúc này, hệ tiêu hóa còn có thêm thời gian để hấp thu năng lượng và dinh dưỡng từ thực phẩm.
4. Điều trị và ngăn ngừa béo phì ở trẻ em
Một nghiên cứu từng chỉ ra rằng, trẻ bị béo phì tuân thủ chế độ ăn ít calorie nhưng tiêu thụ khoảng 15gr chất xơ/mỗi ngày có thể giảm trọng lượng nhiều hơn so với quá trình điều trị không hỗ trợ thực phẩm thô.
5. Duy trì sức khỏe hệ tim mạch:
Có thể chúng ta không biết, nhưng với mỗi 10gr chất xơ hấp thụ hàng ngày sẽ giảm 14% nguy cơ phát triển bệnh tim.
Cụ thể, người tiêu thụ nhiều chất xơ không hòa tan có trong ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì nguyên cám và các loại rau củ khác như cà rốt thì nguy cơ thấp mắc các bệnh tim mạch. Đối với người đang bị bệnh, bổ sung chất xơ hàng ngày giúp làm chậm tiến trình bệnh phát triển. Trong khi đó, chất xơ hòa tan có nhiều trong yến mạch, các loại đậu (đặc biệt là đậu Hà Lan) và trái cây có múi như cam có thể làm giảm hàm lượng LDL trong máu, nhờ đó làm giảm nguy cơ bệnh tim.
6. Ngăn ngừa và kiểm soát tiểu đường típ 2:
Theo một nghiên cứu, ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể giảm 1/3 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2 do chúng làm chậm hấp thu glucose vào máu. Điều này giúp kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả.
7. Phòng viêm ruột thừa:
Nguyên nhân chủ yếu của viêm ruột thừa là do thức ăn bị kẹt trong lòng ruột thừa. Với chế độ ăn bổ sung đầy đủ chất xơ, các tạp chất sẽ nhanh chóng được làm sạch cũng như hạn chế tình trạng thức ăn bị mắc kẹt khi đi qua ruột.
8. Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư:
Không chỉ tăng sức khỏe hệ tiêu hóa, nhiều nghiên cứu còn cho thấy chất xơ (đặc biệt dạng không hòa tan) có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư thực quản nếu được bổ sung với hàm lượng nhất định. Ví dụ, tăng từ 13gr đến 25gr chất xơ mỗi ngày sẽ làm giảm đến 40% nguy cơ ung thư ruột.
Trong khi đó, chất xơ không hòa tan đóng vai trò như chất tẩy rửa và loại bỏ tất cả độc tố ra khỏi cơ thể. Chúng cũng giàu chất chống ôxy hoá giúp ngăn ngừa ung thư.
9. Tăng cường hệ miễn dịch:
Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Illinois (Mỹ), thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như yến mạch, các loại quả-hạt khô (hạnh nhân, hạt lanh ) và trái cây như táo có thể thúc đẩy hoạt tính của tế bào hệ miễn dịch. Cụ thể, chúng giúp tăng cường sản xuất prôtêin chống viêm interleukin-4 có chức năng đẩy nhanh quá trình hồi phục sau nhiễm trùng.
10. Cải thiện chất lượng cuộc sống
Nếu thực phẩm giàu chất xơ được sử dụng thay thế cho thực phẩm chế biến không lành mạnh khác, bạn sẽ nhận thấy chất lượng từ bữa ăn hàng ngày cải thiện rõ rệt.
Một chế độ ăn giàu chất xơ giúp bạn tràn đầy sức sống, tăng chức năng não, duy trì vẻ đẹp làn da và mái tóc, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về da, khớp cùng một số bệnh khác như sỏi thận.
ĐƯỜNG THẤT (Theo Health Site)
Từ khóa » Xơ Prebiotic Thiên Sư
-
Xơ Prebiotic Tiens Thiên Sư Giúp Bổ Sung Chất Xơ Giảm Táo Bón
-
Xơ Prebiotic Thiên Sư Date Mới Chiết Khấu Tốt | Chăm Sóc Hệ Tiêu Hóa
-
TPBS Xơ Prebiotic - Thực Phẩm Chức Năng Thiên Sư - Canxi Thiên Sư
-
Xơ Prebiotic Thiên Sư Tiens Giúp Bổ Sung Chất Xơ Hộp 30 Gói - MuaZii
-
Prebiotic Là Gì? Vai Trò Của Prebiotic đối Với Hệ Tiêu Hóa
-
10 Loại Thực Phẩm Chứa Prebiotic Giúp Cải Thiện Sức Khỏe Hệ Tiêu Hóa
-
Lợi ích Của Prebiotic & Probiotic đối Với Sức Khỏe Con Người
-
Tăng Cường Sức... - Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khoẻ TIENS ...
-
Prebiotic Fibre - Chất Xơ Hòa Tan Và Những Lợi Ích Tới Sức Khỏe
-
Thế Nào Là Chất Xơ Hòa Tan? | Vinmec
-
16 Loại Thực Phẩm Chứa Prebiotic Tốt Cho Sức Khỏe - Hello Bacsi
-
Chất Xơ Inulin, Fos, Gos: Có Lợi Gì Cho Sức Khỏe Con Người
-
Lợi ích Của Prebiotic Và Probiotic đối Với Sức Khỏe Con Người