Protein đậu Nành - ITS Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Mô tả
Protein đậu nành
Nguồn gốc: Trung Quốc
Protein đậu nành là sản phẩm được phân tách từ hạt đậu nành đã khử chất béo, ngâm rửa trong cồn hoặc nước để loại bỏ đường và chất xơ. Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận và đa dạng hóa công thức chế biến từ các dạng chế phẩm protein đậu nành.
Phân loại các chế phẩm từ đậu nành
1. Isolated soy protein (hàm lượng protein>90%)
ISP là một dạng đạm đậu nành được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thực phẩm. Sau khi loại bỏ hầu hết các thành phần non-protein như chất béo, chất xơ và cacbohydrate, ISP được tinh chế với hàm lượng protein cao nhất trong các loại chế phẩm từ đậu nành và hàm lượng tối thiểu là 90%.
Đặc điểm: dạng bột, màu vàng nhạt, vị trung tính.
2. Textured Soy Protein TSP hoặc Soya chunks (hàm lượng protein>50%)
TSP là một dạng khác của protein đậu nành được tạo nên từ hỗn hợp bột đậu nành và đậu nành cô đặc. Sau đó trải qua quá trình loại nước, tách dầu, ép đùn làm thay đổi cấu trúc của protein tạo nên chất nền dạng sợi, cấu trúc khô, xốp khi loại nước và dai mềm sau khi ngâm nước. Một số hình dạng cơ bản của TSP như dạng vảy, dạng miếng, dạng hạt, vvv. Do đó TSP/TVP được ứng dụng là thành phần chính trong những sản phẩm chay thay thê thịt.
TVP (texture vegan protein) là tên gọi khác của dòng sản phẩm thịt chay mà thay vào đó đậu nành có thể từ nguồn đạm thực vật khác như các loại đậu, yến mạch, lúa mì, v.v. có tên gọi phổ biến là protein thực vật kết cấu.
Đặc điểm: cấu trúc giòn xốp, màu sắc đa dạng tùy vào sự phối trộn nguyên liệu hay màu.
3. Soy Protein Concentrate (SPC) (hàm lượng protein>65%)
Cả đạm đậu nành (ISP) và đạm đậu nành cô đặc (SPC) đều chứa hàm lượng protein rất cao. Tuy nhiên điểm khác biệt là đạm đậu nành cô đặc chỉ loại bỏ chất béo và các thành phần tan trong nước, giữ lại cacbohydrate và chất xơ. Vì vậy, hàm lượng protein trong SPC sẽ thấp hơn ISP và chứa ít nhất 65% protein.
Đặc điểm: dạng bột, màu vàng nhạt, mùi vị đậu nành tự nhiên.
Lợi ích khi bổ sung chế phẩm protein đậu nành vào thực phẩm chế biến là gì?
- Liên kết dầu nước tốt, tạo độ keo, độ dính tốt, tăng cường cấu trúc sản phẩm như độ đặc, hình thức, kết cấu và mùi vị sản phẩm.
- Giá thành rẻ, hàm lượng protein cao nên được sử dụng nhiều trong các sản phẩm thịt chế biến như xúc xích, thịt viên, đồ hộp, vvv.
- Hiệu quả kinh tế cao, giảm đáng kể các chi phí sản xuất và tiêu chuẩn hóa với mức độ ổn định không đổi.
- Cung cấp protein, và 8 loại acid amin thiết yếu mà cơ thể con người không thể tự sản sinh, thích hợp cho người cần tăng cơ bắp.
- Ít calo, dễ tiêu hóa giúp ít cho người có nhu cầu giảm cân.
Xem thêm các sản phẩm khác tại đây.
ITS Vietnam
Từ khóa » đặc điểm Chính Của Protein đậu Nành
-
Hiểu đúng Về Protein đậu Nành - Báo Người Lao động
-
đặc điểm, Tính Chất ứng Dụng Của Protein đậu đỗ - Tài Liệu Text
-
Protein đậu Nành - SlideShare
-
Protein đậu Nành: Tốt Hay Xấu? - Vinmec
-
Protein đậu Nành Và Sức Khỏe - Tuổi Trẻ Online
-
Protein đậu Nành Là Tốt Hay Xấu Cho Cơ Thể Của Bạn?
-
Protein đậu Nành: 7 Lợi ích Sức Khỏe Và Những Lưu ý Khi Dùng
-
Những điều Cần Biết Về Thành Phần Dinh Dưỡng Của đậu Nành
-
Protein đậu Nành Và Giá Trị Dinh Dưỡng | Xemtailieu
-
Protein đậu Nành - Wikipedia Updit.
-
Protein Có Trong đậu Nành Tốt Hay Xấu Cho Cơ Thể? - PLO
-
Protein đậu Nành Và Gía Trị Sinh Học
-
Đậu Tương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giá Trị Dinh Dưỡng đậu Nành - Vinasoy